Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 7 kết nối CĐ4 bài 2: Rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ

Bộ câu hỏi trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 7 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐ4 bài 2: Rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Biểu hiện của tính kiên trì, chăm chỉ trong công việc đó là?

A. Luôn hoàn thành công việc đúng thời hạn.

B. Đi làm đúng giờ

C. Sáng tạo và kiên trì với những nhiệm vụ khó khăn

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 2: Tác động của tính kiên trì, chăm chỉ đến hiệu quả công việc là gì?

A. Nâng cao năng suất làm việc.

B. Tạo tính kỉ luật trong công việc.

C. Cả A, B đều đúng

D. Cả A, B đều sai

Câu 3: Làm thế nào để rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ?

A. Hoàn thành công việc đều đặn.

B. Có ý thức rèn luyện kỉ luật bản thân

C. Cả A, B đều đúng

D. Cả A, B đều sai

Câu 4: Để thực hiện nhiệm vụ chủ động, tự giác làm việc nhà, chúng ta có thể

A. Dọn dẹp nơi ở, góc học tập hằng ngày

B. Nấu ăn

C. Giặt và phơi quần áo

D. Cả A, B, C

Câu 5: Chúng ta có thể rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ từ việc chăm sóc cây, rau, vật nuôi bằng cách

A. Tưới cây, rau

B. Cho vật nuôi ăn

C. Dọn dẹp nơi ở của vật nuôi

D. Tất cả các phương án trến

Câu 6: Học sinh có thể rèn luyện tính chăm chỉ học tập bằng cách

A. Hoàn thành bài tập ngay sau giờ học.

B. Luôn soạn bài các môn đầy đủ

C. Đọc và tìm hiểu bài

D. Cả A, B, C

Câu 7: Những việc cần làm để rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ khi rèn luyện sức khoẻ của bản thân là gì?

A. Tự giác làm việc nhà không để mẹ nhắc mới làm

B. Tập thể dục đều đặn, tham gia các hoạt động thể dục thể thao.

C. Tự bài tập, tự giác ngồi vào bàn học.

D. Cả A, B, C đều đúng

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về biểu hiện của tính kiên trì, chăm chỉ trong công việc đó là?

A. Người có tính kiên trì, chăm chỉ trong công việc luôn hoàn thành công việc đúng thời hạn.

B. Người có tính kiên trì, chăm chỉ trong công việc luôn đi làm đúng giờ

C. Người có tính kiên trì, chăm chỉ trong công việc luôn sáng tạo và kiên trì với những nhiệm vụ khó khăn

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Học sinh có thể rèn luyện tính chăm chỉ học tập bằng cách hoàn thành bài tập ngay sau giờ học.

B. Học sinh có thể rèn luyện tính chăm chỉ học tập bằng cách luôn soạn bài các môn đầy đủ

C. Học sinh có thể rèn luyện tính chăm chỉ học tập bằng cách đọc và tìm hiểu bài

D. Cả A, B, C

Câu 3: Nhận xét nào sau đây là đúng?

A. Để rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ khi rèn luyện sức khoẻ của bản thân, chúng ta cần tự giác làm việc nhà không để mẹ nhắc mới làm

B. Để rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ khi rèn luyện sức khoẻ của bản thân, chúng ta cần tập thể dục đều đặn, tham gia các hoạt động thể dục thể thao.

C. Để rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ khi rèn luyện sức khoẻ của bản thân, chúng ta cần tự bài tập, tự giác ngồi vào bàn học.

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 4: Nội dung nào sau đây là đúng khi rèn luyện tính tự giác?

A. Để rèn luyện tính tự giác, chúng ta cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người xung quanh.

B. Để rèn luyện tính tự giác, chúng ta cần học cách hít sâu, thở đều.

C. Để rèn luyện tính tự giác, chúng ta cần đặt báo thức hoặc nhờ người khác nhắc nhở.

D. Để rèn luyện tính tự giác, chúng ta cần điều chỉnh suy nghĩ và tự kiểm tra lại ý kiến của bản thân về sự việc khiến mình tức giận.

Câu 5: Nhận xét nào sau đây là đúng về ảnh hưởng của tính kiên trì, chăm chỉ tới hiệu quả công việc?

A. Tính kiên trì, chăm chỉ giúp hoàn thành công việc nhanh chóng, đúng hạn, năng suất công việc cao.

B. Người có tính kiên trì, chăm chỉ sẽ nhận được sự đánh giá cao của lãnh đạo và đồng nghiệp.

C. Tính kiên trì, chăm chỉ giúp chúng ta tích luỹ được nhiều kinh nghiệm có ích cho công việc sau này...

D. Cả A, B, C

Câu 6: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Cách để rèn luyện tính kiên trì không bỏ cuộc khi gặp khó khăn là học cách hít sâu, thở đều.

B. Cách để rèn luyện tính kiên trì không bỏ cuộc khi gặp khó khăn là viết, vẽ lời nhắc cho bản thân và để ở nơi dễ thấy.

C. Cách để rèn luyện tính kiên trì không bỏ cuộc khi gặp khó khăn là nghỉ ngơi, thư giãn bằng cách nghe nhạc, đọc sách.

D. Cách để rèn luyện tính kiên trì không bỏ cuộc khi gặp khó khăn là điều chỉnh suy nghĩ và tự kiểm tra lại ý kiến của bản thân về sự việc khiến mình tức giận.

3. VẬN DỤNG (6 câu)

Câu 1: Một số trường hợp thành công trong cuộc sống nhờ tính kiên trì, chăm chỉ như

A. Nhà bác học Thomas Edison.

B. Thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí.

C. Vận động viên Ánh Viên

D. Tất cả các phương án trên

Câu 2: Người có tính kiên trì, chăm chỉ trong công việc thường có biểu hiện nào sau đây?

A. Luôn cần cù, chăm chỉ, nỗ lực, chịu khó, quyết tâm hoàn thành công việc đã đặt ra.

B. Tự giác, chủ động thực hiện công việc.

C. Không bỏ cuộc khi gặp khó khăn, trở ngại.

D. Cả A, B, C

Câu 3: Tính kiên trì, chăm chỉ có ảnh hưởng như thế nào tới hiệu quả công việc?

A. Hoàn thành công việc nhanh chóng, đúng hạn, năng suất công việc cao.

B. Nhận được sự đánh giá cao của lãnh đạo và đồng nghiệp.

C. Giúp chúng ta tích luỹ được nhiều kinh nghiệm có ích cho công việc sau này...

D. Cả A, B, C

Câu 4: Nội dung nào sau đây phù hợp để rèn luyện tính kiên trì không bỏ cuộc khi gặp khó khăn?

A. Học cách hít sâu, thở đều.

B. Viết, vẽ lời nhắc cho bản thân và để ở nơi dễ thấy.

C. Nghỉ ngơi, thư giãn bằng cách nghe nhạc, đọc sách.

D. Điều chỉnh suy nghĩ và tự kiểm tra lại ý kiến của bản thân về sự việc khiến mình tức giận.

Câu 5: Nội dung nào sau đây phù hợp để rèn luyện kiềm chế sự nóng giận, vội vàng?

A. Tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người xung quanh.

B. Học cách hít sâu, thở đều.

C. Xác định mục tiêu rõ ràng.

D. Cả A, B đều đúng

Câu 6: Nội dung nào sau đây phù hợp để rèn luyện tính tự giác?

A. Tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người xung quanh.

B. Học cách hít sâu, thở đều.

C. Đặt báo thức hoặc nhờ người khác nhắc nhở.

D. Điều chỉnh suy nghĩ và tự kiểm tra lại ý kiến của bản thân về sự việc khiến mình tức giận.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Khi ghi lại nhật kí rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ của bản thân, em cần lưu ý những nội dung nào sau đây?

(1) Tên việc cần rèn luyện

(2) Thời gian bắt đầu thực hiện

(3) Thời gian dự kiến hoàn thành

(4) Cách thực hiện

(5) Ghi chép của từng ngày như: Việc đã làm; Mức độ hoàn thành; Những khó khăn và cách khắc phục; Cảm nhận của bản thân

A. (1), (2), (4), (5)

B. (2), (3), (4), (5)

C. (1), (2), (3), (4), (5)

D. (3), (4), (5)

Câu 2: Chọn các từ trong khung để điền vào các chỗ trống (...) trong câu sau sao cho phù hợp

a) lo lắng;

b) khó khăn;

c) chia sẻ;

d) tâm sự;

đ) giúp đỡ;

e) tin cậy

Xung quanh chúng ta có nhiều người đáng ..(1)..., luôn sẵn sàng ...(2)... theo trong lúc ta gặp ...(3).. Chúng ta có thể ...(4)...(5)... để tìm kiếm sự giúp đỡ khi gặp những chuyện ....(6)...., sợ hãi, bối rối, khó chịu,...

A. 1-đ; 2–e; 3-b; 4-c; 5-d; 6-a.

B. 1-e; 2–đ; 3-b; 4-c; 5-d; 6-a.

C. 1-b; 2–đ; 3-e; 4-c; 5-d; 6-a.

D. 1-e; 2–đ; 3-b; 4-d; 5-c; 6-a.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay