Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 7 kết nối CĐ3 bài 1: Vượt qua khó khăn

Bộ câu hỏi trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 7 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐ3 bài 1: Vượt qua khó khăn. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Cách để vượt qua một môn học khó trong học tập đó là?

A. Xác định được nguyên nhân vì sao bản thân chưa học tốt môn học đó

B. Xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập môn học đó

C. Suy nghĩ tích cực và tìm kiếm sự hỗ trợ

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 2: Một số cách vượt qua khó khăn trong cuộc sống là?

A. Hãy luôn nghĩ mình có thể làm được, mình có thể thay đổi, có thể tiến bộ.

B. Thường xuyên trải nghiệm kiểm soát cảm xúc, quan sát và tự rút ra bài học kinh nghiệm.

C. Xem khó khăn như là thử thách giúp cá nhân rèn luyện sự kiên trì, chăm chỉ và tôi luyện ý chí.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 3: Học sinh có thể gặp khó khăn trong các khía cạnh như

A. Trong học tập

B. Trong giao tiếp, ứng xử với thầy cô, cha mẹ

C. Trong quá trình tham gia hoạt động tập thể

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 4: Những cách giải toả thường sử dụng khi có cảm xúc tiêu cực trong thực tiễn đó là?

A. Bỏ đi chỗ khác

B. Tâm sự với thầy, cô giáo; người thân trong gia đình hoặc người em tin cậy

C. Sử dụng đồ uống có cồn 

D. Cả A, B

Câu 5: Những khó khăn của em ở trường trung học cơ sở trong việc thực hiện nội qua nhà trường có thể là

A. Được học nhiều môn mới hơn, kiến thức cũng được nâng cao hơn, đòi hỏi em phải chăm chỉ lắng nghe cô giảng bài trên lớp.

B. Trong giao tiếp với thầy cô, bạn bè vì chưa quen nên vẫn còn ngại ngùng.

C. Phải đeo khăn quàng mỗi khi đến lớp, đi học đúng giờ.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 6: Cách để có suy nghĩ tích cực, lao động lực vượt qua khó khăn đó là?

A. Hãy nghĩ đến những câu chuyện vui, những tấm gương vượt qua hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống.

B. Nghĩ về những khó khăn trước đây mà mình đã từng vượt qua

C. Tự tin vào những điểm mạnh, đặc điểm riêng của bản thân mìn

D. Cả A, B, C

Câu 7: Khi gặp khó khăn trong việc giao tiếp với những người mới gặp, học sinh có thể vượt qua bằng cách nào sau đây?

A. Luyện tập nói trước gương

B. Cố gắng tìm chủ đề chung, sở thích chung để nói

C. Luôn tươi cười, chân thành, cởi mở trong khi giao tiếp

D. Tất cả các phương án trên.

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Ý nào sau đây là đúng về cách để vượt qua một môn học khó trong học tập?

A. Bước đầu để vượt qua một môn học khó trong học tập đó là  xác định được nguyên nhân vì sao bản thân chưa học tốt môn học đó

B. Bước thứ  hai để vượt qua một môn học khó trong học tập đó là xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập môn học đó

C. Bước thứ  ba để vượt qua một môn học khó trong học tập đó là suy nghĩ tích cực và tìm kiếm sự hỗ trợ

D. Tất cả các phương án trên đều đúng.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về lợi ích của kĩ năng kiểm soát cảm xúc đối với mỗi người?

A. Kĩ năng kiểm soát cảm xúc giúp con người luôn chỉ có cảm xúc tích cực

B. Kĩ năng kiểm soát cảm xúc giúp con người sống cân bằng, bảo vệ được sức khoẻ

C. Kĩ năng kiểm soát cảm xúc giúp con người có cách giải quyết, ứng xử phù hợp, không làm tổn thương chính mình và người khác

D. Kĩ năng kiểm soát cảm xúc giúp con người không để cảm xúc tiêu cực làm ảnh hưởng đến công việc, học tập và các mối quan hệ.

Câu 3: Nhận định nào sau đây đúng khi nói về các cách vượt qua khó khăn trong cuộc sống?

A. Một trong các cách vượt qua khó khăn trong cuộc sống đó là hãy luôn nghĩ mình có thể làm được, mình có thể thay đổi, có thể tiến bộ.

B. Một trong các cách vượt qua khó khăn trong cuộc sống đó là thường xuyên trải nghiệm kiểm soát cảm xúc, quan sát và tự rút ra bài học kinh nghiệm.

C. Một trong các cách vượt qua khó khăn trong cuộc sống đó là xem khó khăn như là thử thách giúp cá nhân rèn luyện sự kiên trì, chăm chỉ và tôi luyện ý chí.

D. Tất cả các phương án trên là đúng.

Câu 4: Ý kiến nào sau đây là không đúng?

A. Học sinh chỉ gặp những khó khăn trong học tập

B. Học sinh có thể gặp khó khăn trong giao tiếp, ứng xử với thầy cô, cha mẹ

C. Học sinh có thể gặp khó khăn trong quá trình tham gia hoạt động tập thể

D. Tất cả các phương án trên đều đúng.

Câu 5: Nhận xét nào sau đây là đúng?

A. Những khó khăn của học sinh ở trường trung học cơ sở trong việc thực hiện nội qua nhà trường có thể là phải chăm chỉ lắng nghe cô giảng bài trên lớp.

B. Những khó khăn của học sinh ở trường trung học cơ sở trong việc thực hiện nội qua nhà trường có thể là trong giao tiếp với thầy cô, bạn bè vì chưa quen nên vẫn còn ngại ngùng.

C. Những khó khăn của học sinh ở trường trung học cơ sở trong việc thực hiện nội qua nhà trường có thể là phải đeo khăn quàng mỗi khi đến lớp, đi học đúng giờ.

D. Tất cả các phương án trên đều đúng.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Khi gặp khó khăn trong việc giao tiếp với những người mới gặp, học sinh có thể vượt qua bằng cách luyện tập nói trước gương

B. Khi gặp khó khăn trong việc giao tiếp với những người mới gặp, học sinh có thể vượt qua bằng cách cố gắng tìm chủ đề chung, sở thích chung để nói

C. Khi gặp khó khăn trong việc giao tiếp với những người mới gặp, học sinh có thể vượt qua bằng cách luôn tươi cười, chân thành, cởi mở trong khi giao tiếp

D. Tất cả các phương án trên.

3. VẬN DỤNG (6 câu)

Câu 1: Khi gặp một bài tập khó, em sẽ làm thế nào?

A. Tự suy nghĩ, cố gắng làm bằng được

B. Chép luôn bài của bạn

C. Nhờ người khác làm hộ

D. Bỏ qua, không làm

Câu 2: Cách bản thân em vượt qua sự tự ti là gì?

A. Xác định nguyên nhân của sự tự ti là do tính cách hướng nội, rụt rè, do sợ sai hay ngại ngùng.

B. Xây dựng và thực hiện kế hoạch để vượt qua tự ti trở nên tự tin hơn như luyện tập thể hiện hàng ngày, dần dần nêu ý kiến trước mọi người.

C. Suy nghĩ tích cực và chủ động học hỏi; Tìm kiếm sự giúp đỡ, cùng luyện tập từ bạn bè.

D. Cả A, B, C

Câu 3: Cách vượt qua vấn đề như chưa dám đưa ra ý kiến phát biểu trong lớp của học sinh, có thể được khắc phục bằng cách nào sau đây?

A. Suy nghĩ thật kỹ trước khi đưa ra ý kiến

B. Đọc các tài liệu liên quan để nắm rõ kiến thức đang được đề cập

C. Cả A, B

D. Phương án khác

Câu 4: Giả sử khi em mắc lỗi, bố mẹ không cho em cơ hội giải thích. Em sẽ xử lí như thế nào?

A. Cáu gắt và to tiếng với bố mẹ để giành quyền lợi cho bản thân

B. Cố gắng giữ bình tĩnh, không cáu gắt và nói to với bố mẹ

C. Chờ bố mẹ nguôi giận rồi tìm cơ hội để giải thích cho bố mẹ hiểu

D. Cả  B, C đều đúng.

Câu 5: Các bước em có thể thực hiện để vượt qua khó khăn đối với lý thuyết môn Toán là gì?

A. Chủ động hỏi lại thầy lý thuyết

B. Nhờ bạn giảng lại những bài tập mình chưa hiểu

C. Tự giác làm nhiều dạng bài khác nhau ở nhà để củng cố lại kiến thức

D. Tất cả các cách trên.

Câu 6: Trong hoạt động làm việc nhóm, nếu em được phân công thực hiện nhiệm vụ không phù hợp với khả năng của mình, em có cách giải quyết như thế nào?

A. Chủ động chia sẻ và trình bày suy nghĩ của mình. Ý kiến được phân công nhiệm vụ phù hợp với khả năng của mình

B. Cố gắng làm phần công việc được giao trong khả năng của mình

C. Làm qua loa để đối phó bởi phần công việc đó không nhằm trong khả năng của mình

D. Đáp án khác.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Bạn Thành là một thành viên mới chuyển đến học lớp em. Thành rất muốn cùng các bạn trong lớp nói chuyện và vui đùa, nhưng lại thấy ngượng ngùng vì chưa biết bắt đầu như thế nào. Nếu là Thành, em sẽ làm gì?

A. Nếu là Thành, em sẽ im lặng và chờ các bạn đến bắt chuyện với mình

B. Nếu là Thành, em sẽ cố gắng vượt qua nỗi e ngại của chính mình, mạnh dạn trò chuyện, chia sẻ những vướng mắc, khó khăn với các bạn mà em tin cậy. Có thể nhờ các bạn chỉ cho cách tháo gỡ khó khăn hoặc hỗ trợ khi cần thiết.

C. Cả A,  B đều đúng

D. Phương án khác.

Câu 2: Gần đây, bạn Hưng ở lớp em có biểu hiện chán nản, chểnh mảng việc học, thỉnh thoảng tỏ ra bất cần do bố mẹ Hưng vừa li hôn. Nếu em là bạn của Hưng, em có lời khuyên gì cho bạn?

A. Hưng nên suy nghĩ tích cực và tham gia vào các hoạt động ở lớp.

B. Giữ khoảng cách và tránh giao tiếp với Hưng bởi bạn là người suy nghĩ tiêu cực, có thể ảnh hưởng đến tinh thần học tập của mình.

C. Hưng có thể tâm sự, chia sẻ với bạn thân, những người bạn tin cậy hoặc thầy cô giáo để vơi bớt nỗi buồn và nhận được những lời khuyên chân thành

D. Cả A, C đều đúng.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay