Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 7 kết nối CĐ3 bài 2: Tự bảo vệ trong tình huống nguy hiểm

Bộ câu hỏi trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 7 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐ3 bài 2: Tự bảo vệ trong tình huống nguy hiểm. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

1. NHẬN BIẾT (8 câu)

Câu 1: Nếu có nguy cơ bị xâm hại tình dục, chúng ta có thể tự bảo vệ bản thân bằng cách

A. Chạy đến chỗ đông người

B. Báo ngay sự việc với người thân, người có trách nhiệm

C. Gọi cho số điện thoại 111

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 2: Một số tình huống nguy hiểm có thể là?

A. Bị bạn bè bắt nạt.

B. Bị người lạ bám theo.

C. Bị trượt chân ngã xuống sống.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 3: Cách tự bảo vệ trong tình huống bị bạn bè bắt nạt đó là?

A. Không nên tỏ ra yếu thế mà dũng cảm đứng lên để ngăn cản hành vi của những bạn bắt nạt mình. Nhờ sự giúp đỡ các bạn khác và thầy cô giáo.

B. Chạy nhanh đến chỗ đông người hoặc nhà người dân ở gần đó và nhờ sự giúp đỡ của mọi người trên đường.

C. Cả hai phương án trên đều đúng

D. Cả hai phương án trên đều sai

Câu 4: Cách tự bảo vệ trong tình huống đi ngoài đường trời mưa, có sấm sét đó là?

A. Chạy nhanh đến chỗ đông người hoặc nhà người dân ở gần đó và nhờ sự giúp đỡ của mọi người trên đường.

B. Nhanh chóng chạy về nhà nếu gần hoặc vào một cửa hàng gần đó xin trú nhờ để tránh mưa và khả năng bị sấm sét đánh.

C. Nhờ sự giúp đỡ các bạn khác và thầy cô giáo.

D. Đáp án khác

Câu 5: Cách tự bảo vệ trong tình huống bị người lạ bám theo đó là?

A. Không nên tỏ ra yếu thế mà dũng cảm đứng lên để ngăn cản hành vi của những bạn bắt nạt mình. Nhờ sự giúp đỡ các bạn khác và thầy cô giáo.

B. Nhanh chóng chạy về nhà nếu gần hoặc vào một cửa hàng gần đó xin trú nhờ để tránh mưa và khả năng bị sấm sét đánh.

C. Chạy nhanh đến chỗ đông người hoặc nhà người dân ở gần đó và nhờ sự giúp đỡ của mọi người trên đường.

D. Đáp án khác.

Câu 6: : Cách tự bảo vệ trong tình huống khi bị trượt chân ngã xuống sông đó là?

A. Nhắm mắt, ngậm miệng, nín thở (có thể lấy tay bịt mũi) để phổi không bị sặc nước, thả lỏng người, dùng tay hoặc chân làm mái chèo, quạt nước đẩy đầu nhô khỏi mặt nước và hô cứu.

B. Nhờ sự giúp đỡ các bạn khác và thầy cô giáo.

C. Nhờ sự giúp đỡ của mọi người trên đường

D. Cả A, B, C

Câu 7: Ưu điểm của mạng xã hội đối với việc tự bảo vệ bản thân trong tình huống nguy hiểm là?

A. Mạng xã hội là nơi có thể làm quen được nhiều bạn tốt, giúp đỡ nhau được những khi cần thiết rất nhanh chóng và thuận tiện.

B. Mạng xã hội là thế giới ảo nên con người trên đó cũng là ảo và không bao giờ tìm được bạn tốt.

C. Những nguy hiểm mà mạng xã hội mang lại có thể không tác động về mặt thể chất nhưng có tác động mạnh mẽ về tinh thần, tư tưởng. Những người bạn quen được trên mạng có thể khiến ta lơ là việc học tập, trở nên vô cảm với những người xung quanh.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 8: Những nguy hiểm tiềm ẩn khi sử dụng mạng xã hội đó là?

A. Lừa đảo tiền

B. Lộ thông tin cá nhân

C. Có nguy cơ bị vu khống, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm

D. Tất cả các phương án trên.

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Ý nào sau đây là không đúng về cách tự bảo vệ bản thân để phòng tránh bị xâm hại cơ thể?

A. Một trong những cách tự bảo vệ bản thân phòng tránh bị xâm hại cơ thể đó là không đi nhờ xe người lạ  

B. Nhận tiền, quà hoặc sự giúp đỡ đặc biệt của người khác mà không rõ lí do

C. Một trong những cách tự bảo vệ bản thân phòng tránh bị xâm hại cơ thể đó là không đi một mình nơi tối tăm, vắng vẻ

D. Một trong những cách tự bảo vệ bản thân phòng tránh bị xâm hại cơ thể đó là không ở trong phòng kín một mình với người lạ

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là cách xử lí đúng khi có kẻ muốn xâm hại mình?

A. Tránh ra xa để kẻ đó không đụng được đến người mình

B. Nhìn thẳng vào kẻ định xâm hại mình và nói to hoặc hét lên một cách kiên quyết “Không được, dừng lại!” “Tôi không cho phép!”  có thể kêu cứu nếu cần thiết

C. Bỏ đi ngay

D. Cả A, B, C

Câu 3: Cách xử sự nào sau đây đúng trong trường hợp bị xâm hại?

A. Kể ngay việc đó với người tin cậy để nhờ giúp đỡ. Nếu người đó tỏ ra chưa tin lời bạn nói, bạn sẽ nói lại để họ tin hoặc tìm người khác có thể giúp đỡ được mình

B. Tố cáo với cơ quan, tổ chức có trách nhiệm (nếu sự việc là nghiêm trọng)

C. Nếu cơ thể bị thương tổn về thể chất hoặc tinh thần thì đến ngay cơ sở y tế, các tổ chức dịch vụ, tư vấn về sức khoẻ để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời

D. Tất cả các phương án trên là đúng.

Câu 4: Ý kiến nào sau đây là không đúng?

A. Học sinh chỉ gặp những khó khăn trong học tập

B. Học sinh có thể gặp khó khăn trong giao tiếp, ứng xử với thầy cô, cha mẹ

C. Học sinh có thể gặp khó khăn trong quá trình tham gia hoạt động tập thể

D. Tất cả các phương án trên đều đúng.

Câu 5: Nhận xét nào sau đây là đúng?

A. Những khó khăn của học sinh ở trường trung học cơ sở trong việc thực hiện nội qua nhà trường có thể là phải chăm chỉ lắng nghe cô giảng bài trên lớp.

B. Những khó khăn của học sinh ở trường trung học cơ sở trong việc thực hiện nội qua nhà trường có thể là trong giao tiếp với thầy cô, bạn bè vì chưa quen nên vẫn còn ngại ngùng.

C. Những khó khăn của học sinh ở trường trung học cơ sở trong việc thực hiện nội qua nhà trường có thể là phải đeo khăn quàng mỗi khi đến lớp, đi học đúng giờ.

D. Tất cả các phương án trên đều đúng.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Mạng xã hội là nơi không ai biết rõ về ai, không thể dễ dàng tin tưởng.

B. Mạng xã hội là nơi có nhiều thành phần của xã hội, không phải ai cũng an toàn, khó để tìm kiếm người bạn từ việc làm quen người lạ.

C. Mạng xã hội là nơi thích hợp để tìm ra những người bạn và chia sẻ các thông tin, khó có thể có nguy hiểm gì ở đây

D. Thông tin cá nhân là bảo mật không nên chia sẻ trên mạng xã hội tránh mục đích xấu của người lạ.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Trên đường đi học hoặc về nhà mà phát hiện có người lạ bám theo mình, em sẽ làm gì?

A. Không nên sợ hãi và cố gắng giữ  bình tĩnh

B. Chạy tới nơi đông người, báo cho người bảo vệ hay nhờ người dân ở đó cứu giúp hoặc báo cảnh sát.

C. Gọi cha mẹ đến đón

D. Cả A, B, C

Câu 2: Buổi trưa hôm đó, Hùng đang cầm trên tay hộp cơm thì bị Huy va phải làm hộp cơm bị rơi xuống đất. Mặc dù Huy đã xin lỗi nhưng Hùng vẫn tức giác. Vì vậy, Hùng đã nói xấu Huy trên mạng và đưa ra một số lời đe dọa. Theo em, Huy có thể xử lý như thế nào để tự bảo vệ bản thân trong tình huống trên?

A. Huy nên giữ bình tĩnh không sợ hãi, lo lắng

B. Huy nên tìm cách nói chuyện với bạn để giảng hòa

C. Huy có thể kể chuyện, tâm sự với thầy cô, bố mẹ để có biện pháp khuyên ngăn và giải quyết bất hoà với bạn.

D. Cả A, B, C

Câu 3: Trên đường đi học về, Tùng đi đến một quãng đường vắng, đột nhiên có 2 người lạ mặt lao ra chặn đường và yêu cầu đưa chiếc xe đạp thể thao mà mẹ mới mua cho. Theo em, Tùng nên xử lí như thế nào để tự bảo vệ bản thân trong trường hợp trên?

A. Tùng nên cố gắng hết sức đạp xe chạy thoát khỏi 2 người đó đến chỗ đông người. B. Nếu cảm thấy không có khả năng chạy thoát thì ngoan ngoãn đưa chiếc xe cho họ, cố gắng nhớ rõ gương mặt của 2 người đó và chạy về kể lại cho bố mẹ, người thân để đi báo án.

C. Kéo dài thời gian nói chuyện với hai người lạ mặt để chờ cơ hội thích hợp có người giúp đỡ.

D. Cả ba phương án trên.

Câu 4: Hôm chủ nhật, Nhân sang nhà bác hàng xóm chơi. Lúc về, trời đã gần tối, Nhân phát hiện có một người đàn ông cứ đi sát ngay sau mình rồi tiến lại gần xin số điện thoại.

A. Lập tức từ chối yêu cầu xin số điện thoại của người đàn ông đó và chạy thật nhanh về nhà bác hàng xóm để nhờ bác đưa về hoặc chờ bố mẹ đến đón.

B. Cố gắng giữ bình tĩnh, phớt lờ không trả lời người đàn ông đó

C. Giữ thái độ bình tĩnh và tránh xa người đàn ông đó . Không nên la lên hoặc hành động quá mạnh gây sự chú ý.

D. Cả A, B đều sai

Câu 5: Nam và Hoài đang đi trên một con đường nhỏ, hai bên là cây cối rậm rạp thì bất ngờ có một con rắn bò ra. Theo em, hai bạn nên xử lí như thế nào để tự bảo vệ bản thân trong trường hợp trên?

A. Bình tĩnh lấy một cây gậy dài để xua đuổi chúng đi xa và chạy thật nhanh ra khỏi khu vực đó.

B. Chạy tới nơi đông người, báo cho người bảo vệ hay nhờ người dân ở đó cứu giúp hoặc báo cảnh sát.

C. Bước đi nhanh, để cắt đuôi.    

D. Tất cả các cách trên.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Gần đây trong khối 7 của trường nổi lên phong trào “đăng hình câu like, đủ like là làm” trên facebook, khi lượt like của người đăng hình đạt tới một số lượng nhất định thì người đăng hình sẽ thực hiện một việc làm mà mọi người yêu cầu. Bạn Loan lớp em cũng tham gia vào phong trào này. Nhưng khi lượt like trong hình đăng của Loan đạt đến số lượng theo quy định thì xuất hiện một số đối tượng yêu cầu thực hiện những việc làm không nghiêm túc. Khi Loan không thực hiện theo yêu cầu, bọn chúng đã lên mạng xã hội để nói xấu, xúc phạm và đe doạ Loan làm cho Loan rất hoang mang và sợ hãi.

A. Loan khéo léo, cương quyết từ chối lời đề nghị làm việc không nghiêm túc.

B. Nếu những người đó tiếp tục đe doạ, Loan nên bình tĩnh nhờ người có trách nhiệm can thiệp. Loan không nên lên mạng xã hội nữa mà nên tập trung vào học tập và rèn luyện

C. Cả A, B đều đúng

D. Phương án khác.

Câu 2: Chọn các từ trong khung để điền vào các chỗ trống (...) trong câu sau sao cho phù hợp

a) lo lắng;

b) khó khăn;

c) chia sẻ;

d) tâm sự;

đ) giúp đỡ;

e) tin cậy

Xung quanh chúng ta có nhiều người đáng ..(1)..., luôn sẵn sàng ...(2)... theo trong lúc ta gặp ...(3).. Chúng ta có thể ...(4)...(5)... để tìm kiếm sự giúp đỡ khi gặp những chuyện ....(6)...., sợ hãi, bối rối, khó chịu,...

A. 1-đ; 2–e; 3-b; 4-c; 5-d; 6-a.

B. 1-b; 2–đ; 3-e; 4-c; 5-d; 6-a.

C. 1-e; 2–đ; 3-b; 4-c; 5-d; 6-a.

D. 1-e; 2–đ; 3-b; 4-d; 5-c; 6-a.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay