Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 chân trời Ôn tập bài 3 (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập bài 3 (P2). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP BÀI 3. SỰ SỐNG THIÊNG LIÊNG (PHẦN 2)

Câu 1: Từ nào trong các câu dưới đây có sử dụng từ Hán Việt?

Xã tắc hai phen chồn ngựa đá

Non sông nghìn thuở vững âu vàng

  • A. Xã tắc
  • B. Ngựa đá
  • C. Âu vàng
  • D. Nghìn thuở

 

Câu 2: Từ nào dưới đây có yếu tố “gia” cùng nghĩa với từ “gia” trong gia đình?

  • A. Gia vị
  • B. Gia tăng
  • C. Gia sản
  • D. Tham gia

          

Câu 3: Chữ "bảo" trong từ nào có nghĩa là giữ gìn

  • A. Bảo bối
  • B. Bảo an
  • C. Quốc bảo
  • C. Chỉ bảo

Câu 4: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: "Trời thu .... mấy tầng cao"

  • A. Xanh thắm
  • B. Xanh rì
  • C. Xanh ngắt
  • D. Xanh mướt

 

Câu 5: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: "Một vùng cỏ mọc ...."

  • A. Xanh ngọc
  • B. Xanh rì
  • C. Xanh thắm
  • D. Xanh biếc

Câu 6: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong những câu thơ sau?

Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.

Côn Sơn có đá rêu phơi,

Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.

  • A. So sánh.
  • B. Nhân hóa.
  • C. Hoán dụ.
  • D. Nói quá.

Câu 7: Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong 2 câu thơ đầu đoạn trích Bài ca Côn Sơn là gì?

  • A. Âm thanh tiếng suối trở nên cụ thể, rõ ràng.
  • B. Âm thanh tiếng suối gần gũi, bình dị như người bạn thân thiết của nhân vật trữ tình.
  • C. Âm thanh tiếng suối như tiếng chim hót, khiến khu rừng trở nên náo nhiệt, rộn rã.
  • D. Tiếng suối trong rừng như một âm thanh của nghệ thuật và nhà thơ say sưa, đắm chìm trong nó.

Câu 8: Xác định nhịp thơ trong 4 câu sau của đoạn trích Bài ca Côn Sơn?

Tôi tin là ông nghe được hương tràm thơm, hương tràm thơm mùi hạnh phúc, hạnh phúc được người bạn đời của mình chăm lo ân cần như thế.

  • A. 2/2/2, 4/4.
  • B. 2/2/2, 2/4/2.
  • C. 2/4, 4/4.
  • D. 2/4, 2/4/2.

Câu 9: Nhân vật “ta” trong đoạn trích Bài ca Côn Sơn có thể là ai?

  • A. Tác giả.
  • B. Người dân ở Côn Sơn.
  • C. Không rõ là ai.
  • D. Người vợ của Nguyễn Trãi.

Câu 10: Văn bản Lối sống đơn giản – xu thế của thế kỉ XXI được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?

  • A. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
  • B. Phong cách ngôn ngữ chính luận.
  • C. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
  • D. Phong cách ngôn ngữ khoa học.

Câu 11: Đối tượng bàn luận của văn bản Lối sống đơn giản – xu thế của thế kỉ XXI là gì?

  • A. Lối sống đơn giản.
  • B. Xu hướng sống.
  • C. Những phong cách sống của thế kỉ XXI.
  • D. Lối sống nhàn nhã.

Câu 12: Văn bản Lối sống đơn giản – xu thế của thế kỉ XXI thuộc loại văn bản nào?

  • A. Văn bản hành chính.
  • B. Văn bản thuyết minh.
  • C. Văn bản nghị luận.
  • D. Văn bản nghệ thuật.

Câu 13: Theo văn bản Lối sống đơn giản – xu thế của thế kỉ XXI, tác giả đã nêu ra những nhân vật nào làm minh chứng cho lối sống đơn giản?

  • A. Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • B. Bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương.
  • C. Đại thi hào Nguyễn Du.
  • D. Nhà thơ Xuân Diệu.

Câu 14: Từ Hán Việt nào dưới đây có nghĩa là “yên ổn, không có chiến tranh”?

  • A. Yên ổn.
  • B. Hòa bình.
  • C. Ôn hòa.
  • D. Ôn nhu.

Câu 15: Tác dụng của từ Hán Việt trong đoạn thơ sau là gì?

Bước tới đèo Ngang bóng xế tà,

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

Lom khom dưới núi tiều vài chú,

Lác đác bên sông chợ mấy nhà.

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.

Dừng chân đứng lại: trời, non, nước,

Một mảnh tình riêng ta với ta.

  • A. Tạo vần nhịp nhàng cho bài thơ.
  • B. Thể hiện nỗi nhớ quê hương, đất nước của Bà Huyện Thanh Quan.
  • C. Bộc lộ tâm trạng vui tươi, phấn khởi của tác giả.
  • D. Câu thơ thêm sinh động, gợi hình.

Câu 16: Dòng nào dưới đây chỉ bao gồm những từ Hán Việt đẳng lập?

  • A. Sinh tử, quốc gia, hữu ích, gia hương, song hành, độc lập.
  • B. Xã hội, y phục, thi nhân, cường quốc, xâm phạm, hòa bình.
  • C. Phụ mẫu, huynh đệ, giang sơn, sơn hà, công kích, thiên địa.
  • D. Hạnh phúc, an bình, thiên tử, hoàng tử, hoàng thượng, vườn tược.

 

Câu 17: Từ Hán Việt nào dưới đây không phải từ ghép chính phụ?

  • A. Sinh tử.
  • B. Ái quốc.
  • C. Thủ môn.
  • D. Đạo lí.

 

Câu 18: Theo văn bản Bức thư của thủ lĩnh da đỏ, khái niệm “người da đỏ” là chỉ ai?

  • A. Cư dân sống trên lục địa châu Âu thuộc chủng tộc Ăng-lô xắc-xông.
  • B. Các dân tộc bản địa đã sống ở châu Mỹ trước khi người châu Âu tìm ra châu lục này, thuộc chủng tộc Anh-điêng.
  • C.  Cư dân sống trên lục địa châu Á thuộc chủng tộc Nê-grô-ít.
  • D. Cư dân sống trên lục địa châu Úc thuộc chủng tộc Ôx-tra-lô-ít.

Câu 19: Theo văn bản Bức thư của thủ lĩnh da đỏ, tác giả bức thư đã tự gọi mình là gì?

  • A. Kẻ hoang dã.
  • B. Người văn minh.
  • C. Thủ lĩnh người da đỏ.
  • D. Người trung thành với lợi ích của người da đỏ.

Câu 20: Theo văn bản Bức thư của thủ lĩnh da đỏ, hình ảnh “ngựa sắt nhả khói” dùng để chỉ cái gì?

  • A. Máy hơi nước.
  • B. Những con ngựa chạy không biết mệt.
  • C. Con ngựa của Thánh Gióng cưỡi ra trận tiêu diệt giặc Ân.
  • D. Tàu hỏa.

Câu 21: Theo văn bản Bức thư của thủ lĩnh da đỏ, bức thư của thủ lĩnh da đỏ được xem là gì?

  • A. Một trong những văn bản hay nhất về mối quan hệ giữa thiên nhiên, sinh thái và con người.
  • B. Một trong những bức thư hay nhất trên thế giới.
  • C. Một trong những bức thư hay nhất gửi cho tổng thống Mĩ.
  • D. Một trong những bức thư có giá trị biểu cảm cao.

Câu 22: Văn bản Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu do ai viết?

  • A. Vũ Nho.
  • B. Chu Văn Sơn.
  • C. Hoài Thanh.
  • D. Trần Đình Sử.

Câu 23: Mở đầu bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh là hình ảnh gì?

  • A. Bầu trời cao, trong xanh.
  • B. Hoa cúc vàng rực rỡ.
  • C. Hương ổi thơm náo nức.
  • D. Làn gió se lạnh.

Câu 24: Từ nào sau đây miêu tả trạng thái của hương ổi trong bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh?

  • A. Phả.
  • B. Hương.
  • C. Chùng chình.
  • D. Thoảng.

Câu 25: Không gian ở khổ thơ thứ hai bài thơ Sang thu có đặc điểm gì?

  • A. Không gian thu hẹp lại.
  • B. Không gian rộng lớn hơn, nhiều tầng bậc hơn.
  • C. Không gian mở rộng theo chiều cao.
  • D. Không gian mở rộng theo chiều sâu.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay