Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 chân trời Ôn tập cuối kì 1 (Đề 5)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 5). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 8 chân trời sáng tạo

TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO CUỐI KÌ 1

ĐỀ SỐ 5:

Câu 1. Tiếng cười trong hai truyện Khoe của, Con rắn vuông khác nhau ở điểm nào?

A. Truyện “Khoe của” là sự khoe khoang còn ở truyện “Con rắn vuông” là sự trêu chọc của vợ và sự khoác lác của chồng

B. Truyện “Khoe của” là sự khoe khoang còn truyện “Con rắn vuông” là việc đả kích thói hư tật xấu của chồng

C. Truyện “Khoe của” tạo tiếng cười thông qua những hành vi bất hợp lí của hai anh chàng và con lợn còn truyện “Con rắn vuông” ở sự hờn dỗi của anh chồng khi bị vợ trêu

D. Tất cả đáp án trên

Câu 2. Cuộc đời của tác giả O-ri-sơn Xơ-goét Ma-đơn đã truyền đi thông điệp nào?

A. Hãy trân trọng từng phút giây được ở bên mẹ và yêu thương mẹ của mình

B. Hãy sống hết mình, cống hiến tuổi trẻ cho Tổ quốc, nhân dân đừng phí hoài tuổi trẻ, thời gian của mình, hãy mở lòng đón nhật tất cả những gì mà cuộc đời mang đến cho mình

C. Khi hiểu rằng thời gian đời người là hữu hạn thì hãy luôn trân trọng những phút giây hạnh phúc trong hiện tại

D. Cứ nỗ lực hết mình đi và đi đúng hướng thì bạn sẽ thành công bất chấp hoàn cảnh, xuất thân hay bất cứ cái gì

Câu 3. Mô-i-e nổi tiếng với thể lại văn học nào?

A. Truyện ngắn

B. Tiểu thuyết

C. Kịch

D. Thơ

Câu 4. Trong những từ ngữ in đậm ở các câu sau, từ nào là thán từ?

A. Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không?

B. Không, ông giáo ạ!

C. Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ

D. Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường.

Câu 5. Đâu không phải sáng tác của A-zit Nê-xin?

A. Những người thích đùa

B. Hoàng tử bé

C. Cầu thủ bóng đá

D. Con cái chúng ta giỏi thật

Câu 6: Theo em, làm thế nào để lan toả nụ cười trong cuộc sống của chúng ta?

A. Tuyên truyền cho mọi người về bài viết này

B. Vui chơi, học tập, làm việc vui vẻ với nhau hoặc đùa vui một cách nhẹ nhàng.

C. Tập thiền để cười.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7: Xác định nghĩa hàm ẩn trong câu: “Cậu phải đi khám bệnh viện nhà nước xem sao!” (Nê-xin).

A. Câụ cần tìm người giỏi hơn

B. Cậu bị bệnh nặng đấy

C. Bệnh viện nhà nước tốn tiền lắm

D. Cả A và B.

Câu 8: Đâu là nghĩa hàm ẩn của câu tục ngữ “Cái nết đánh chết cái đẹp”?

A. Việc làm ra thóc gạo vô cùng vất vả, khó nhọc

B. Có danh tiếng tốt quan trọng hơn có nhiều của cải, tiền bạc

C. Cái đẹp về đạo đức có giá trị cao hơn hẳn cái đẹp bề ngoài

D. Nhẫn nhịn sẽ giúp tránh được những điều không hay

Câu 9: “Nhẫn nhịn sẽ giúp tránh được những điều không hay” là nghĩa hàm ẩn của câu tục ngữ nào?

A. Một hạt thóc vàng chín giọt mồ hôi.

B. Một điều nhịn chín điều lành.

C. Một nghề cho chín hơn chín mười nghề.

D. Tốt danh hơn lành áo

Câu 10: Đỉnh điểm gây cười trong truyện “May không đi giày” thể hiện ở câu nào?

A. Chớ mà đi giày thì rách mất mũi giày rồi còn gì!

B. Anh không rõ, may là vì tôi không đi giày!

C. Ông vấp toạch chân chảy máu ra như thế, mà còn bảo may là thế nào?

D. May cho mình thật!

Câu 11: Nhận xét về cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả dân gian thông qua các truyện cười này?

A. Độc đáo, mới lạ

B. Yêu mến tiếng cười từ việc châm chích người khác

C. Ghét, chê bai những thói hư tật xấu

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 12: Hai anh chàng trong truyện “Khoe của” là hiện thân cho thói hư tật xấu nào?

A. Khiêm tốn

B. Khoe khoang 

C. Lãnh đạm

D. Cả B và C.

Câu 13: Anh chồng trong truyện “Con rắn vuông” là hiện thân cho thói hư tật xấu nào?

A. Mơ mộng viển vông

B. Nói khoác

C. Coi thường người khác

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 14: Trong bài Loại vi trùng quý hiếm, nhân vật ông giáo sư và các cộng sự của ông ta là hiện thân cho hạng người nào?

A. Hạng người chỉ quan tâm tới thú vui, lợi ích của bản thân mà bỏ mặc nhưng điều cần làm khác.

B. Hạng người chỉ thích làm về những việc cao xa trong khi các vấn đề thực tiễn thì không giải quyết.

C. Hạng người nhiệt huyết với khoa học, luôn lỗ lực, luôn chia sẽ thành quả với mọi người.

D. Cả A và B.

Câu 15: Trong bài Loại vi trùng quý hiếm, người kể chuyện có thái độ với nhân vật ông giáo sư và các cộng sự của ông ta như thế nào?

A. Tôn kính, ngưỡng mộ

B. Thù ghét, coi thường

C. Trân trọng, nâng niu

D. Chê bai, mỉa mai

Câu 16: ........................................

........................................

........................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay