Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 7 cánh diều Ôn tập giữa kì 2 (Đề 2)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 7 cánh diều (bản word)

TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 7 CÁNH DIỀU GIỮA KÌ 2 

ĐỀ SỐ 02:

Câu 1: Yếu tố nào không có trong văn bản nghị luận ?

A. Luận điểm       

B. Lí lẽ

C. Các kiểu lập luận       

D. Cốt truyện

Câu 2: Dòng nào không phải là công dụng của dấu chấm lửng ?

A. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết.

B. Dùng để đánh dấu kết thúc câu tường thuật.

C. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.

D. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.

Câu 3: Đâu không phải là đặc điểm thơ ca của Ta-go?

A. Tinh thần dân tộc và dân chủ sâu sắc

B. Tinh thần nhân văn cao cả và chất trữ tình triết lí nồng đượm

C. Hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng

D. Tư duy giàu hình ảnh của người dân tộc miền núi

Câu 4: Nội dung chính trong bài thơ Những cánh buồm nói về tình yêu biển của những ai?

A. Hai ông cháu

B. Hai cha con

C. Hai mẹ con

D. Hai bà cháu

Câu 5: Hình ảnh trong thơ có nguồn gốc từ đâu?

A. Từ đời sống (con người, thiên nhiên,...) nhưng luôn mang dấu ấn của sự hư cấu, tưởng tượng, in đậm tình cảm, cảm xúc chủ quan của nhà thơ. 

B. Từ đời sống (con người, thiên nhiên,...) giữ nguyên được những nét đặc trưng của nó.

C. Là sự sáng tạo những yếu tố không có thật của nhà thơ

D. Bắt nguồn từ đời sống, tình cảm của nhà thơ

Câu 6: Mục đích chủ yếu của truyện ngụ ngôn là gì?

A. Kể chuyện

B. Thể hiện cảm xúc

C. Gửi gắm ý tưởng, bài học

D. Truyền đạt kinh nghiệm

Câu 7: Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng phê phán đối tượng nào?

A. Những kẻ dốt nát mà huênh hoang

B. Những kẻ lười biếng

C. Những kẻ tham lam

D. Những kẻ nhát gan

Câu 8: Thành ngữ, tục ngữ nào có sử dụng biện pháp nói quá?

A. Ăn cây táo rào cây sung

B. Ăn to nói lớn

C. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

D. Ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo

Câu 9: Trường hợp nào sau đây không sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh?

A. Khi muốn tránh cảm giác đau buồn, sợ hãi, gai người, thô tục, thiếu phần lịch sự

B. Khi muốn thể hiện sự tôn trọng với người đang đối thoại với mình

C. Khi muốn thể hiện sự thiếu tôn trọng với người đang đối thoại với mình

D. Khi muốn nhận xét một cách chân thành, tế nhị, lịch sự và có văn hóa để người nghe dễ dàng tiếp thu

Câu 10: Câu tục ngữ Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng nói lên điều gì?

A. Sự vất vả của nghề nuôi lợn, đối nghịch lại với sự nhàn hạ của việc nuôi tằm

B. Sự vất vả của nghề nuôi tằm, đối nghịch lại với sự nhàn hạ của việc nuôi lợn

C. Nuôi tằm và nuôi lợn đều rất vất vả

D. Nuôi tằm và nuôi lợn đều rất nhàn hạ, dễ nuôi

Câu 11: Giải thích nghĩa của thành ngữ sau: Gợi đục khơi trong.

A. Yên ổn chuyện nhà cửa, nơi ở thì mới có thể yên tâm làm việc tốt được

B. Chỉ người già, khi về già tóc bạc, da xuất hiện đốm đồi mồi

C. Cố gắng tìm lấy điều tốt đẹp giữa những thứ đen tối, xấu xa

D. Thờ ơ, bàng quan trước mọi việc đang diễn ra xung quanh

Câu 12: Trong văn bản Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân, cách phản ứng của Tay khi đình công là gì?

A. Bỏ hẳn việc ham gắp thịt

B. Chối từ nhất quyết không xơi

C. Ung dung chén tràn

D. Không có việc gì chỉ ngồi chơi

Câu 13: Nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ Những cánh buồm là gì?

A. Miêu tả tâm lý nhân vật sâu sắc

B. Sử dụng nhuần nhuyễn kho tàng văn học dân gian Việt Nam

C. Sáng tạo tình huống truyện

D. Thể thơ tự do kết hợp với những biện pháp tu từ ẩn dụ, điệp ngữ,… sinh động, hấp dẫn

Câu 14: Câu thơ “Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào” được hiểu như thế nào?

A. Có một không gian riêng của tình mẫu tử mà không ai ngoài mẹ con ta biết được

B. Tình mẫu tử có ở khắp nơi, chứ không riêng một nơi nào

C. Thế giới của tình mẫu tử là thế giới huyền bí mà không ai nhận biết hết biết

D. Tình mẫu tử là một thế giới thiêng liêng, vĩnh hằng, bất diệt, ai cũng biết nhưng chẳng thể biết hết được

Câu 15: Bối cảnh giao tiếp hẹp được hiểu là gì?

A. Bối cảnh lịch sử, xã hội, địa lý, phong tục tập quán, chính trị… ở bên ngoài ngôn ngữ

B. Thời gian, địa điểm cụ thể, tình huống cụ thể

C. Bao gồm tất cả các yếu tố ngôn ngữ cùng có mặt trong văn bản, đi trước hoặc sau một yếu tố ngôn ngữ nào đó

D. Gồm các sự kiến, biến cố, sự việc, hoạt động,… diễn ra trong thực tế và các trạng thái, tâm trạng, tình cảm của con người

Câu 16: ........................................

........................................

........................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 7 Cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay