Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 chân trời Ôn tập bài 1 (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập bài 1 (P2). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP BÀI 1. NHỮNG GƯƠNG MẶT THÂN YÊU (PHẦN 2)

Câu 1:  Từ “líu lo” là từ tượng thanh đúng hay sai?

  • A. Đúng.
  • B. Sai.

Câu 2:  Từ “mũm mĩm” là từ tượng thanh đúng hay sai?

  • A. Đúng.
  • B. Sai.

Câu 3:  Từ “rào rào” là từ tượng hình đúng hay sai?

  • A. Đúng.
  • B. Sai.

Câu 4: Từ nào dưới đây là từ tượng hình?

  • A. Róc rách
  • B. Chíp chíp
  • C. Ha ha
  • D. Ục ịch

Câu 5: Từ nào sau đây là từ tượng thanh?

  • A. Lom khom
  • B. Lênh khênh
  • C. Rì rào
  • D. Lừ đừ

Câu 6: Nhận định nào dưới đây là đúng về văn bản Những chiếc lá thơm tho?

  • A. Văn bản là nỗi nhớ về quê hương, gia đình, về người bà cùng những kỉ niệm tuổi thơ ấm áp bên những chiếc lá kì diệu đã trở thành quá khứ tươi đẹp, chỗ dựa tinh thần cho hiện tại và tương lai của nhân vật “tôi”.
  • B. Văn bản đã nói lên ý nghĩa của những chiếc lá thần thánh của bà.
  • C. Văn bản đã kể lại những trò chơi với chiếc lá được người bà dạy cho thuở còn nhỏ.
  • D. Văn bản đã bộc lộ tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu thiên nhiên làng quê của tác giả.

Câu 7: Tác phẩm nào sau đây cũng viết về người bà?

  • A. Chiếc lá cuối cùng.
  • B. Hương khúc.
  • C. Đợi mẹ.
  • D. Mây và sóng.

Câu 8: Câu văn sau sử dụng biện pháp tu từ nào?

Tôi tin là ông nghe được hương tràm thơm, hương tràm thơm mùi hạnh phúc, hạnh phúc được người bạn đời của mình chăm lo ân cần như thế.

  • A. Nhân hóa.
  • B. Hoán dụ.
  • C. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
  • D. Nói giảm nói tránh.

Câu 9: Theo lời nhân vật “tôi” trong văn bản Những chiếc lá thơm tho, những chiếc lá của bà ngoài việc có thể tạo thành hình những con vật, đồ vật thì còn có tác dụng gì?

  • A. Nấu lên làm nồi nước xông để nhanh hết bệnh.
  • B. Có thể làm thành nhiều món ăn.
  • C. Dùng để nhóm lửa.
  • D. Dùng để may vá.

Câu 10: Bài thơ Chái bếp do ai sáng tác?

  • A. Lý Hữu Lương.
  • B. Xuân Quỳnh.
  • C. Bằng Việt.
  • D. Y Phương.

Câu 11: Bài thơ Chái bếp được viết bằng thể thơ nào?

  • A. Thơ năm chữ.
  • B. Thơ sáu chữ.
  • C. Thơ tự do.
  • D. Thơ bảy chữ.

Câu 12: Nhan đề Chái bếp chỉ cái gì?

  • A. Gian bếp của người Dao.
  • B. Một góc nhỏ trong gian bếp của người Dao để đặt bếp.
  • C. Gian nhỏ lợp một mái tiếp vào đầu hồi nhà, nơi người Dao đặt bếp để sưởi ấm, nấu nướng.
  • D. Một góc mái trên cao trong gian bếp của người Dao.

Câu 13: Bài thơ Chái bếp gồm mấy khổ thơ?

  • A. 5 khổ thơ.
  • B. 4 khổ thơ.
  • C. 6 khổ thơ.
  • D. 7 khổ thơ.

Câu 14: Câu thơ dưới đây có từ tượng thanh nào?

Con nghe thập thình tiếng cối

Mẹ ngồi giã gạo ru con

Lạy trời đừng giông đừng bão

Cho nồi cơm mẹ đầy hơn…

  • A. Giã gạo.
  • B. Lạy trời.
  • C. Đầy hơn.
  • D. Thập thình.

Câu 15: Dòng nào dưới đây chỉ gồm từ tượng thanh?

  • A. Lao xao, ha hả, róc rách, xôn xao, rón rén.
  • B. Xào xạc, xơ xác, ầm ầm, mênh mông, gầy gò.
  • C. Ríu rít, lộp bộp, uyển chuyển, thánh thót, nhấp nhô.
  • D. Loẹt quẹt, lăn tăn, thình thịch, thon thót, mượt mà.

Câu 16: Xác định đoạn thơ sau có sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh nào?

Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh.

  • A. Từ tượng hình: loắt choắt, nghênh nghênh; từ tượng thanh: thoăn thoắt.
  • B. Từ tượng hình: nghênh nghênh; từ tượng thanh: loắt choắt, thoăn thoắt.
  • C. Từ tượng hình: loắt choắt, thoăn thoắt, nghênh nghênh, không có từ tượng thanh.
  • D. Từ tượng hình: nghênh nghênh, thoăn thoắt; từ tượng thanh: loắt choắt.

Câu 17: Từ nào dưới đây là từ tượng thanh mô tả âm thanh của thế giới tự nhiên?

  • A. Bác
  • B. Róc rách.
  • C. Đẹp
  • D. Nắng

Câu 18: Bài thơ Trong lời mẹ hát sử dụng phương thức biểu đạt chính là gì?

  • A. Nghị luận.
  • B. Tự sự.
  • C. Thuyết minh.
  • D. Biểu cảm.

Câu 19: Trong câu thơ “Thời gian chạy qua tóc mẹ/ Một màu trắng đến nôn nao” sử dụng biện pháp tu từ gì?

  • A. Nhân hóa.
  • B. So sánh.
  • C. Ẩn dụ.
  • D. Hoán dụ.

Câu 20: Ở khổ thơ thứ hai trong bài thơ Trong lời mẹ hát, tại sao câu thơ “Con gà cục tác lá chanh” lại được đặt trong dấu ngoặc kép?

  • A. Vì đó có thể là lời người mẹ thường hay nói.
  • B. Vì đó là hình ảnh tác giả nhìn thấy khi viết bài thơ.
  • C. Vì đó là tên một bài ca dao.
  • D. Không giải thích được vì sao.

Câu 21: Biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ 5 và 6 trong bài thơ Trong lời mẹ hát là?

  • A. Điệp cú pháp.
  • B. So sánh.
  • C. Nói quá.
  • D. Nói giảm nói tránh.

Câu 22: Điệp từ “đâu” trong khổ thơ thứ 2 của bài thơ Nhớ đồng tạo nên giọng điệu gì?

  • A. Du dương, bay bổng.
  • B. Tươi vui, hồn nhiên, trong sáng.
  • C. Tha thiết, diễn tả niềm thương nhớ trào dâng của tác giả.
  • D. Buồn bã, tuyệt vọng.

Câu 23: Bài thơ Nhớ đồng được chia làm mấy phần?

  • A. 2 phần.
  • B. 3 phần.
  • C. 4 phần.
  • D. 5 phần.

Câu 24: Đoạn 1 bài thơ Nhớ đồng là đoạn nào và có nội dung là gì?

  • A. Từ đầu đến Khoai sắn tình quê rất thiệt thà!: Nỗi nhớ da diết cuộc sống bên ngoài nhà tù.
  • B. Từ đầu đến Một giọng hò đưa hố não nùng: Nỗi nhớ da diết cuộc sống bên ngoài nhà tù.
  • C. Từ đầu đến Ôi mẹ già xa đơn chiếc ơi!: Nỗi nhớ da diết cuộc sống bên ngoài nhà tù.
  • D. Từ đầu đến Không đổi, nhưng mà trôi cứ trôi…: Nỗi nhớ da diết cuộc sống bên ngoài nhà tù.

Câu 25: Đoạn 2 bài thơ Nhớ đồng là đoạn nào và có nội dung gì?

  • A. Từ Đâu những hồn thân tự thuở xưa đến Trên chín tầng cao bát ngát trời: Nỗi nhớ chính mình những ngày chưa bị giam cầm.
  • B. Từ Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh đến Trên chín tầng cao bát ngát trời: Nỗi nhớ chính mình những ngày chưa bị giam cầm.
  • C. Từ Đâu những ngày xưa, tôi nhớ tôi đến Trên chín tầng cao bát ngát trời: Nỗi nhớ chính mình những ngày chưa bị giam cầm.
  • D. Từ Gì sâu bằng những trưa thương nhớ đến Trên chín tầng cao bát ngát trời: Nỗi nhớ chính mình những ngày chưa bị giam cầm.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay