Trắc nghiệm đúng sai Toán 9 chân trời Bài 1: Không gian mẫu và biến cố
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Toán 9 Bài 1: Không gian mẫu và biến cố sách chân trời sáng tạo. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án toán 9 chân trời sáng tạo
CHƯƠNG 8: MỘT SỐ YẾU TỐ XÁC SUẤT
BÀI 1: KHÔNG GIAN MẪU VÀ BIẾN CỐ
Câu 1: Đối với nhiều quốc gia, cảng biển có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế của đất nước. Đó là cửa ngõ giao thương hàng hoá xuất, nhập khẩu. 13 cảng biển lớn trên thế giới đã được lựa chọn trong danh sách sau: Thượng Hải (thuộc Trung Quốc), Singapore (thuộc Singapore), Busan (thuộc Hàn Quốc), Hải Phòng (thuộc Việt Nam), Durban (thuộc Nam Phi), Lagos (thuộc Nigeria), Container Kênh Suez (thuộc Ai Cập), Kenya Mombasa (thuộc Kenya), Rotterdam (thuộc Hà Lan), Antwerp (thuộc Bỉ), Hamburg (thuộc Đức), Valencia (thuộc Tây Ban Nha), Piraeus (thuộc Hy Lạp); mỗi nước chỉ có đúng một cảng biển được chọn. Chọn ngẫu nhiên một cảng biển trong 13 cảng biển đó.
a) Tập hợp Ω có 13 phần tử.
b) Có 4 kết quả thuận lợi thỏa mãn biến cố A: “Cảng biển được chọn thuộc châu Á”.
c) Có 3 kết quả thuận lợi thỏa mãn biến cố B: “Cảng biển được chọn thuộc châu Âu”.
d) Các kết quả thuận lợi của biến cố C: “Cảng biển được chọn thuộc châu Phi” là Lagos (thuộc Nigeria), Container Kênh Suez (thuộc Ai Cập).
Đáp án:
- A, B đúng
- C, D sai
Câu 2: Một hộp có chứa ba viên bi vàng lần lượt ghi các số 1; 2; 3 và hai viên bi nâu lần lượt ghi các số 4; 5. Lấy ngẫu nhiên đồng thời hai viên bi trong hộp.
a) Tập hợp các kết quả có thể xảy ra của phép thử là: Ω= {(1, 2); (1, 3);(1, 4);(1, 5);(2, 3);(2, 4); (2, 5)}.
b) Tập hợp không gian mẫu có 10 phần tử.
c) Có 4 kết quả thuận lợi cho biến cố A: “Hai viên bi được lấy ra cùng màu vàng”
d) Các kết quả thuận lợi cho biến cố B: “Hai viên bi được lấy ra khác màu” là (1, 4); (1, 5); (2, 4); (2, 5); (3, 4); (3, 5); (3; 1).
Câu 3: Cầu màu đỏ được đánh số từ 16 đến 20. Lấy ngẫu nhiên một quả trong hộp.
a) Tổng số quả cầu trong hộp là 20 quả.
b) Không có kết quả thuận lợi nòa thỏa mãn biến cố A: “Quả cầu được lấy ra có màu xanh”.
c) Các kết quả thuận lợi thỏa mãn biến cố B: “Quả cầu được lấy ra ghi số chẵn” là 2; 4; 6; 8; 10; 12; 14; 16; 18; 20.
d) Có 4 kết quả thuận lợi thỏa mãn biến cố C: “Quả cầu được lấy ra có màu xanh và ghi số lẻ chia cho 3 dư 1”.
Câu 4: Túi I có 2 viên bi màu đen, kí hiệu là B1, B2 và 2 viên bi màu trắng, kí hiệu là T1, T2. Túi II có 3 viên bi màu xanh, kí hiệu là X1, X2, X3 và 2 viên bi màu đỏ, kí hiệu là D1, D2, các viên bi có cùng kích thước. Từ mỗi túi lấy ngẫu nhiên một viên bi.
a) Phép thử là lấy từ mỗi túi ngẫu nhiên nhiều viên bi.
b) Bảng kết quả có thể xảy ra:
c) Không gian mẫu của phép thử là tập hợp của 20 ô trong bảng trên.
d) Các ô trong bảng trên là một kết quả xảy ra đồng thời.
Câu 5: Viết ngẫu nhiên một số tự nhiên có hai chữ số không nhỏ hơn 80.
a) Tập hợp Ω gồm các kết quả có thể xảy ra đối với số tự nhiên được viết ra là Ω={80; 81 ;...; 98 ; 99}.
b) Có 10 kết quả thuận lợi cho biến cố A: “Số tự nhiên được viết ra có chữ số hàng chục lớn hơn chữ số hàng đơn vị”.
c) Có 2 kết quả thuận lợi cho biến cố B: “Số tự nhiên được viết ra có chữ số hàng chục gấp hai hoặc gấp ba lần chữ số hàng đơn vị̣”.
d) Tập hợp không gian mẫu có 18 phần tử.
Câu 6: Một nhóm học sinh gồm 2 bạn lớp 9A là Đăng, Phước và 3 bạn lớp 9B là Dung, Thọ và Thuý. Thầy giáo chọn ngẫu nhiên 1 học sinh lớp 9A và 1 học sinh lớp 9B từ nhóm trên.
a) Không gian mẫu của phép thử có 3 phần tử.
b) Có đúng 1 kết quả thuận lợi cho biến cố A: “Tên của hai bạn được chọn đều có chữ cái n”.
c) Không có kết quả thuận lợi cho biến cố B: “Tên của hai bạn được chọn đều có chữ cái h”.
d) Không gian mẫu của phép thử gồm các kết quả là: Đăng và Dung; Đăng và Thọ; Đăng và Thuý; Phước và Dung; Phước và Thọ; Phước và Thuý.
--------------- Còn tiếp ---------------
=> Giáo án Toán 9 Chân trời Chương 8 bài 1: Không gian mẫu và biến cố