Trắc nghiệm đúng sai Toán 9 chân trời Bài 3: Định lí Viète
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Toán 9 Bài 3: Định lí Viète sách chân trời sáng tạo. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án toán 9 chân trời sáng tạo
CHƯƠNG 6: HÀM SỐ Y = AX2 (A
0) VÀ PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAI MỘT ẨN
BÀI 3: ĐỊNH LÍ VIÈTE
Câu 1: Cho phương trình x2 + 5x – 14 = 0.
a) Phương trình đã cho luôn có hai nghiệm phân biệt.
b) Phương trình đã cho có hai nghiệm trái dấu.
c) Phương trình đã cho có hai nghiệm x1; x2 thỏa mãn |x1 – x2| = 5.
d) Phương trình đã cho vô nghiệm.
Đáp án:
- A, B đúng
- C, D sai
Câu 2: Cho hai số u, v thỏa mãn S = u + v = 7; P = u.v = –18.
a) u, v là nghiệm của phương trình x2 – 7x – 18 = 0.
b) Khi u > v thì u – v = –7.
c) Khi u > v thì u – 2v = 13.
d) Khi u > v thì u : v = 9 : 2.
Câu 3: Cho phương trình x2 – 5x + m + 4 = 0 có hai nghiệm phân biệt x1; x2.
a) Giá trị của m để |x1| + |x2| = 5 là m = 1.
b) Giá trị của m để là m = 1.
c) Phương trình có hai nghiệm phân biệt khi m < .
d) Giá trị của m để 3x1 + 4x2 = 6 là m = –1.
Câu 4: Cho các phương trình 3x2 + 7x + 2 = 0 (1); 2x2 + 13x + 8 = 0 (2); 5x2 + 3x – 1 = 0 (3); 4x2 + 11x + 8 = 0 (4).
a) Phương trình (1) có hai nghiệm âm phân biệt.
b) Phương trình (2) có hai nghiệm dương phân biệt.
c) Phương trình (3) có hai nghiệm trái dấu.
d) Phương trình (4) có nghiệm kép âm.
Câu 5: Cho x1, x2 là hai nghiệm của phương trình 2x2 – (m – 1)x – m + 3 = 0 (m là tham số).
a) Ta luôn lập được biểu thức liên hệ giữa hai nghiệm của phương trình trên không phụ thuộc vào m.
b) Hệ thức x1 + x2 + x1x2 = 1 là hệ thức liên hệ giữa hai nghiệm của phương trình không phụ thuộc vào m.
c) Hệ thức x1 + x2 – x1x2 = m + 1 là hệ thức liên hệ giữa hai nghiệm của phương trình phụ thuộc vào m.
d) Hệ thức x1 + x2 + 2x1x2 = 4 là hệ thức liên hệ giữa hai nghiệm của phương trình không phụ thuộc vào m.
Câu 6: Cho phương trình x2 – 2(m + 2)x + m2 + 4m + 3 = 0 (1), với x là ẩn, m là tham số.
a) Phương trình (1) luôn có hai nghiệm phân biệt x1; x2 với mọi giá trị m.
b) Với m = –1 thì phương trình (1) có hai nghiệm x1; x2 thỏa mãn x1 + x2 = 2; x1x2 = 0.
c) Với m = –1 thì phương trình (1) có hai nghiệm x1 = 0; x2 = –2.
d) Với x1; x2 là nghiệm của phương trình (1), giá trị của biểu thức là 2 khi m = –2.
--------------- Còn tiếp ---------------
=> Giáo án Toán 9 Chân trời Chương 6 bài 3: Định lí Viète