Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 kết nối tri thức Chủ đề 5 Bài 3:Lắng nghe tích cực ý kiến người thân trong gia đình

Bộ câu hỏi trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 7 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 5_Bài 3_Lắng nghe tích cực ý kiến người thân trong gia đình. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 5: EM VỚI GIA ĐÌNH

BÀI 3: LẮNG NGHE TÍCH CỰC Ý KIẾN NGƯỜI THÂN TRONG GIA ĐÌNH

 

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (9 câu)

Câu 1: Lắng nghe tích cực là gì?

A. Là tiếp thu ý kiến xác đáng và thay đổi cho phù hợp.

B. Tiếp thu mọi ý kiến và ngoan ngoãn làm theo.

C. Chỉ nghe rồi để đó.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 2: Đâu là những yêu cầu khi lắng nghe tích cực ý kiến người thân trong gia đình?

A. Dừng những việc đang làm để tập trung nghe người thân nói, chia sẻ.

B. Nghe với thiện chí và suy nghĩ tích cực là người thân luôn muốn tốt cho mình và họ cần được chia sẻ, cảm thông.

C. Sau khi nghe người thân nói hết hãy chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc của mình một cách chân thành và thiện chí.

D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 3: Đâu là biểu hiện của sự lắng nghe?

A. Tiếp thu ý kiến.

B. Không tiếp thu ý kiến.

C. Bảo thủ.

D. Tự ái.

Câu 4: Đâu là cách thức để chúng ta lắng nghe tích cực được ý kiến của người thân?

A. Xin sự góp ý.

B. Tâm sự cùng họ.

C. A và B đúng.

D. A và B sai.

Câu 5: Khi được người thân góp ý, ta cần có thái độ như thế nào?

A. Giận dữ.

B. Tiếp thu.

C. Phản bác.

D. Cả ba ý trên.

Câu 6: Lợi ích của việc lắng nghe tích cực từ người thân trong gia đình là gì?

A. Giúp mọi thành viên trong gia đình thấu hiểu, chia sẻ và đồng cảm với nhau.

B. Tạo nên sự gắn bó chặt chẽ và tạo dựng hạnh phúc bền vững của gia đình.

C. Chia rẽ tình cảm các thành viên trong gia đình.

D. A và B đúng.

Câu 7: Để lắng nghe tích cực ý kiến người thân trong gia đình, chúng ta cần làm gì?

A. Nghĩ rằng người thân muốn tốt và tin tưởng vào mình.

B. Đặt mình vào vị trí người thân để thấu hiểu.

C. Dõi theo cảm xúc của người thân.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 8: Lắng nghe ý kiến người thân trong gia đình là gì?

A. Nghĩa vụ

B. Trách nhiệm

C. Nhiệm vụ

D. Cả ba ý trên

Câu 9: Khi nào chúng ta cần lắng nghe người thân trong gia đình?

A. Khi người thân gặp khó khăn.

B. Khi người thân có niềm vui.

C. Khi người thân có sở thích riêng.

D. Cả ba ý trên.

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Tại sao cần lắng nghe tích cực ý kiến người thân trong gia đình?

A. Để cải thiện những khuyết điểm.

B. Để gắn kết gia đình.

C. A và B đúng.

D. A và B sai.

Câu 2: Đâu là phát biểu đúng?

A. Lắng nghe ý kiến của người thân sẽ giúp mọi người hiểu nhau hơn.

B. Lắng nghe ý kiến của người thân là phải thực hiện đúng theo ý kiến đó.

C. Lắng nghe ý kiến của người thân là không tôn trọng chính mình.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 3: Một người biết lắng nghe ý kiến của người khác sẽ trở nên như thế nào?

A. Thành công.

B. Được mọi người yêu mến.

C. Hiểu mình và hiểu mọi người.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 4: Đâu là ý kiến đúng?

A. Chỉ có trẻ em mới cần lắng nghe người lớn.

B. Chỉ có người lớn mới được góp ý cho trẻ em.

C. Mọi người trong gia đình cần lắng nghe lẫn nhau.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 5: Đâu không phải là biểu hiện của sự lắng nghe?

A. Tiếp thu ý kiến.

B. Bảo thủ.

C. Chờ người thân nói xong mới trình bày suy nghĩ, ý kiến của mình.

D. Cả ba ý trên.

Câu 6: Đâu không phải là cách thức để chúng ta có thể lắng nghe tích cực được ý kiến của người thân?

A. Bắt họ nói ra ý kiến.

B. Xin sự góp ý.

C. Tâm sự cùng họ.

D. Cả ba ý trên.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: H. muốn sau này trở thành công an nhưng bố mẹ cho rằng, nghề này không phù hợp với con gái và đã khuyên H. nên đi theo nghề giáo viên của mẹ. H. cảm thấy bị áp đặt và không thích chút nào. Em sẽ giải quyết như thế nào cho hợp lí đối với tình huống này nếu em là Hương?

A. Mặc kệ cho việc đến đâu thì đến.

B. Cãi lại bố mẹ, tỏ thái độ khó chịu với bố mẹ.

C. Chờ bố mẹ nói xong, sau đó thẳng thắn bày tỏ ý kiến, quan điểm của bản thân về nghề nghiệp mong muốn, hi vọng bố mẹ có thể tôn trọng và ủng hộ quyết định của mình.

D. Đáp án khác.

Câu 2: Hùng dạo này rất hay đi chơi với bạn bè và bỏ bê học tập. Bố mẹ có khuyên cậu hãy tập trung học hành hơn. Hùng tỏ ra khó chịu và nói rằng bố mẹ thật phiền phức. Em có nhận xét gì về thái độ của Hùng?

A. Thái độ của Hùng chưa đúng.

B. Hùng đúng vì bố mẹ không nên can thiệp quá sâu vào việc của Hùng.

C. Thái độ của Hùng thể hiện sự thiếu lắng nghe.

D. A và C đúng.

Câu 3: Bà nội ốm phải vào viện nhưng Thảo không quan tâm, bố mẹ có góp ý rằng cuối tuần Thảo hãy vào thăm bà. Thảo đã tỏ ra khó chịu vì thấy bố mẹ đi thăm là được rồi. Đâu là nhận xét gì về hành động của Thảo?

A. Thảo không biết lắng nghe.

B. Thảo làm như vậy là đúng.

C. Thảo nên nghe theo bố mẹ vì bố mẹ lúc nào cũng đúng.

D. Cả 3 ý trên.

Câu 4: Hoàng học rất giỏi tiếng Anh và có ước mơ trở thành phiên dịch viên. Thế nhưng bố mẹ lại bắt em học làm bác sĩ. Hoàng kiên quyết không nghe theo lời bố mẹ vì bản thân không giỏi các môn tự nhiên. Đâu là nhận xét gì về hành động của Hoàng?

A. Hoàng không biết lắng nghe.

B. Hoàng đúng vì góp ý của bố mẹ chưa phù hợp.

C. Hoàng sai vì bố mẹ lúc nào cũng đúng.

D. Cả ba ý trên.

Câu 5: Hương lúc nào cũng cãi lời bố mẹ vì em cho rằng người lớn không hiểu được con nít. Em luôn tự làm việc theo ý của mình. Đâu là nhận xét đúng về Hương?

A. Hương thiếu sự tôn trọng bố mẹ.

B. Hương chưa biết cách lắng nghe.

C. Hương làm như vậy là đúng.

D. A và B đúng.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Huệ không giỏi vẽ nhưng lại muốn thi vào trường mĩ thuật. Bố mẹ thấy vậy liền khuyên em hãy làm giáo viên vì em có khả năng ăn nói và giỏi môn văn. Nếu là Hương em sẽ làm gì?

A. Tiếp tục làm theo ý mình.

B. Suy nghĩ về góp ý của bố mẹ.

C. Em sẽ chọn ngành khác không phải cả hai công việc trên để thể hiện sự phản đối.

D. Cả ba ý trên.

Câu 2: Thời gian gằn đây, K. dành nhiều thời gian đi chơi với bạn và ít quan tâm đến gia đình hơn. Nhiều khi mải chơi với bạn, K. sao nhãng cả việc học và bỏ mặc em ốm nằm ở nhả. Bố mẹ nhận thấy rõ sự thay đổi này, nên đã dành thời gian góp ý để K. điều chỉnh lại. Vì cho rằng mình đã lớn mà bố mẹ vẫn muốn can thiệp vào quan hệ bạn bè của mình, nên chưa chờ bố mẹ nói xong K. đã cãi lại: "Sao bố mẹ cứ thích can thiệp vào cuộc sống của con thế?". Em hãy nhận xét về thái độ và cách tiếp nhận ý kiến của bạn Hiếu.

A. K. làm như vậy là đúng vì K. lớn rồi, bố mẹ không nên can thiệp vào.

B. Thái độ của K. chưa thể hiện sự tôn trọng và muốn lắng nghe sự góp ý, khuyên bảo của bố mẹ.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay