Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 kết nối tri thức Chủ đề 6 Bài 2 Tham gia hoạt động thiện nguyện

Bộ câu hỏi trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 7 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 6_Bài 2_Tham gia hoạt động thiện nguyện. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 6: EM VỚI CỘNG ĐỒNG

BÀI 2: THAM GIA HOẠT ĐỘNG THIỆN NGUYỆN

 

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (9 câu)

Câu 1: Hoạt động thiện nguyện là gì?

A. Hành động thể hiện được tình cảm cao đẹp giữa người với người trong hoàn cảnh khó khăn.

B. Hành động sự sẻ chia giữa người với người trong mọi hoàn cảnh.

C. Hành động thể hiện được tình cảm cao đẹp giữa người với người.

D. Lời nói thể hiện được tình cảm giữa người với người trong hoàn cảnh sung túc.

Câu 2: Đâu là hành động thiện nguyện?

A. Quyên góp quần áo cho trẻ em vùng cao.

B. Quyên góp cho người dân vùng lũ.

C. Quyên góp cho trẻ em nghèo tới trường.

D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 3: Tham gia thiện nguyện sẽ giúp chúng ta cảm thấy?

A. Thấu hiểu, đồng cảm.

B. Hạnh phúc.

C. A và B đúng.

D. A và B sai.

Câu 4:: Đức tính cần có của một tình nguyện viên khi tham gia các hoạt động thiện nguyện là gì?

A. Không trục lợi.

B. Nhiệt tình.

C. Năng động.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Những đối tượng nào là người nên được quyên góp để giúp đỡ, hỗ trợ?

A. Trẻ em vùng sâu có hoàn cảnh khó khăn.

B. Các cụ già neo đơn là cha mẹ của liệt sĩ.

C. Người dân vùng lũ lụt.

D. Cả ba ý trên.

Câu 6: Đâu là thái độ đúng khi tham gia hoạt động thiện nguyện?

A. Khó chịu

B. Vui vẻ

C. Gượng ép

D. Kiêu căng

Câu 7: Khi tham gia hoạt động thiện nguyện, cần đáp ứng yêu cầu gì?

A. Không làm vì lợi ích cá nhân.

B. Làm việc thiện với thái độ vui vẻ.

C. Hoạt động phù hợp với hoàn cảnh.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 8: Để thực hiện kế hoạch hoạt động thiện nguyện, chúng ta cần chuẩn bị những gì?

A. Xác định rõ mục tiêu và yêu cầu của hoạt động.

B. Thời gian, địa điểm.

C. Xác định nội dung của hoạt động.

D. Tất cả đáp án trên.

Câu 9: Để hoàn thành tốt kế hoạch thiện nguyện, thái độ của mỗi người khi tham gia nên như thế nào?

A. Sự thiện chí, không ngại khó khăn.

B. Nhiệt tình, năng nổ.

C. A và B đúng.

D. A và B sai.

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Để vận động người thân hoặc bạn bè cùng tham gia hoạt động thiện nghiện tại địa phương, em nên làm gì?

A. Kể với mọi người những câu chuyện khi em tham gia thiện nguyện.

B. Giới thiệu về những hoạt động thú vị khi tham gia thiện nguyện.

C. Không làm gì cả.

D. A và B đúng.

Câu 2: Đâu là lợi ích khi tham gia hoạt động thiện nguyện?

A. Học và phát triển kĩ năng.

B. Giúp mọi người thêm gắn kết.

C. Định hướng bản thân.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 3: Đâu là phát biểu đúng?

A. Từ thiện là phải dùng số tiền lớn để làm, không thì sẽ rất xấu hổ.

B. Từ thiện phải có mục đích, phù hợp từng đối tượng.

C. Chỉ cần thấy họ trông nghèo khổ là mình phải giúp.

D. Từ thiện phải có lợi cho bản thân mới làm.

Câu 4: Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Hoạt động thiện nguyện giúp cho những người có hoàn cảnh khó khăn tự tin vào cuộc sống, vượt qua khó khăn.

B. Hoạt động thiện nguyện giúp cho những người có hoàn cảnh khó khăn mất niềm tin vào cuộc sống.

C. Hoạt động thiện nguyện giúp cho những người có hoàn cảnh khó khăn chán nản, không muốn vượt qua khó khăn

D. Hoạt động thiện nguyện giúp cho những người khó khăn sẽ tự ti vào bản thân mình.

Câu 5: Những ý nào dưới đây được coi là sự khó khăn khi lên kế hoạch thực hiện hoạt động thiện nguyện?

A. Mâu thuẫn ý kiến với nhau trong nhóm tình nguyện.

B. Tổng số tiền quyên góp còn hạn chế.

C. Điều kiện ngoại cảnh tác động.

D. Cả ba ý trên.

Câu 6: Nhận định nào sau đây là sai?

A. Hoạt động thiện nguyện, nhân đạo là một hoạt động vô nghĩa, ảnh hưởng tiêu cực đến cộng đồng và xã hội.

B. Hoạt động thiện nguyện, nhân đạo còn mang lại những lợi ích cho bản thân như học hỏi được nhiều kĩ năng mới để trở thành “một phân của cộng đồng”, hoàn thiện bản thân vì có một tấm lòng cao cả và tâm hồn trong sáng.

C. Những hành động thiện nguyện dù nhỏ những đều mang ý nghĩa lớn vì nó giúp cho người đang cặp khó khăn có thêm sức mạnh để vượt qua.

D. Cả ba ý trên đều sai.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Là học sinh, đâu là việc phù hợp với bản thân em để tham gia hoạt động thiện nguyện?

A. Quyên góp quần áo cũ.

B. Quyên góp sách báo cũ.

C. Quyên góp 10 triệu đồng.

D. A và B đúng.

Câu 2: Nhà trường tổ chức quyên góp tiền hỗ trợ các bạn có hoàn cảnh khó khăn vào đầu năm học. Đâu là việc em nên làm?

A. Tìm một tổ chức từ thiện uy tín và quyên góp vật dụng phù hợp.

B. Thấy bài nào đăng trên mạng xã hội kêu gọi quyên góp đều tin và làm theo.

C. Cả 2 đáp án đều đúng.

D. Cả 2 đáp án đều sai.

Câu 3: Trong một lần xem tivi, Lan thấy mọi người đang kêu gọi hiến máu để giúp đỡ bệnh nhân điều trị ung thư. Thế nhưng sức khỏe Lan rất yếu và cân nặng không đủ. Đâu là việc Lan nên làm?

A. Vẫn tiếp tục đi hiến máu để thể hiện lòng tốt.

B. Đảm bảo sức khỏe của mình và tìm hoạt động thiện nguyện phù hợp hơn.

C. Kêu gọi những người xung quanh có khả năng để hiến máu.

D. B và C đúng.

Câu 4: Lớp Hưng vừa tổ chức hoạt động quyên góp giấy cho các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Vì lười biếng nên Hưng đã bắt Hải phải chia nửa số giấy gom được để được cô khen. Theo em, hành động trên là đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 5: Hoàng đi cùng nhóm bạn làm từ thiện ở trại trẻ mồ côi. Khi phát đồ cho các em Hoàng có thái độ coi thường và ghét bỏ. Nếu là bạn của Hoàng, em sẽ làm gì?

A. Khuyên Hoàng không nên có thái độ như thế.

B. Giải thích cho Hoàng hiểu việc mình làm là việc tốt chỉ khi đi kèm với thái độ đúng đắn.

C. Giải thích cho Hoàng hiểu việc mình làm là việc tốt chỉ khi đi kèm với thái độ đúng đắn.

D. Cả 3 ý trên.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Khi tham gia hoạt động thiện nguyên quyên góp quần áo cho trẻ em vùng cao, đồ được quyên góp cần đảm bảo?

A. Đảm bảo có thể mặc được, không rách, phù hợp với trẻ em.

B. Phải mua mới y nguyên.

C. Đồ rách, nhàu nát.

D. Không có đáp án đúng.

Câu 2: Nếu là người đứng đầu tổ chức thiện nguyện, em cần đảm bảo điều gì?

A. Lấy bớt đồ được quyên góp để vụ lợi cá nhân.

B. Công khai minh bạch số lượng đồ được từ thiện và số người được nhận đồ.

C. Không cần kiểm soát số lượng và chất lượng đồ được quyên góp.

D. Cả ba ý trên.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay