Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 kết nối Bài 7 Đọc 3: Những ngôi sao xa xôi

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 8 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 7 Đọc 3: Những ngôi sao xa xôi. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức

BÀI 7: TIN YÊU VÀ ƯỚC VỌNG

VĂN BẢN 3: NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI

(25 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Tác phẩm Những ngôi sao xa xôi được viết theo thể loại nào?

  1. Tiểu thuyết.
  2. Hồi kí.
  3. Kịch.
  4. Truyện ngắn.

Câu 2: Tác giả của tác phẩm Những ngôi sao xa xôi là ai?

  1. Nguyễn Thành Long.
  2. Nguyễn Minh Châu.
  3. Lê Minh Khuê.
  4. Tô Hoài.

Câu 3: Những ngôi sao xa xôi ra đời vào năm nào?

  1. 1971.
  2. 1972.
  3. 1974.
  4. 1975.

Câu 4: Truyện ngắn được sáng tác trong thời kì nào?

  1. Đất nước đổi mới.
  2. Cuộc kháng chiến chống Mỹ vừa giành được thắng lợi.
  3. Thời kì kháng chiến chống Mỹ diễn ra ác liệt.
  4. Thời kì kháng chiến chống Pháp diễn ra ác liệt.

Câu 5: Truyện được kể theo ngôi thứ mấy?

  1. Ngôi thứ ba.
  2. Ngôi thứ nhất.
  3. Lúc thì ngôi thứ nhất, lúc thì ngôi thứ ba.
  4. Không rõ.

Câu 6: Công việc của ba cô gái trong truyện là gì?

  1. Đo khối lượng đất lấp vào hố bom.
  2. Đếm bom chưa nổ.
  3. Phá bom.
  4. Tất cả các công việc trên.

Câu 7: Chi tiết nào là miêu tả hoàn cảnh sống của các cô gái?

  1. Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là “những con quỷ mắt đen”.
  2. Chúng tôi ở trong một cái hang dưới chân cao điểm.
  3. Cao điểm bây giờ thật vắng.
  4. Nó đây, can đảm, dịu hiền, ở cùng thành phố với tôi và cùng đứng với tôi đêm nay, trên cao điểm đầy bom gần mặt trận.

Câu 8: Câu văn Những ngọn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về những xứ sở thần tiên sử dụng biện pháp tu từ gì?

  1. So sánh.
  2. Nói quá.
  3. Ẩn dụ.
  4. Nhân hóa.

Câu 9: Chi tiết nào sau đây không phải nói về chị Thao?

  1. Chị rất bình tĩnh, cương quyết.
  2. Chị rất sợ máu, sợ vắt.
  3. Chị có thân hình nhỏ nhắn, thích ăn kẹo.
  4. Chị là người rất điệu đà, áo lót thêu chỉ màu, lông mày tỉa nhỏ như que tăm.

Câu 10: Hồn nhiên, hay mơ mộng nhưng rất dũng cảm và trách nhiệm là miêu tả nhân vật nào trong truyện?

  1. Miêu tả chung 3 cô gái: Phương Định, Nho, Thao.
  2. Nho.
  3. Chị Thao.
  4. Phương Định.

II. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Nội dung chính của truyện ngắn là gì?

  1. Vẻ đẹp những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn.
  2. Cuộc sống gian khó, thử thách, nguy hiểm ở Trường Sơn những năm tháng kháng chiến chống Mỹ.
  3. Vẻ đẹp những người chiến sĩ lái xe ở Trường Sơn.
  4. Vẻ đẹp những người lính công binh trên đường Trường Sơn.

Câu 2: Đặc điểm nào sau đây không phải đặc điểm nghệ thuật nổi bật của truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi?

  1. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc.
  2. Cách kể chuyện tự nhiên.
  3. Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên tinh tế.
  4. Tổ chức đối thoại và miêu tả hành động của nhân vật.

Câu 3: Tác dụng của việc kể chuyện theo ngôi thứ nhất là gì?

  1. Thể hiện được thế giới tâm hồn, cảm xúc của các nhân vật.
  2. Thể hiện được sự khách quan trong cái nhìn đối với các sự việc.
  3. Tăng tính chân thực cho câu chuyện.
  4. A, C đều đúng.

Câu 4: Nhan đề Những ngôi sao xa xôi có ý nghĩa gì?

  1. Chỉ những cô gái thanh niên xung phong đẹp như những vì sao sáng trên bầu trời.
  2. Khoảng cách của những ngôi sao trên bầu trời.
  3. Những ngôi sao trên bầu trời rất đẹp.
  4. Những ngôi sao trên bầu trời tuy đẹp nhưng rất xa xôi.

Câu 5: Đâu là nhận xét chính xác về hoàn cảnh sống của ba cô gái?

  1. Hoàn cảnh sống thảnh thơi, an nhàn, nhiều niềm vui.
  2. Hoàn cảnh sống vô cùng nguy hiểm, luôn căng thẳng, cái chết luôn rình rập.
  3. Hoàn cảnh sống bế tắc và không tìm được lối ra.
  4. Hoàn cảnh sống tuyệt vọng, hiểm nghèo.

Câu 6: Dòng nào dưới đây là không đúng khi nói về vẻ đẹp chung của 3 cô gái?

  1. Có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.
  2. Xinh đẹp, điệu đà, kiêu kì.
  3. Tâm hồn nữ tính, hồn nhiên, trong sáng.
  4. Yêu thương, quý trọng những người đồng đội.

Câu 7: Nhận định nào sau đây là chính xác khi nói về tính cách của chị Thao?

  1. Chị Thao là một cô gái thanh niên xung phong dũng cảm, cứng rắn, mạnh mẽ nhưng cũng rất đáng yêu.
  2. Chị Thao là một thiếu nữ trẻ trung, mơ mộng, tràn đầy niềm tin vào cuộc sống.
  3. Trong chị Thao có hai nét tính cách đối lập. Một bên là nhút nhát, mềm yếu một bên là bản lĩnh quyết đoán đến vô cùng.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 8: Biểu hiện nào cho thấy Phương Định luôn đề cao tình đồng chí, sẵn sàng giúp đỡ đồng đội những lúc khó khăn?

  1. Cô luôn quan tâm, lo lắng cho đồng đội trong những lúc thực hiện nhiệm vụ cùng nhau.
  2. Với những người nhỏ tuổi hơn mình, Phương Định luôn dành sự yêu thương, chăm sóc chu đáo cho đồng đội như đứa em nhỏ trong gia đình.
  3. Với người lớn tuổi hơn mình là chị Thao, cô thấu hiểu tâm trạng, cảm xúc của chị cả trong lúc ra trận lẫn khi chứng kiến Nho bị thương.
  4. Tất cả những đáp án trên đều đúng.

Câu 9: Đoạn văn sau sử dụng những phương thức biểu đạt nào?

          Chúng tôi có ba người. Ba cô gái. Chúng tôi ở trong một cái hang dưới chân cao điểm. Con đường qua trước hang, kéo lên đồi, đi đến đâu đó, xa! Đường bị đánh lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn. Hai bên đường không có lá xanh. Chỉ có những thân cây bị tước khô cháy. Những cây nhiều rễ nằm lăn lóc. Những tảng đá to. Một vài cái thùng xăng hoặc thành ô tô méo mó, han gỉ nằm trong đất.

  1. Tự sự, miêu tả.
  2. Tự sự, biểu cảm.
  3. Biểu cảm, nghị luận.
  4. Miêu tả, thuyết minh.

Câu 10: Phần văn bản miêu tả sự xuất hiện của cơn mưa đá trước cửa hang của ba cô gái thể hiện vẻ đẹp phẩm chất gì của nhân vật Phương Định?

  1. Dũng cảm, mạnh mẽ, quyết đoán.
  2. Giàu lòng yêu thương.
  3. Hồn nhiên, trẻ trung, mơ mộng.
  4. Nhút nhát, mềm yếu.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Dòng nào dưới đây không đúng khi nói về tác giả Lê Minh Khuê?

  1. Là nhà văn chuyên viết truyện ngắn về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ trên tuyến đường Trường Sơn.
  2. Bà chưa từng tham gia vào lực lượng Thanh niên xung phong thời kì chống Mỹ cứu nước.
  3. Các tác phẩm sau năm 1975 của bà bám sát những biến chuyển của đời sống xã hội và con người trên tinh thần đổi mới.
  4. Bà là cây bút nữ xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Câu 2: Đâu là một tên gọi đặc biệt mang tính chất lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong làm công việc trinh sát mặt đường?

  1. Những cô gái lấm lem.
  2. Những con quỷ nhem nhuốc.
  3. Những con quỷ mắt đen.
  4. Những cô gái trinh sát.

Câu 3: Nhận xét về vai trò của người phụ nữ Việt Nam trong những năm chiến tranh của dân tộc.

  1. Là hậu phương vững chắc cho tiền tuyến yên tâm chiến đấu.
  2. Trực tiếp tham gia vào các công việc trên chiến trường bom đạn nguy hiểm.
  3. Là lực lượng tham gia, đóng góp công lao vào sản xuất, phục vụ chiến đấu.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

IV. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Tác phẩm nào sau đây không phải được viết trong thời kì kháng chiến chống Mỹ?

  1. Lá đỏ - Nguyễn Đình Thi.
  2. Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật.
  3. Đồng chí – Chính Hữu.
  4. Bếp lửa - Bằng Việt.

Câu 2: Thế hệ trẻ ngày nay có trách nhiệm gì trong việc bảo vệ Tổ quốc?

  1. Gìn giữ, kế thừa các truyền thống tốt đẹp của cha ông.
  2. Ra sức học tập, lao động dựng xây đất nước.
  3. Luôn tự hào về lịch sử vàng son của dân tộc.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

 

 

=> Giáo án Ngữ văn 8 kết nối Bài 7 Văn bản 3: Những ngôi sao xa xôi (trích)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay