Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 chân trời Ôn tập cuối kì 1 (Đề 3)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 8 chân trời sáng tạo

TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO CUỐI KÌ 1

ĐỀ SỐ 3:

Câu 1. Các từ in đậm trong những câu sau, từ nào là trợ từ?

A. Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi…

B. Hỡi ơi lão Hạc!

C. Nó vợ con chưa có

D. Tôi chỉ ốm có một trận đấy thôi

Câu 2. Đâu là phong cách nghệ thuật của Lưu Quang Vũ?

A. Quan tâm đến quan niệm sống và nhân cách con người

B. Nhẹ nhàng, sâu lắng

C. Gắn bó và phản ánh sâu sắc cách mạng

D. Quan tâm và đi sâu vào đời sống người lao động

Câu 3. Tìm hàm ý trong đoạn hội thoại dưới đây:

Tôi lên tiếng mở đường cho nó:

- Cháu phải gọi “Ba chắt nước giùm con” phải nói như vậy.

Nó như không để ý đến câu nói của tôi, nó lại kêu lên:

- Cơm sôi rồi, nhão bây giờ

A. Thông báo về việc cơm đang sôi

B. Thông báo về việc cơm sôi và sẽ nhão

C. Muốn nhờ người chắt giúp nước cơm

D. Tất cả đáp án trên

Câu 4. Đâu là nghệ thuật nổi bật nhất trong văn bản Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục?

A. Khắc họa tính cách nhân vật

B. Tạo dựng mâu thuẫn

C. Nghệ thuật tăng cấp

D. A và C đúng

Câu 5: Đâu là đáp án chứa thán từ gọi đáp?

A. a, ái, ơ, ô hay, than ôi

B. này, ơi, vâng, dạ, ừ

C. đích, chính, những, có

D. a, ái, ơ, đích, chính

Câu 6: Hãy nhận xét về cách lập luận trong văn bản Tiếng cười có lợi ích gì.

A. Lập luận chặt chẽ, bố cục rõ ràng, đi vào được nhiều khía cạnh và các bằng chứng có tính khoa học hoặc từ ý kiến của các chuyên gia.

B. Lập luận chặt chẽ, bố cục rõ ràng nhưng vấn đề quá dàn trải, tác giả chỉ nên tập trung vào ý yếu tố làm nên niềm vui.

C. Lập luận thiếu chặt chẽ, bố cục không rõ ràng, có quá nhiều lí lẽ và ý kiến nhưng lại thiếu bằng chứng.

Câu 7: Nghĩa tường minh của câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là gì?

A. Khi ăn quả, ta phải nhớ đến người trồng cây.

B. Khi ăn quả thì phải nhớ kẻ một đường thẳng để trồng cây.

C. Ăn quả xong nhớ đem hột đi trồng cây.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 8: Nghĩa hàm ẩn được sử dụng trong đời sống và trong tác phẩm văn học để:

A. Diễn tả những nội dung tế nhị

B. Tăng hiệu quả giao tiếp

C. Giúp văn bản hoặc lời nói trở nên huyền bí

D. Cả A và B.

Câu 9: Xác định nghĩa hàm ẩn trong câu: “Thằng cha lang băm nào cho anh đơn mua cái kính này thế?” (Nê-xin).

A. Hỏi nhân vật “tôi” về người làm cái đơn mua kính đó.

B. Có ý chửi người cho nhân vật “tôi” cái đơn mua kính

C. Ý nói nhân vật “tôi” ngu si, không biết gì

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 10: Trong truyện “May không đi giày”, khi vấp phải hòn đá, ông hà tiện bị làm sao?

A. Ngón chân chảy máu ròng ròng

B. Đầu vỡ toác, suýt chết

C. Cả A và B.

D. Không bị làm sao.

Câu 11: Nhan đề “Vắt cổ chày ra nước”“May không đi giày” có thể hiện được nội dung của mỗi truyện hay không?

A. Có, vì hai nhan đề này đã chỉ ra được chi tiết trọng tâm gây cười trong truyện.

B. Có, vì đây là nguyên lí đặt nhan đề trong truyện cười.

C. Không, vì nhan đề quá ngắn để thể hiện nội dung của truyện.

D. Không, vì nhan đề không có chức năng thể hiện nội dung.

Câu 12: Trong truyện “Con rắn vuông”, người chồng lúc đầu nói khoác là mình đi đâu?

A. Đi về nhà mẹ đẻ

B. Đi vào rừng

C. Đi bắt rắn

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 13: Trong truyện “Con rắn vuông”, người vợ trêu chồng như thế nào?

A. Người vợ đòi chồng đưa đi xem con rắn đó.

B. Người vợ nói rằng chồng mình ngu ngốc.

C. Người vợ phủ nhận những gì mà anh chồng nói.

D. Cả A và C.

Câu 14: Thể loại của văn bản Loại vi trùng quý hiếm là gì?

A. Hài kịch

B. Truyện cười

C. Truyện ngụ ngôn

D. Truyện nhạt nhẽo

Câu 15: Trong bài Loại vi trùng quý hiếm, đối với con vi trùng mới mà giáo sư có được, giáo sư có thái độ như thế nào với nó?

A. Ghét bỏ, muốn tìm cách thủ tiêu ngay để tránh lây bệnh cho mọi người

B. Nâng niu, thích thú

C. Quan tâm, thương cảm cho số phận nhỏ bẻ

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 16: ........................................

........................................

........................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay