Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 7 kết nối CĐ4 bài 3: Quản lí chi tiêu

Bộ câu hỏi trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 7 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐ4 bài 3: Quản lí chi tiêu. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Một số cách để tiết kiệm tiền là?

A. Thiết lập danh sách những thứ thực sự cần thiết phải mua

B. Loại bỏ những đồ chưa thực sự cần dùng và mong muốn

C. So sánh giá để tìm được sản phẩm phù hợp với số tiền mình có

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Cách kiểm soát chi tiêu và tiết kiệm tiền là?

A. Liệt kê những đồ dùng cần thiết trước khi mua đồ.

B. Có một khoản tiết kiệm thường ngày để không mua nhiều đồ không dùng tới

C. Có kế hoạch chi tiêu rõ ràng.

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 3: Trước khi mua bất cứ thứ gì, chúng ta cần có suy nghĩ, tính toán gì?

A. Liệt kê các khoản cần chi tiêu

B. Trước khi mua món đồ nào phải suy nghĩ kĩ xem món đồ đó có thực sự cần thiết hay không

C. Loại bỏ những món đồ vô ích không cần thiết

D. Tái chế, tận dụng đồ dùng

Câu 4: Các bước để kiểm soát các khoản chi và tiết kiệm tiền đó là?

A. Thống kê các khoản chi mỗi tháng ð Đặt hạn mức chi tiêu cho mỗi khoản ð Lập kế hoạch chi tiêu ð Tiết kiệm trước, chi tiêu sau  ð Quy tắc “trì hoãn” khi muốn chi tiêu những việc không thiết yếu” ð Luôn chi tiêu trong phạm vi số tiền mình có

B. Đặt hạn mức chi tiêu cho mỗi khoản ð Thống kê các khoản chi mỗi tháng ð Lập kế hoạch chi tiêu ð Tiết kiệm trước, chi tiêu sau ð Quy tắc “trì hoãn” khi muốn chi tiêu những việc không thiết yếu” ð Luôn chi tiêu trong phạm vi số tiền mình có

C. Tiết kiệm trước, chi tiêu sau ð Thống kê các khoản chi mỗi tháng ð Lập kế hoạch chi tiêu ð Quy tắc “trì hoãn” khi muốn chi tiêu những việc không thiết yếu” ð Luôn chi tiêu trong phạm vi số tiền mình có

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 5: Sau khi thống kê và đặt hạn mức chi tiêu cho mỗi khoản, chúng ta cần thực hiện  

A. Quy tắc “trì hoãn” khi muốn chi tiêu những việc không thiết yếu

B. Tiết  kiệm trước, chi tiêu sau

C. Lập kế hoạch chi tiêu

D. Tất cả các Phúc án trến

Câu 6: Để lập kế hoạch tổ chức một sự kiện, chúng ta cần làm những việc gì?

A. Xác định thời gian, địa điểm tổ chức sự  kiện

B. Dự kiến các khoản cần chi tiêu, số người tham gia và số tiền cần chi

C. Lên kế hoạch tiết kiệm và lập danh mục chi tiêu

D. Cả A, B, C

Câu 7: Quản lí tiền hiệu quả là?

A. chủ động chi tiêu hợp lí, rèn luyện tiết kiệm, dự phòng cho trường hợp khó khăn và đầu tư cho tương lai.

B. biết sử dụng tiền một cách hợp lí, không tiêu xài phung phí, nhằm thực hiện những mục tiêu lớn hơn trong tương lai cũng như phòng trừ những bất trắc trong cuộc sống.

C. Cả A, B đều đúng

D. Cả A, B đều sai

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quản lí chi tiêu?

A. Quản lí chi tiêu là việc lên kế hoạch chỉ tiêu, tiết kiệm sao cho cân đối và tằn tiện.

B. Quản lí chi tiêu là việc lên kế hoạch chỉ tiêu, tiết kiệm sao cho cân đối và có nhiều lợi ích nhất.

C. Quản lí chi tiêu là việc lên kế hoạch chỉ tiêu, tiết kiệm sao cho cân đối và phù hợp.

D. Quản lí chi tiêu là việc lên kế hoạch chỉ tiêu, tiết kiệm sao cho hiệu quả và tiết kiệm.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Một trong những nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả là chi tiêu hợp lí và tiết kiệm thường xuyên.

B. Một trong những nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả là chi tiêu hợp lí và tăng nguồn thu.

C. Một trong những nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả là tiết kiệm thường xuyên và tăng nguồn thu.

D. Tất cả Phúc án trên là đúng.

Câu 3: Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa của việc quản lí chi tiêu hiệu quả?

A. Quản lí chi tiêu giúp chúng ta chủ động chi tiêu hợp lí.

B. Quản lí chi tiêu giúp chúng ta rèn luyện tính tiết kiệm.

C. Quản lí chi tiêu giúp chúng ta dự phòng cho trường hợp khó khăn.

D. Quản lí chi tiêu giúp chúng ta nâng cao thu nhập hàng tháng.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Quản lý chi tiêu là biết sử dụng tiền một cách hợp lí.

B. Quản lý chi tiêu là dùng tiền để mua nhiều đồ hiệu, xa xỉ.

C. Quản lý chi tiêu là hà tiện, giảm tối đa mức độ chi tiêu.

D. Quản lý chi tiêu là tiêu hết số tiền mà mình đang có.

Câu 5: Ý kiến nào sau đây là đúng?

A. Quản lý chi tiêu sẽ giúp chúng ta tăng thu nhập hàng tháng.

B. Quản lý chi tiêu sẽ giúp chúng ta nâng cao đời sống vật chất.

C. Quản lý chi tiêu sẽ giúp chúng ta chủ động chi tiêu hợp lí.

D. Quản lý chi tiêu sẽ giúp chúng ta nâng cao đời sống tinh thần.

Câu 6: Ý kiến nào dưới đây là đúng khi bàn về vấn đề tiết kiệm?

A. Chỉ những người chi tiêu quá nhiều tiền mới cần tiết kiệm.

B. Quản lí tiền hiệu quả sẽ tạo dựng được cuộc sống ổn định, tự chủ.

C. Cứ mua những gì mình thích vì “đời có mấy tý, sao phải nghĩ”.

D. Đã mua đồ thì phải mua đồ hiệu để thể hiện đẳng cấp.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Mẹ đưa cho Tùng 100 000 đồng đi chợ mua thức ăn. Vừa ra đến chợ, Tùng gặp cô hàng xóm ngồi bán cá và mời em mua mớ cá tươi với giá 90 000 đồng, Tùng muốn mua ủng hộ cô nhưng mẹ dặn Tùng phải mua cả rau và mắm, muối. Nếu em là Tùng, em sẽ làm gì?

A. Em sẽ mua 90 000 đồng tiền cá để ủng hộ cô hàng xóm.

B. Em sẽ không mua cả 90 000 đồng tiền cá mà nên chia nhỏ ra cho cả cá, rau và mắm, muối. Em chỉ mua 45 000 đồng tiền cá còn lại để mua rau 10 000 đồng và 25 000 đồng mua mắm và 10 000 đồng mua muối.

C. Em sẽ không mua cả 90 000 đồng tiền cá mà nên chia nhỏ ra cho cả cá, rau và mắm, muối. Em chỉ mua 80 000 đồng tiền cá còn lại để 10 000 đồng mua mắm và 10 000 đồng mua muối.

D. Đáp án khác

Câu 2: Hằng có 300 000 đồng tiền mừng tuổi. Em dự định dùng số tiền này để mua một chiếc áo ấm vì chiếc áo đã cũ và hơi ngắn nhưng vẫn tạm mặc được. Tuy nhiên, đợt này công việc của bố Hằng gặp nhiều khó khăn nên chi phí sinh hoạt trong gia đình cũng hạn hẹp. Nếu em là Hằng, em sẽ xử lí như thế nào?

A. Hằng có thể mua chiếc áo mới vì chiếc áo cũ đã ngắn và đây là khoản chi cần thiết, chính đáng

B. Hằng tạm thời chưa nên mua áo mới vì chiếc áo cũ vẫn mặc tạm được và 300 000 có thể để dành cho các hoạt động cần thiết hơn (học tập, sinh hoạt) trong cuộc sống khi gia đình đang có khó khăn.

C. Cả A, B đều đúng

D. Cả A, B đều sai

Câu 3: Hằng tháng, Hoan được bố mẹ cho một khoản tiền mua những thứ cần thiết cho việc học tập, sinh hoạt hằng ngày và phòng khi xe bị hỏng dọc đường. Vậy mà, thỉnh thoảng xem quảng cáo bán hàng online trên mạng, thấy cái gì hay hay, vừa túi tiền, Hoan liền đặt mua ngay, mặc dù đã có những thứ đó. Em nhận xét gì về cách chi tiêu của Hoan?

A. Ban Hoan nên suy nghĩ, tính toán trước khi mua để xem đồ vật đó có thực sự cần thiết

B. Bạn Hoan không nên chi tiêu bừa bãi như vậy, bạn chỉ nên mua những thứ thực sự cần thiết.

C. Cả A, B đều đúng

D. Cả A, B đều sai

Câu 4: Em làm gì với các món đồ cũ?

A. Loại bỏ những món đồ vô ích không cần thiết

B. Tái chế, tận dụng đồ dùng

C. Cả A, B đều đúng

D. Cả A, B đều sai

Câu 5: Sắp xếp thứ tự ưu tiên các khoản chi sau đây

(1) Các khoản khác

(2) Mua đồ dùng học tập

(3) Mua sách

(4) Chi cho sở thích của bản thân

A. (1) – (2) – (3) – (4)

B. (2) – (3) – (1) – (4)

C. (2) – (3) – (4) – (1)

D. (4) – (3) – (2) – (1)

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Năm nay bố mẹ cho phép Hằng tự tổ chức sinh nhật của mình và mời nhóm bạn thân đến dự. Bố mẹ Hằng đều là công nhân, hôm đó phải tăng ca đến đêm muộn nên không kịp về dự sinh nhật con. Mẹ đã cho Hằng 300 000 đồng để tổ chức sinh nhật.

Hằng dự định mua bánh sinh nhật, nến, hoa và một phông nền thật đẹp. Tuy nhiên nếu đặt làm phông nền thì rất đặt và số tiền mẹ cho sẽ không đủ. Hằng đã quyết định chỉ mua phụ kiện về để tự trang trí, như vậy vừa theo ý mình, không vượt quá số tiền mẹ cho, thậm chí có thể tiết kiệm được khoảng 50 000 đồng.

Trong buổi sinh nhật, các bạn đề nghị dùng thêm trà sữa. Hằng thoáng giật mình khi nghĩ đến số tiền có thể tiết kiệm, nhưng hôm nay là sinh nhật của em, các bạn đang rất vui vẻ nên Hằng đã gật đầu đồng ý.  Theo em, cách chi tiêu đó có phù hợp không?

Bạn Hằng có kiểm soát được các khoản chi tiêu của mình không? Vì sao?

A. Bạn Hằng khi mua đồ tổ chức sinh nhật chi tiêu khá hợp lý. Đối với việc đồng ý mua thêm trà sữa, khoản chi tiêu này có thể chấp nhận được vì hôm nay là ngày sinh nhật của Hằng.

B. Bạn Hằng đã kiểm soát tốt các khoản chi tiêu khi mua đồ tổ chức nhưng hành đồng gật đầu đồng ý dùng thêm trà sữa là hành động chưa kiểm soát tốt chi tiêu. Vì dùng trà sữa => Phát sinh quá chi phi.

C. Cả A, B đều đúng

D. Cả A, B đều sai

Câu 2: Em hãy đọc cách tiết kiệm của bạn Khánh trong tình huống dưới đây và cảm thấy bạn đã có cách tiết kiệm hợp lý, rõ ràng chưa?

Khánh chia sẻ với các bạn cách tiết kiệm tiền của mình như sau

(1) Liệt kê các khoản cần chi như mua đồ dùng học tập, mua quà sinh nhật

(2) Cân nhắc trước khi chi tiết như việc quan trọng, cấp thiết mới chi

(3) Để dành từ 1.000 đồng đến 5.000 đồng mỗi tuần, cho vào Hộp tiết kiệm

A. Bạn Khánh có cách tiết kiệm khá hà tiện và chưa phù hợp với cách tiết kiệm của lứa tuổi học sinh.

B. Bạn Khánh có cách tiết kiệm hợp lý, rõ ràng và thiết thực, phù hợp với cách tiết kiệm của lứa tuổi học sinh.

C. Bạn Khánh có cách tiết kiệm quá mức và không thiết thực

D. Đáp án khác

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay