Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 kết nối Bài 7 Đọc 1: Đồng chí

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 8 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 7 Đọc 1: Đồng chí. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức

BÀI 7: TIN YÊU VÀ ƯỚC VỌNG

VĂN BẢN 1: ĐỒNG CHÍ

(25 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Tác giả của bài thơ Đồng chí là nhà thơ nào?

  1. Huy Cận.
  2. Phạm Tiến Duật.
  3. Chính Hữu.
  4. Nguyễn Duy.

Câu 2: Bài thơ Đồng chí được viết theo thể thơ nào?

  1. Thơ tự do.
  2. Thơ sáu chữ.
  3. Thơ lục bát.
  4. Thơ tám chữ.

Câu 3: Bài thơ Đồng chí được sáng tác vào năm nào?

  1. 1947.
  2. 1948.
  3. 1949.
  4. 1950.

Câu 4: Bài thơ Đồng chí được sáng tác vào hoàn cảnh nào?

  1. Trước khi tác giả tham gia chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947) đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc.
  2. Trong khi tác giả tham gia chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947) đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc.
  3. Sau khi tác giả tham gia chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947) đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc.
  4. Sau khi Cách mạng tháng Tám 1945 thành công.

Câu 5: Xuất thân của những người đồng chí thể hiện ở câu thơ nào?

  1. Quê hương anh nước mặn đồng chua/ Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
  2. Anh với tôi đôi người xa lạ/ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.
  3. Ruộng nương anh gửi bạn thân cày/ Gian nhà không mặc kệ gió lung lay.
  4. Áo anh rách vai/ Quần tôi có vài mảnh vá.

Câu 6: Câu thơ thứ 7 Đồng chí! là loại câu gì?

  1. Câu đơn.
  2. Câu rút gọn.
  3. Câu ghép.
  4. Câu đặc biệt.

Câu 7: Câu thơ Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính sử dụng những biện pháp tu từ gì?

  1. Ẩn dụ, nhân hóa.
  2. Hoán dụ, nhân hóa.
  3. Ẩn dụ, hoán dụ.
  4. Hoán dụ, so sánh.

Câu 8: Những câu thơ sau nhắc đến căn bệnh gì thường gặp ở những người lính thời kháng chiến?

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.

  1. Bệnh phong.
  2. Bệnh phổi.
  3. Bệnh sốt rét.
  4. Bệnh ghẻ.

Câu 9: Bài thơ Đồng chí viết về đề tài gì?

  1. Tình đồng đội.
  2. Tình quân dân.
  3. Tình anh em.
  4. Tình bạn bè.

Câu 10: Xác định các biện pháp tu từ trong câu thơ Súng bên súng, đầu sát bên đầu.

  1. Điệp từ, ẩn dụ.
  2. Nhân hóa, ẩn dụ.
  3. Điệp từ, hoán dụ.
  4. Nhân hóa, hoán dụ.

II. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Tình đồng chí hình thành dựa trên những cơ sở nào?

  1. Có chung nguồn gốc xuất thân.
  2. Có chung lí tưởng, chí hướng.
  3. Cùng trải qua những gian khó, thử thách.
  4. Cả 3 đáp án trên đều đúng.

Câu 2: Tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính là gì?

  1. Thể hiện nỗi nhớ hai chiều: quê hương nhớ người lính và người lính nhớ quê hương.
  2. Gợi lên hình ảnh quê hương nghèo khó, hoang vu của những người lính.
  3. Gợi lên những khó khăn, thử thách mà những người lính phải trải qua.
  4. Thể hiện tấm lòng sẻ chia giữa những người lính với nhau.

Câu 3: Từ mặc kệ trong câu thơ Gian nhà không mặc kệ gió lung lay có ý nghĩa gì?

  1. Sự thờ ơ, không quan tâm của những người lính đối với quê hương của mình.
  2. Thái độ dứt khoát, quyết tâm lên đường chiến đấu của những người nông dân nghèo.
  3. Tinh thần vượt qua gian khó của những người lính.
  4. Nỗi niềm nhung nhớ của những người lính về quê hương, gia đình của mình.

Câu 4: Dòng thơ thứ bảy có tác dụng gì trong việc thể hiện cảm xúc bài thơ?

  1. Như một sự phát hiện mới mẻ, là lời khẳng định chắc nịch về tình cảm của những người lính.
  2. Như một bản lề khép lại đoạn thơ thứ nhất và mở ra đoạn thơ thứ hai.
  3. Thể hiện tình cảm trìu mến, yêu thương mà những người đồng đội dành cho nhau.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 5: Những khó khăn, thử thách mà người lính phải trải qua là gì?

  1. Thiếu thốn trang thiết bị chiến đấu.
  2. Thiếu thốn lương thực, bệnh sốt rét hoành hành.
  3. Bệnh sốt rét, thời tiết khắc nghiệt, thiếu thốn vật chất.
  4. Thời tiết khắc nghiệt, thiếu thốn vũ khí chiến đấu hiện đại.

Câu 6: Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ trong những câu thơ sau.

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

  1. Ẩn dụ: cơn ớn lạnh, run người, vừng trán ướt mồ hôi. Tác dụng: gợi nên sự tàn phá kinh hoàng của bệnh sốt rét trong rừng.
  2. Liệt kê: áo rách vai, quần vài mảnh vá, chân không giày. Tác dụng: khắc họa bức tranh hiện thực về cuộc sống người lính vất vả, gian khó, thiếu thốn, khắc nghiệt trên chiến trường.
  3. Điệp từ: anh, tôi. Tác dụng: thể hiện tình đồng chí gắn bó, đoàn kết, bên nhau không rời.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 7: Nội dung của ba câu thơ cuối bài là gì?

  1. Biểu hiện của tình đồng chí gắn bó.
  2. Những khó khăn của tình đồng chí trong thời kì kháng chiến.
  3. Biểu tượng của sức mạnh, vẻ đẹp tình đồng chí.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 8: Câu thơ Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới cho thấy tư thế như thế nào của người lính?

  1. Tư thế kề vai sát cánh bên nhau, chủ động, hiên ngang, sẵn sàng chiến đấu.
  2. Tư thế đứng sát bên nhau, sưởi ấm cho nhau trong trời đông giá lạnh.
  3. Tư thế kề vai sát cánh, bị động chờ giặc tới.
  4. Tư thế nghiêm trang, luôn sẵn sàng chiến đấu.

Câu 9: Hình ảnh đầu súng trăng treo có ý nghĩa như thế nào?

  1. Là hình ảnh thực về những đêm hành quân, trăng lơ lửng như treo trên đầu mũi súng người lính.
  2. Là hình ảnh lãng mạn thể hiện tâm hồn lạc quan, yêu đời, bay bổng của những người lính.
  3. Là hình ảnh trong tưởng tượng của tác giả về ngày đất nước hòa bình.
  4. A, B đều đúng.

Câu 10: Câu thơ cuối bài gợi ra những sự đối lập nào?

  1. Chiến tranh – hòa bình, cụ thể - trừu tượng. hiện thực – lãng mạn.
  2. Chiến tranh – hòa bình, hiện thực – lãng mạn, chất lính – tâm hồn nghệ sĩ.
  3. Cụ thể - trừu tượng, chất lính – tâm hồn nghệ sĩ.
  4. Hiện thực – lãng mạn, cụ thể - trữu tượng.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Những đặc điểm của thơ tự do được thể hiện như thế nào trong bài thơ Đồng chí?

  1. Tự do trong số tiếng trên mỗi dòng thơ và số dòng trong mỗi khổ thơ.
  2. Cách gieo vần linh hoạt: có đoạn có vần, có đoạn không có vần.
  3. Nhịp ngắt linh hoạt tùy vào số tiếng trên mỗi dòng thơ và ý thơ.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 2: Nhà thơ đã vận dụng những thành ngữ tục ngữ nào trong bài thơ Đồng chí?

  1. Nước mặn đồng chua, lên thác xuống ghềnh.
  2. Đất cày lên sỏi đá, đồng cam cộng khổ.
  3. Nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá.
  4. Đất cày lên sỏi đá, môi hở răng lạnh.

Câu 3: Đề tài chủ yếu trong thơ của Chính Hữu là gì?

  1. Người lính và chiến tranh.
  2. Người lính và thiên nhiên.
  3. Chiến tranh và hòa bình.
  4. Chiến tranh và tình dân quân.

IV. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Bài thơ Đồng chí đã được nhạc sĩ nào phổ thành nhạc?

  1. Nhạc sĩ Văn Cao.
  2. Nhạc sĩ Minh Quốc.
  3. Nhạc sĩ Trần Tiến.
  4. Nhạc sĩ Phạm Tuyên.

Câu 2: Nhà thơ Chính Hữu từng trực tiếp tham gia vào cuộc kháng chiến nào?

  1. Kháng chiến chống thực dân Pháp.
  2. Kháng chiến chống phát xít Đức.
  3. Kháng chiến chống đế quốc Mỹ.
  4. A, C đều đúng.

 

 

=> Giáo án Ngữ văn 8 kết nối Bài 7 Văn bản 1: Đồng chí

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay