Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 7 kết nối CĐ1 bài 1: Phát triển mối quan hệ hoà đồng, hợp tác với thầy cô và các bạn

Bộ câu hỏi trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 7 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐ1 bài 1: Phát triển mối quan hệ hoà đồng, hợp tác với thầy cô và các bạn. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

1. NHẬN BIẾT (9 câu)

Câu 1: Các cách để phát triển mối quan hệ hòa đồng với thầy cô và các bạn là?

A. Luôn tôn trọng, lắng nghe để thấu hiểu ý kiến của thầy cô và các bạn

B. Khi gặp khó khăn nên trò chuyện, tâm sự, chia sẻ, hỏi ý kiến thầy cô

C. Phát ngôn tích cực, giao tiếp cởi mở, cùng học, cùng tham gia các hoạt động với bạn

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 2: Cách hợp tác với các bạn có thể là?

A. Xây dựng kế hoạch và phân công nhiệm vụ

B. Chủ động xin ý kiến của thầy cô khi gặp khó khăn.

C. Lắng nghe hướng dẫn của thầy cô.

D. Cả A, B, C

Câu 3: Cách hợp tác với thầy cô có thể là?

A. Xây dựng kế hoạch và phân công nhiệm vụ với các bạn.

B. Tôn trọng, lắng nghe ý kiến của các bạn.

C. Sẵn sàng giúp đỡ các bạn.

D. Chủ động xin ý kiến của thầy cô khi gặp khó khăn.

Câu 4: Những cách hợp tác với thầy cô và giải quyết những vấn đề nảy sinh như

A. Luôn lắng nghe thầy cô hướng dẫn

B. Có trách nhiệm với công việc được giao, vô tư, ngay thẳng, không ghen tị khi hợp tác và làm việc nhóm

C. Tìm kiếm sở thích chung và tôn trọng sự khác biệt

D. Kiềm chế cảm xúc, bình tĩnh nói rõ quan điểm cá nhân, cùng đặt câu hỏi và đưa ra phương hướng giải quyết.

Câu 5: Những cách hợp tác với các bạn và giải quyết những vấn đề nảy sinh như

A. Chia sẻ về tính cách, sở thích, ưu điểm, hạn chế của mình với thầy cô.

B. Chủ động xin ý kiến của thầy cô khi gặp những điều chưa hiểu hay các vấn đề nảy sinh trong việc thực hiện nhiệm vụ

C. Phát ngôn tích cực, giao tiếp cởi mở, tin tưởng lẫn nhau

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 6: Những tiêu chí xây dựng “Lớp học hạnh phúc” đó là?

A. Yêu thương

B. Tôn trọng

C. Chia sẻ

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 7: Khi xây dựng “Lớp học hạnh phúc”, tiêu chí yêu thương được hiểu là?

A. Cùng nhau bàn bạc kế hoạch và thực hiện kế hoạch của lớp.

B. Tôn trọng ý kiến của mọi thành viên trong lớp.

C. Chia sẻ, hỗ trợ, động viên những bạn có hoàn cảnh khó khăn.

D. Tôn trọng sự khác biệt của các thành viên trong lớp

Câu 8: : Khi xây dựng “Lớp học hạnh phúc”, tiêu chí tôn trọng được hiểu là?

A. Cùng nhau bàn bạc kế hoạch và thực hiện kế hoạch của lớp.

B. Tôn trọng ý kiến của mọi thành viên trong lớp.

C. Tôn trọng sự khác biệt của các thành viên trong lớp

D. Cả A, B, C

Câu 9: Khi xây dựng “Lớp học hạnh phúc”, tiêu chí chia sẻ được hiểu là?

A. Cùng nhau bàn bạc kế hoạch và thực hiện kế hoạch của lớp.

B. Thân thiện, cởi mở với các bạn.

C. Thầy cô và học sinh cùng nhau chia sẻ với những bạn có hoàn cảnh khó khăn

D. Tôn trọng sự khác biệt của các thành viên trong lớp

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Ý nào sau đây đúng về các cách giữ gìn, phát huy truyền thống của nhà trường?

A. Học tập tấm gương vượt khó, vươn lên trong học tập, rèn luyện của những anh chị lớp trước.

B. Thực hiện các tiêu chí của “Lớp học hạnh phúc”

C. Phát ngôn tích cực, giao tiếp cởi mở, cùng học, cùng tham gia các hoạt động với bạn

D. Cả A, B đều đúng

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Để phát triển mối quan hệ hòa đồng với thầy cô và các bạn, chúng ta phải luôn tôn trọng, lắng nghe để thấu hiểu ý kiến của thầy cô và các bạn

B. Để phát triển mối quan hệ hòa đồng với thầy cô và các bạn, chúng ta phải khi gặp khó khăn nên trò chuyện, tâm sự, chia sẻ, hỏi ý kiến thầy cô

C. Để phát triển mối quan hệ hòa đồng với thầy cô và các bạn, chúng ta phải phát ngôn tích cực, giao tiếp cởi mở, cùng học, cùng tham gia các hoạt động với bạn

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 3: Nhận định nào dưới đây là đúng về cách hợp tác với bạn bè?

A. Để hợp tác với bạn bè, chúng ta có thể xây dựng kế hoạch và phân công nhiệm vụ với các bạn

B. Để hợp tác với bạn bè, chúng ta có thể chủ động xin ý kiến của thầy cô khi gặp khó khăn.

C. Để hợp tác với bạn bè, chúng ta có thể lắng nghe hướng dẫn của thầy cô.

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 4: Ý kiến nào sau đây là đúng đối với các cách hợp tác với thầy cô?

A. Cách hợp tác với thầy cô có thể là xây dựng kế hoạch và phân công nhiệm vụ với các bạn.

B. Cách hợp tác với thầy cô có thể là tôn trọng, lắng nghe ý kiến của các bạn.

C. Cách hợp tác với thầy cô có thể là sẵn sàng giúp đỡ các bạn.

D. Cách hợp tác với thầy cô có thể là chủ động xin ý kiến của thầy cô khi gặp khó khăn.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Cách hợp tác với các bạn và giải quyết những vấn đề nảy sinh có thể là chia sẻ về tính cách, sở thích, ưu điểm, hạn chế của mình với thầy cô.

B. Cách hợp tác với các bạn và giải quyết những vấn đề nảy sinh có thể là chủ động xin ý kiến của thầy cô khi gặp những điều chưa hiểu hay các vấn đề nảy sinh trong việc thực hiện nhiệm vụ

C. Cách hợp tác với các bạn và giải quyết những vấn đề nảy sinh có thể là phát ngôn tích cực, giao tiếp cởi mở, tin tưởng lẫn nhau

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 6: Nhận xét nào sau đây là đúng?

 A. Khi xây dựng “Lớp học hạnh phúc”, tiêu chí chia sẻ được hiểu là cùng nhau bàn bạc kế hoạch và thực hiện kế hoạch của lớp.

B. Khi xây dựng “Lớp học hạnh phúc”, tiêu chí chia sẻ được hiểu là thân thiện, cởi mở với các bạn.

C. Khi xây dựng “Lớp học hạnh phúc”, tiêu chí chia sẻ được hiểu là thầy cô và học sinh cùng nhau chia sẻ với những bạn có hoàn cảnh khó khăn

D. Khi xây dựng “Lớp học hạnh phúc”, tiêu chí chia sẻ được hiểu là tôn trọng sự khác biệt của các thành viên trong lớp

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Tiến là một học sinh mới chuyển đến lớp 7E. Tuy nhiên, Tiến là người nhút nhát nên giờ ra chơi thường ngồi một mình trong lớp không chơi cùng các bạn. Nếu em là bạn cùng lớp với Tiến, em có đề xuất gì?

A. Thiết kế một trò chơi gồm nhiều thành viên, mời Tiến chơi cùng vì có một vị trí chơi đang bị thiếu.

B. Không chơi với Tiến bởi bạn là người không hòa đồng, không chủ động bắt chuyện với các bạn trong lớp

C. Không giao tiếp nhiều với Tiến bởi Tiến khác biệt trong lớp

D. Đáp án khác

Câu 2: Làm thế nào để phát triển được mối quan hệ hoà đồng với thầy cô và các bạn?

A. Luôn tôn trọng, lắng nghe để thấu hiểu ý kiến của thầy cô và các bạn.

B. Giữ khoảng cách với thầy cô

C. Không nên giao tiếp với nhiều bạn

D. Kì thị sự khác biệt.

Câu 3: Nga rất chăm chỉ học hành và có thành tích học tập tốt, nhưng vì bị khuyết tật từ nhỏ nên Nga luôn tỏ ra nhút nhát, thiếu tự tin, ít khi chơi và giao tiếp cùng các bạn trong lớp.  Nếu Nga học cùng lớp với em, em sẽ làm gì?

A. Khuyến khích các bạn nên gần gũi, chuyện trò cởi mở, thân thiện với Nga, động viên và khuyến khích Nga cùng tham gia các hoạt động trong lớp.

B. Phân công cho Nga những việc phù hợp với khả năng của bạn để bạn luôn hoàn thành công việc.

C. Cả hai phương án trên đều đúng

D. Cả hai phương án trên đều sai

Câu 4: Từ nhỏ, Kiên sống cùng ông bà ở một tỉnh miền núi. Năm học này, Kiên về thành phố sống cùng bố mẹ và học lớp 7 ở một trường THCS trong thành phố. Mọi thứ đối với Kiên đều xa lạ, ngay cả cách dạy và cách học của các thầy cô, bạn mới cũng không giống với nơi Kiên đã học trước đây. Nếu Kiên là bạn mới trong lớp em, em sẽ làm gì?

A. Khuyên Kiên nên mạnh dạn trò chuyện, tâm sự, chia sẻ với thầy cô và các bạn, rủ Kiên cùng chơi, cùng tham gia các hoạt động.

B. Nói với Kiên rằng, em và các bạn trong lớp đều yêu quý Kiên và sẵn sàng giúp đỡ Kiên khi cần

C. Cả A, B đều sai

D. Cả A, B đều đúng

Câu 5: Trong các giờ học, Quang sợ nhất là giờ Toán vì không hiểu bài và nhiều khi không thể tự giải được các bài tập. Kết quả học tập môn Toán của Quang chỉ đạt ở mức trung bình kém. Quang luôn mất tự tin và thiếu hoà đồng với thầy giáo dạy Toán và các bạn. Nếu là bạn của Quang, em sẽ làm gì?

A. Gặp những bạn học tốt môn toán trong lớp, một nhờ các bạn giảng lại những chỗ không hiểu và hướng dẫn phương pháp học môn toán

B. Khuyên quang nên gặp thầy giáo dạy môn toán để chia sẻ với thầy về khó khăn của bản thân

C. Khuyên quang tin rằng mình sẽ học toán tốt hơn nếu bản thân thành cố gắng và được sự hỗ trợ của thầy giáo dạy môn toán cũng như các bạn tiên trong lớp.

D. Tất cả các cách trên.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Trong tiết thực hành môn Hóa học, các bạn cùng nhóm với Khánh đang làm thí nghiệm thì Khánh mang bài tập Toán ra làm. Nếu em là bạn của Khánh, em sẽ đề xuát với Khánh cách phát triển mối quan hệ hòa đồng, hợp tác với thầy cô và các bạn như thế nào trong tình huống trên?

A. Nghiêm khắc nhắc nhở Khánh không nên làm bài tập môn Toán trong tiết thực hành môn Hóa học vì đó là làm việc riêng trong giờ học và thông báo cho thầy cô biết.

B. Nhẹ nhàng nhắc Khánh không nên làm bài tập môn Toán trong tiết thực hành môn Hóa học vì không những ảnh hưởng đến việc tiếp thu kiến thức của Khánh mà còn ảnh hưởng đến kết quả thực hành chung của nhóm, đặc biệt là tinh thần làm việc của nhóm và sự đánh giá của thầy cô.

C. Chỉ trích Khánh vì việc làm của Khánh làm ảnh hường đến kết quả của nhóm và sự đánh giá của thầy cô.

D. Phương án khác.

Câu 2: Nhóm của Hằng được lớp giao nhiệm vụ chuẩn bị một tiểu phẩm để biểu diễn trong tiết Sinh hoạt dưới cờ. Tuy nhiên, ngay trước ngày biểu diễn thì một thành viên bị ốm. Nếu em là Hằng, em sẽ giải quyết như thế nào?

A. Thăm hỏi về tình trạng ốm, bệnh của thành viên nhóm, động viên bạn nghỉ ngơi để giữ gìn sức khoẻ

B. Thay đổi nội dung cho phù hợp với vị trí bị thiếu

C. Nếu có thể tìm được bạn thay thế thì tập trung các bạn lại để hướng dẫn cho người mới có thể hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ.

D. Tất cả các phương án trên.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay