Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 chân trời Ôn tập bài 2 (P1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập bài 2 (P1). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP BÀI 2. NHỮNG BÍ ẨN CỦA THẾ GIỚI TỰ NHIÊN (PHẦN 1)

Câu 1: Đâu là câu chủ đề trong đoạn văn sau đây:

“Vào kì nghỉ hè, nhiều trẻ em mong ngóng được về quê chơi. Buổi sáng tinh mơ, gà trống gáy vang ò ó o gọi xóm làng thức dậy, lũ chim chích đùa vui trên cành cây, đàn bò chậm rãi ra đồng làm việc. Người nông dân ra bờ sông cất vó, được mẻ tôm, mẻ cá  nào lại đem về chế biến thành những món ăn thanh đạm của thôn quê. Vì vậy, khó mà tưởng tượng được rằng nếu không có động vật thì cuộc sống của con người sẽ ra sao.”

  • A. Vào kì nghỉ hè, nhiều trẻ em mong ngóng được về quê chơi.
  • B. Buổi sáng tinh mơ, gà trống gáy vang ò ó o gọi xóm làng thức dậy, lũ chim chích đùa vui trên cành cây, đàn bò chậm rãi ra đồng làm việc.
  • C. Người nông dân ra bờ sông cất vó, được mẻ tôm, mẻ cá nào lại đem về chế biến thành những món ăn thanh đạm của thôn quê.
  • D. Vì vậy, khó mà tưởng tượng được rằng nếu không có động vật thì cuộc sống của con người sẽ ra sao.

Câu 2: Đâu là câu chủ đề trong đoạn văn sau đây:

 “Thánh Gióng” là một truyện dân gian nổi tiếng, kể về một cậu bé lên ba, không biết nói, biết cười bỗng lớn vụt lên khi nước nhỏ có giặc ngoại xâm. Cậu bé trở thành chàng dũng sĩ, đầu đội nón sốt, mình mặc giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, vung cây roi sắt, xông ra trận, làm giặc khiếp vía kinh hồn. Lúc roi sắt gãy, chàng liền nhổ những bụi tre ven đường làm vũ khí đánh giặc. Giặc tan, chàng cởi giáp sắt, nón sắt, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời. Em rất thích câu chuyện này vì hình ảnh Thánh Gióng nói lên sức mạnh kì diệu của dân tộc ta trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.”

  • A. Thánh Gióng” là một truyện dân gian nổi tiếng, kể về một cậu bé lên ba, không biết nói, biết cười bỗng lớn vụt lên khi nước nhỏ có giặc ngoại xâm.
  • B. Cậu bé trở thành chàng dũng sĩ, đầu đội nón sốt, mình mặc giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, vung cây roi sắt, xông ra trận, làm giặc khiếp vía kinh hồn.
  • C. Lúc roi sắt gãy, chàng liền nhổ những bụi tre ven đường làm vũ khí đánh giặc.
  • D. Giặc tan, chàng cởi giáp sắt, nón sắt, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.

Câu 3: Xác định cấu trúc của đoạn văn sau:

Cũng như các dân tộc trên toàn cầu, lửa trở thành yếu tố không thể thiếu trong đời sống - xã hội các dân tộc Tây Nguyên. Theo quan niệm truyền thống, Yang Apui (thần Lửa) thường ngự trị trong bếp lửa gia đình - ngài là vị thần hiện thân cho sự may mắn, cho sự sinh sôi nảy nở, cho sự phát triển. Đặc biệt hơn, thần Lửa trong những ngôi nhà dài trở thành sợi dây liên kết cuộc đối thoại vĩnh hằng của con người qua nhiều thế hệ, là sức mạnh thiêng liêng cho sự khởi nguồn của mọi câu chuyện đời thường, của tình yêu đôi lửa, của hôn nhân gia đình, của ước mơ khát vọng, của buồn vui hờn dỗi. Thần Lửa như một nhân chứng quan trọng chứng kiến sự hiện diện của con người từ khi lọt lòng mẹ trong nghi lễ thổi tai cho đến lễ thành đinh, lễ trưởng thành, cưới hỏi, kết nghĩa, ... và đến thời khắc con người từ giã trung giới về với thể giới thần linh.

(Tuyết Nhung Buôn Krông, Bếp lửa - Linh hồn của nhà đài Tây Nguyên, https://heritagevietnamairlines.com/bep-lua-linh-hon-cua-nha-dai-tay-nguyen/)

  • A.   Diễn dịch.
  • B.   Quy nạp.
  • C.   Tổng phân hợp
  • D.   Song song.

Câu 4: Xác định cấu trúc của đoạn văn sau:

Theo kết quả của nhiều cuộc khảo sát lớn, người Phần Lan rất thích tham gia những hoạt động giải trí liên quan đến thiên nhiên. 58% người Phần Lan hay đi hải dâu, 35% trượt tuyết xuyên quốc gia, thường là trong bóng đêm của vùng cực, dưới ánh sáng của những công viên thành phố rộng lớn. 70% thường xuyên đi bộ leo núi, trong khi trung bình chỉ có 30% người châu Âu và người Mỹ tham gia hoạt động này. 50% người Phần Lan đạp xe đạp, 20% chạy bộ, 30% dắt chó đi dạo. Và một hoạt động nữa mà tôi đặc biệt yêu thích: 5% dân số nước này, tức khoảng 250.000 người, tham gia trượt tuyết đường đài. Tổng cộng lại, có hơn 95% người Phần Lan thường xuyên chơi đua ngoài trời.

(Theo Florence Williams, Tinh thần sống xanh, Phạm Mây Mây (dịch), NXB Văn hóa - Văn nghệ, 2019, tr. 162, 163)

  • A.   Diễn dịch.
  • B.   Quy nạp.
  • C.   Tổng phân hợp.
  • D.   Song song.

 

Câu 5: Xác định cấu trúc của đoạn văn sau:

Trong những năm gần đây, lượng rác thải nhựa tại Việt Nam gia tăng nhanh chóng. Nếu như năm 2014, con số này là khoang 1,8 triệu tấn/ năm, thì đến năm 2016 tăng lên khoảng 2,0 triệu tấn/ năm và hiện nay khoảng 3,27 triệu tấn/ năm. Khối lượng rác thải nhựa đổ ra biển mỗi năm khoảng 0,28 - 0,73 triệu tấn/ năm (chiếm gần 6% tổng lượng rác thải nhựa xả ra biển của thế giới). Ở Việt Nam, bình quân mỗi hộ gia đình sử dụng khoảng 1kg túi nilon/ tháng. Riêng hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, trung bình mỗi ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn rác thải nhựa và tủi nilon. Tất cả những số liệu trên cho thấy Việt Nam đang đối mặt với nhiều nguy cơ từ rác thải nhựa.

(Theo Mạnh Hùng, Rác thải nhựa ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/bao-ve-moi-truong/-/2018/826009/rac-thai-nhua-o-viet-nam-thuc-trang-va-giai-phap.aspx)

  • A.   Diễn dịch.
  • B.   Quy nạp.
  • C.   Tổng phân hợp.
  • D.   Song song.

Câu 6: Thơ bảy chữ là thể thơ gì?        

  • A. Là thể thơ mà các câu thơ có độ dài ngắn khác nhau, được chia thành nhiều khổ nhỏ, mỗi khổ gồm 4 dòng thơ.
  • B. Là thể thơ mà mỗi đoạn có 4 câu, hai câu đầu có 7 chữ, câu thứ ba có 6 chữ, câu thứ 4 có tám chữ .
  • C. Là thể thơ gồm một câu sáu chữ và một câu tám chữ nối liền nhau.
  • D. Là thể thơ mà mỗi dòng thơ gồm 7 chữ.

Câu 7: Nhận định nào sau đây là chính xác khi nói về nội dung bài thơ Mưa xuân lí?

  • A. Bài thơ miêu tả đặc điểm mưa xuân.
  • B. Bài thơ miêu tả khung cảnh cảnh vật sinh sôi nảy nở trong mùa xuân.
  • C. Bài thơ miêu tả cảnh sinh hoạt của con người trong mùa xuân.
  • D. Bài thơ miêu tả khung cảnh cảnh vật trong khoảnh khắc giao mùa từ xuân sang hè.

Câu 8: Khổ thơ sau gieo vần gì và đó là loại vần nào?

Núi nên gọn nét đá tươi màu

Xe lửa về Nam chạy chạy mau

Một toán cò bay là mặt ruộng

Thành hàng chữ nhất trắng phau phau.

  • A. Vần “au” - vần lưng.
  • B. Vần “ay” - vần lưng.
  • C. Vần “au” - vần chân.
  • D. Vần “ay” - vần chân.

Câu 9: Chùm thơ về mưa xuân của Nguyễn Bính có mấy bài thơ ?

  • A. 2 bài.
  • B. 3 bài.
  • C. 4 bài.
  • D. 5 bài.

Câu 10: Văn bản Những điều bí ẩn trong tập tính di cư của các loài chim gồm mấy đề mục?

  • A. 4 đề mục.
  • B. 3 đề mục.
  • C. 6 đề mục.
  • D. 2 đề mục.

Câu 11: Trong văn bản Những điều bí ẩn trong tập tính di cư của các loài chim, loài chim Ancient murrelet bay khoảng bao nhiêu km mỗi năm?

  • A. 5000 km.
  • B. 8000 km.
  • C. 2000 km.
  • D. 10000 km.

Câu 12: Trong văn bản Những điều bí ẩn trong tập tính di cư của các loài chim, loài chim Ancient murrelet sinh sản ở đâu?

  • A. Miền Đông Canada.
  • B. Miền Bắc Canada.
  • C. Miền Tây Canada.
  • D. Miền Nam Canada.

Câu 13: Trong văn bản Những điều bí ẩn trong tập tính di cư của các loài chim, sự di cư của chim được suy đoán bắt nguồn từ bao giờ?

  • A. Thời kì băng hà 10000 năm trước Công nguyên.
  • B. Thời kì băng hà 460 – 430 năm trước Công nguyên.
  • C. Thời kì băng hà 3 triệu năm trước Công nguyên.
  • D. Thời kì băng hà 40 triệu năm trước Công nguyên.

Câu 14: Văn bản Bạn đã biết gì về sóng thần? thuộc loại văn bản gì?

  • A. Văn bản nghị luận.
  • B. Văn bản thuyết minh.
  • C. Văn bản tự sự.
  • D. Văn bản hành chính.

Câu 15: Trong văn bản Bạn đã biết gì về sóng thần?, chu kì của sóng thần là bao lâu?

  • A. Vài phút.
  • B. Hàng giờ.
  • C. Vài ngày.
  • D. Vài phút đến hàng giờ.

Câu 16: Trong văn bản Bạn đã biết gì về sóng thần?, nhận định nào sau đây là không chính xác về sóng thần?

  • A. Sóng thần là sự di chuyển của toàn bộ khối nước.
  • B. Sóng thần là chuỗi sóng biển chu kì dài, lan truyền với vận tốc lớn.
  • C. Sóng thần là những ngọn sóng ầm ầm, cuồn cuộn tiến vào đất liền.
  • D. Sóng thần là một thiên tai mà con người rất khó dự báo trước.

Câu 17: Trong văn bản Bạn đã biết gì về sóng thần?, bước 1 trong cơ chế hình thành sóng thần là gì?

  • A. Sự thay đổi của một mảng kiến tạo gây ra một trận động đất và làm dịch chuyển nước biển.
  • B. Những con sóng nhỏ được tạo ra ngoài khơi xa với tốc độ nhanh.
  • C. Những con sóng ngầm được tạo ra ngoài khơi xa tạo nên âm thanh khổng lồ.
  • D. Xảy ra một vụ nổ dưới đáy biển.

Câu 18: Sắp xếp các câu văn sau để được một đoạn văn mạch lạc, logic.

(1) Thỉnh thoảng một vài tên gọi còn nhắc lại, một vài đống đất còn ghi dấu, thế thôi.

(2) Không còn gì của Hà Nội ngoài năm sáu mươi năm trở về trước.

(3) Chúng ta không biết được mấy về dĩ vãng, về cảnh phố xá kinh kì hồi cụ Lãn Ông, một túi thơ, một bồ thuốc, đi từ Bát Tràng đến Hồ Tây để chữa cho hoàng tử.

(4) Thăng Long của vua Lê, của chúa Trịnh không còn dấu vết nào: đâu còn những cung điện ngày xưa, những phụ đế của các bậc công hầu khanh tướng?

  • A. (1) – (2) – (3) – (4).
  • B. (1) – (3) – (2) – (4).
  • C. (2) – (4) – (1) – (3).
  • D. (2) – (3) – (1) – (4).

Đoạn đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi 19 và 20:

          Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, Hồ Chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được. Suy cho cùng, chân lí, những chân lí lớn của nhân dân ta cũng như của thời đại là giản dị: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi”,… Những chân lí giản dị mà sâu sắc đó thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng, cách mạng.

Câu 19: Đoạn văn trên viết theo kiểu nào?

  • A. Diễn dịch.
  • B. Quy nạp.
  • C. Phối hợp.
  • D. Song hành.

Câu 20: Nội dung của đoạn văn trên là gì?

  • A. Sự giản dị của Bác Hồ trong đời sống.
  • B. Sự giản dị của Bác Hồ trong quan hệ với mọi người.
  • C. Sự giản dị của Bác Hồ trong lời nói và bài viết.
  • D. Sự giản dị của Bác Hồ trong công việc.

Câu 21: Câu nào sau đây phù hợp nhất để làm câu chủ đề cho đoạn văn dưới?

“Tắt đèn” là một trong những thành tựu xuất sắc của tiểu thuyết Việt Nam trước Cách mạng. Kết cấu tác phẩm chặt chẽ, rất liền mạch, giàu kịch tính. Đặc biệt, với số trang ít ỏi, “Tắt đèn” đã dựng lên nhiều tính cách điển hình khá hoàn chỉnh trong một số hoàn cành điển hình. Khi vừa ra đời, tác phẩm đã được dư luận tiến bộ nhiệt liệt hoan nghênh.

  • A. Tác phẩm “Tắt đèn” do nhà văn Ngô Tất Tố sáng tác.
  • B. Tác phẩm “Tắt đèn” là một trong những tiểu thuyết xuất sắc của Việt Nam trước Cách mạng.
  • C. Tác phẩm “Tắt đèn” là một tác phẩm văn học hiện thực phê phán.
  • D. Tác phẩm “Tắt đèn” xây dựng nhân vật chính là chị Dậu.

Câu 22: Theo văn bản Sao băng là gì và những điều bạn cần biết về sao băng?, mưa sao băng Perseids thường xuất hiện vào lúc nào?

  • A. 2/10 – 7/11 hàng năm.
  • B. 17/7 – 24/8 hàng năm.
  • C. 19/4 – 28/5 hàng năm.
  • D. 7 – 17/12 hàng năm.

Câu 23: Theo văn bản Sao băng là gì và những điều bạn cần biết về sao băng?, trong khoảng cực điểm của mưa sao băng, chúng ta có thể quan sát được bao nhiêu sao băng?

  • A. 200 hoặc hơn.
  • B. 10 đến 100 hoặc hơn.
  • C. 100 đến 200.
  • D. 500 hoặc hơn.

Câu 24: Văn bản Sao băng là gì và những điều bạn cần biết về sao băng? thuộc loại văn bản gì?

  • A. Văn bản nghị luận.
  • B. Văn bản thuyết minh.
  • C. Văn bản tự sự.
  • D. Văn bản hành chính.

Câu 25: Theo văn bản Sao băng là gì và những điều bạn cần biết về sao băng?, tại sao chúng ta nhìn thấy sao băng?

  • A. Bản thân các thiên thạch phát sáng.
  • B. Các vì sao xung quanh chiếu sáng vào các thiên thạch.
  • C. Ánh trăng chiếu sáng vào các thiên thạch.
  • D. Các thiên thạch bị đốt cháy do lực ma sát với không khí.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay