Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 9 cánh diều Bài 5: Bàn về đọc sách

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 12 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 5: Bàn về đọc sách. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 5: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

VĂN BẢN 1: BÀN VỀ ĐỌC SÁCH

(26 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội là gì?

  1. Là toàn bộ các sự kiện lịch sử, văn hóa, xã hội diễn ra trong một thời gian, không gian nhất định có tác động đến sự tồn tại và phát triển của một hiện tượng cụ thể trong xã hội.
  2. Là toàn bộ các sự kiện lịch sử, văn hóa, xã hội diễn ra trong một thời gian, không gian nhất định không tác động đến sự tồn tại và phát triển của một hiện tượng cụ thể trong xã hội.
  3. Là toàn bộ các sự kiện lịch sử, văn hóa, xã hội diễn ra trong một thời gian, không gian nhất định có tác động đến sự tồn tại và phát triển của xã hội.
  4. Là toàn bộ các sự kiện lịch sử, văn hóa, xã hội diễn ra có tác động đến sự tồn tại và phát triển của một hiện tượng cụ thể trong xã hội.

 

Câu 2: Tác giả Chu Quang Tiềm là người nước nào?

  1. Việt Nam.
  2. Trung Quốc.
  3. Nhật Bản.
  4. Hàn Quốc.

Câu 3: Văn bản Bàn về đọc sách thuộc thể loại nào?

  1. Văn nghị luận.
  2. Truyện ngắn.
  3. Tiểu thuyết.
  4. Hồi kí.

Câu 4: Theo tác giả, sách có vai trò như thế nào với học vấn?

  1. Là một con đường quan trọng của học vấn.
  2. Là yếu tố quyết định duy nhất trình độ học vấn.
  3. Là yếu tố đem đến kiến thức quan trọng.
  4. Là yếu tố căn bản của học vấn.

Câu 5: Thành quả học vấn không bị vùi lấp đi là nhờ điều gì?

  1. Được lưu giữ bằng cách kí họa trên đá.
  2. Được lưu truyền qua các khúc ca cổ.
  3. Do sách vở ghi chép, lưu truyền.
  4. Được lưu truyền bằng miệng.

Câu 6: Theo tác giả, sách có vai trò như thế nào đối với nhân loại?

  1. Là nơi lưu giữ kí ức nhân loại từ giai đoạn khởi thủy đến ngày nay, đặc biệt là về văn học và sinh học.
  2. Là nơi lưu trữ các tác phẩm văn học, những nghiên cứu khảo cổ vô cùng có giá trị.
  3. Là kho tư liệu quý về lịch sử nhân loại, về sự tiến hóa của loài và sự phát triển các bộ gen.
  4. Là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, cũng có thể nói đó là những cột mốc trên con đường tiến hoá học thuật của nhân loại.

Câu 7: Theo tác giả, nếu xóa bỏ hết các thành quả nhân loại đã đạt được quá khứ thì điều gì sẽ xảy ra?

  1. Nhân loại sẽ tiến bộ nhưng chậm hơn.
  2. Chúng ta đã lùi điểm xuất phát về đến mấy trăm năm, thậm chí là mấy nghìn năm.
  3. Nhân loại sẽ không ngừng tiến bộ, nhanh hơn giai đoạn trước.
  4. Chúng ta sẽ lùi lại điểm xuất phát, xây dựng lại toàn bộ thành quả từ con số 0.

Câu 8: Việc đọc sách được tác giả lí giải như thế nào?

  1. Là muốn trả món nợ đối với thành quả nhân loại trong quá khứ.
  2. Là ôn lại kinh nghiệm, tư tưởng của nhân loại tích lũy mấy nghìn năm trong mấy chục năm ngắn ngủi.
  3. Là một mình hưởng thụ các kiến thức, lời dạy mà biết bao người trong quá khứ đã khổ công tìm kiếm mới thu nhận được.
  4. Là muốn trả món nợ đối với thành quả nhân loại trong quá khứ, là ôn lại kinh nghiệm, tư tưởng của nhân loại tích lũy mấy nghìn năm trong mấy chục năm ngắn ngủi, là một mình hưởng thụ các kiến thức, lời dạy mà biết bao người trong quá khứ đã khổ công tìm kiếm mới thu nhận được.

Câu 9: Đâu là cái hại của sách được tác giả nhắc đến trong văn bản?

  1. Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu.
  2. Sách nhiều dễ khiến người đọc lạc hướng.
  3. Sách nhiều dễ khiến người đọc chán nản.
  4. Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu và dễ khiến người đọc lạc hướng.

 

Câu 10: Tác giả đã so sánh quá trình chiếm lĩnh kiến thức với điều gì?

  1. Như đánh trận.
  2. Như quá trình leo núi.
  3. Như quá trình gieo trồng cây.
  4. Như những con thuyền ngoài biển khơi.

2. THÔNG HIỂU (9 CÂU)

Câu 1: Bản chất của việc đọc sách là gì?

  1. Không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tỉnh, đọc cho kĩ.
  2. Đọc được nhiều đầu sách với nhiều thể loại khác nhau.
  3. Đọc sách được viết bằng những ngôn ngữ khác nhau.
  4. Đọc một quyển sách trong thời gian cực kì ngắn.

Câu 2: Câu văn nào dưới đây bộc lộ thái độ của tác giả?

  1. Sách đọc nên chia làm mấy loại, một loại là sách đọc để có kiến thức phổ thông mà mọi công dân thế giới hiện nay đều phải biết, một loại là sách đọc để trau dồi học vấn chuyên môn.
  2. Muốn có kiến thức phổ thông, hiện nay các bài học ở trung học và năm đầu đại học, nếu chăm chỉ học tập thì cũng đủ dùng.
  3. Kiến thức phổ thông không chỉ cần cho công dân thế giới hiện tại, mà ngay nhà học giải chuyên môn cũng không thể thiếu được.
  4. Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của, chỉ biết lấy nhiều làm quý.

Câu 3: Điều gì đối với việc đào tạo chuyên sâu là một sự hi sinh?

  1. Sự phân loại học vấn lấy cớ là chuyên môn.
  2. Sự giới hạn về năng lực tiếp nhận của con người.
  3. Sự phân loại các ngành nghề trong xã hội.
  4. Sự phân tán tri thức nhất loại ở nhiều nguồn khác nhau.

Câu 4: Theo tác giả, sách được chia làm những loại nào?

  1. Sách đọc để giải trí và sách đọc để nâng cao kĩ năng sống.
  2. Sách đọc để có kiến thức phổ thông và sách đọc để trau dồi học vấn chuyên môn.
  3. Sách chữ và sách hình họa.
  4. Sách chuyên ngành và sách truyện.

Câu 5: Vấn đề nghị luận trong văn bản Bàn về đọc sách là gì?

  1. Phương pháp đọc sách hiệu quả.
  2. Nguồn gốc và lịch sử phát triển của sách.
  3. Việc đọc sách đóng vai trò quan trọng trong việc tích lũy và nâng cao học vấn. Tuy nhiên, việc đọc sách cũng đối mặt với những khó khăn và đòi hỏi phải có phương pháp đọc hiệu quả.
  4. Tầm quan trọng của việc đọc sách đúng cách.

Câu 6: Đâu không  phải là yếu tố tạo nên sức thuyết phục của văn bản Bàn về đọc sách?

  1. Sử dụng ngôn từ giàu hình ảnh, ví von cụ thể và thú vị.
  2. Phân tích chi tiết, dẫn dắt một cách tự nhiên với giọng điệu trò chuyện, thấu hiểu từ một học giả có uy tín. 
  3. Bố cục chặt chẽ, hợp lý. 
  4. Sử dụng nhiều hình minh họa sinh động, thú vị.

Câu 7: Đâu là một luận điểm trong văn bản Bàn về đọc sách?

  1. Quá trình phát triển của sách.
  2. Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách trong việc tích lũy kiến thức và nâng cao học vấn.
  3. Phương pháp đọc sách hiệu quả.
  4. Cách phân loại sách.

Câu 8: Đâu là việc quan trọng để tích lũy học vấn thông qua đọc sách?

  1. Lựa chọn sách.
  2. Đọc thật nhiều sách.
  3. Đọc những cuốn sách chuyên môn cao.
  4. Đọc sách của các tác giả nổi tiếng.

Câu 9: Bài học thấm thía nào có thể rút ra được từ văn bản Bàn về đọc sách?

  1. Cần đọc nhiều sách hay, đặc biệt là những sách chuyên môn.
  2. Đọc sách phải đọc chậm rãi, từ tốn mới có thể thấu hiểu hết chân lí trong sách.
  3. Đọc sách không chỉ để tích lũy kiến thức mà còn để rèn luyện bản thân.
  4. Đọc sách chỉ để giải trí, thư giãn sau những phút giây căng thẳng.

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Vì sao tác giả cho rằng: “Sách tất nhiên là đáng quý nhưng nó cũng chỉ là một thứ để tích lũy”?

  1. Vì sách cũng có những điểm làm hạn chế sự tiếp thu kiến thức.
  2. Vì trọng điểm nằm ở cách chọn sách và phương pháp đọc sao cho hiệu quả.
  3. Vì đôi khi sách có thể gây hại đến nhân cách con người.
  4. Vì đọc nhiều sách sẽ khiến tâm trí con người hỗn loạn.

Câu 2: Việc đọc sách có vai trò như thế nào đối với tâm hồn con người?

  1. Giúp ta hiểu rõ hơn về cuộc sống, cảm nhận nỗi đau và hạnh phúc của con người. 
  2. Giúp ta phát triển công danh, sự nghiệp tốt hơn.
  3. Giúp chúng ta kiếm được nhiều thu nhập hơn.
  4. Giúp chúng ta bình thản đối diện với mọi biến cố.

Câu 3: Bản chất sâu xa nhất của việc đọc sách là gì?

  1. Hành trình tiếp nhận kiến thức.
  2. Phát triển trình độ học vấn.
  3. Là sự kế thừa và lưu giữ tri thức học thuật.
  4. Là quá trình tiếp thu tinh hoa nhân loại.

Câu 4: Qua lời bàn của Chu Quang Tiềm, em thấy sách có tầm quan trọng như thế nào, đọc sách có ý nghĩa gì? 

  1. Sách là những cuốn bách khoa toàn thư về thế giới, là cơ sở cho mọi sáng tạo giúp chúng ta tích lũy nâng cao vốn hiểu  biết học vấn. 
  2. Đọc sách là cách tốt nhất để tiếp thu kinh nghiệm xã hội, kinh nghiệm sống, là sự chuẩn bị để tiến hành cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn,  tích lũy tri thức, khám phá chinh phục thế giới. 
  3. Việc đọc sách không chỉ giúp chúng ta mở rộng hiểu biết về chuyên môn mà  sách còn giúp chúng ta hoàn thiện bản thân và nuôi dưỡng tâm hồn mỗi người.
  4. Sách là cơ sở cho mọi sáng tạo giúp chúng ta tích lũy nâng cao vốn hiểu biết học vấn, là cách tốt nhất để tiếp thu kinh nghiệm xã hội, kinh nghiệm sống, sách còn giúp chúng ta hoàn thiện bản thân và nuôi dưỡng tâm hồn mỗi người.

Câu 5: Bài viết Bàn về việc đọc sách có sức thuyết phục cao. Theo em điều ấy không được tạo nên từ yếu tố nào? 

  1. Cách viết giàu hình ảnh, dùng lối ví von sinh động, cụ thể, thú vị.
  2. Hệ thống luận điểm được triển khai rõ ràng một cách có lí lẽ và bằng những  dẫn chứng sinh động, gần gũi, dễ hiểu. 
  3. Bố cục của bài viết rất chặt chẽ, được dẫn dắt một cách hợp lí, tự nhiên, gây  được thiện cảm cho người đọc, người nghe. 
  4. Sử dụng nhiều ý kiến, quan điểm của các nhà nghiên cứu khác.

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 9 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay