Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 kết nối tri thức với cuộc sống Chủ đề 8 - Tuần 23

Bộ câu hỏi trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 10 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 8 - Tuần 23. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 8. BẢO TỒN CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN

TUẦN 23: TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG 2, 3 CHỦ ĐỀ 8

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Môi trường bao gồm các yếu tố nào dưới dây?

A. Ngôi nhà.

B. Rừng.

C. Rác thải

D. Cả A, B, C.

Câu 2: Toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người, có tác động đến đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên được gọi là?

A. Tài nguyên thiên nhiên.

B. Thiên nhiên.

C. Tự nhiên.

D. Môi trường.

Câu 3: Vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên đó là?

A. Tạo cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hóa.

B. Tạo cho con người phương tiện sinh sống.

C. Tạo cho con người phát triển trí tuệ, đạo đức, tinh thần.

D. Cả A, B, C.

Câu 4: Hành động nào là phá hủy môi trường?

A. Đốt túi nilong.

B. Chặt rừng bán gỗ.

C. Buôn bán động vật quý hiếm.

D. Cả A, B, C.

Câu 5: Những của cải có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng phục vụ cuộc sống của con người được gọi là?

A. Tài nguyên thiên nhiên.

B. Thiên nhiên.

C. Tự nhiên.

D. Môi trường.

Câu 6: Khi tiến hành đánh giá thực trạng môi trường tự nhiên ở địa phương, chúng ta cần quan tâm chủ yếu những môi trường nào sau đây?

A. Môi trường đất

B. Môi trường không khí

C. Môi trường nước

D. Cả A, B, C

Câu 7: Đâu là những tác động tích cực của con người đến môi trường đất?

A. Người dân đã thực hiện luân canh cây trồng, xen canh tăng vụ để tăng độ phì nhiêu của đất

B. Việc sử dụng phân hóa học và thuốc trừ sâu khiến chất lượng đất trồng ngày càng giảm.

C. Đường phố trồng thêm nhiều cây xanh, địa phương có thêm dự án trồng rừng.

D. Các phương tiện giao thông, các nhà máy xi măng, các lò nung gạch,....xả nhiều khí thải ra môi trường.

Câu 8: Đâu là những tác động tiêu cực của con người đến môi trường đất?

A. Người dân đã thực hiện luân canh cây trồng, xen canh tăng vụ để tăng độ phì nhiêu của đất

B. Việc sử dụng phân hóa học và thuốc trừ sâu khiến chất lượng đất trồng ngày càng giảm.

C. Đường phố trồng thêm nhiều cây xanh, địa phương có thêm dự án trồng rừng.

D. Các phương tiện giao thông, các nhà máy xi măng, các lò nung gạch,....xả nhiều khí thải ra môi trường.

Câu 9: Đâu là những tác động tích cực của con người đến môi trường không khí?

A. Người dân đã thực hiện luân canh cây trồng, xen canh tăng vụ để tăng độ phì nhiêu của đất

B. Việc sử dụng phân hóa học và thuốc trừ sâu khiến chất lượng đất trồng ngày càng giảm.

C. Đường phố trồng thêm nhiều cây xanh, địa phương có thêm dự án trồng rừng.

D. Các phương tiện giao thông, các nhà máy xi măng, các lò nung gạch,....xả nhiều khí thải ra môi trường.

Câu 10: Đâu là những tác động tiêu cực của con người đến môi trường không khí?

A. Người dân đã thực hiện luân canh cây trồng, xen canh tăng vụ để tăng độ phì nhiêu của đất

B. Việc sử dụng phân hóa học và thuốc trừ sâu khiến chất lượng đất trồng ngày càng giảm.

C. Đường phố trồng thêm nhiều cây xanh, địa phương có thêm dự án trồng rừng.

D. Các phương tiện giao thông, các nhà máy xi măng, các lò nung gạch,....xả nhiều khí thải ra môi trường.

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Hành động nào là bảo vệ môi trường?

A. Phân loại rác, vứt rác đúng nơi quy định.

B. Trồng cây xanh.

C. Không sử dụng túi nilong.

D. Cả A, B, C.

Câu 2: Việc làm nào sau đây các cá nhân, tổ chức cần thực hiện nhằm góp phần bảo tồn cảnh quan thiên nhiên ở địa phương?

A. Đặt thùng rác ở các khu vực tham quan

B. Giữ gìn không làm thay đổi cảnh quan (không chặt cây xanh)

C. Bảo vệ các loài động vật quý hiếm

D. Cả A, B, C

Câu 3: Đối với học sinh, các em có thể làm những việc nào dưới đây góp phần bảo tồn cảnh quan thiên nhiên ở địa phương?

A. Giữ gìn sạch sẽ các di sản văn hóa, địa phương.

B. Đi tham quan, tìm hiểu các di tích lịch sử, di sản văn hóa

C. Không vứt rác bừa bãi

D. Cả A, B, C

Câu 4: Nội dung tuyên truyền bảo vệ cảnh quan thiên nhiên bao gồm những gì?

A. Gía trị của cảnh quan thiên nhiên đối với người dân, với sự phát triển kinh tế, xã hội

B. Những hành vi, việc làm phù hợp trong việc bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.

C. Những quy tắc, quy định, luật về những hành vi, việc làm trong việc bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.

D. Cả A, B, C

Câu 5: Việc không nên làm để bảo tồn cảnh quan thiên nhiên là?

A. Tích cực bảo vệ và chăm sóc cây

B. Tuyên truyền mọi người không xả rác bừa bãi

C. Tham gia tuyên truyền viên nhỏ tuổi bảo vệ môi trường

D. Săn bắt động vật hoang dã ở rừng

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Ngày môi trường thế giới là?

A. 5/6.

B. 5/7.

C. 5/8.

D. 5/9.

Câu 2: Yếu tố nào sau đây không phải là tài nguyên thiên nhiên?

A. Dung dịch HCl được điều chế trong phòng thí nghiệm.

B. Rừng.

C. San hô.

D. Cá voi.

Câu 3: Trong các quy tắc ứng xử sau đây, quy tắc nào đã được Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội ban hành với người dân khi đến các cơ sở tôn giáo?

A. Đi nhẹ, nói khẽ, giữ vệ sinh chung và trật tự nơi công cộng

B. Trục lợi hoặc xâm hại lợi ích tập thể bằng cách lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng, mê tín dị đoan

C. Thực hành và ủng hộ các hoạt động mê tín dị đoan

D. Mặc trang phục gây phản cảm, không phù hợp với thuần phong mỹ tục

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Người lao động trong ngành sản xuất nông nghiệp cần phải thực hiện bảo vệ môi trường trong những trường hợp nào sau đây?

A. Kinh doanh, sản xuất, nhập khẩu hoặc sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật

B. Phân bón hết hạn sử dụng, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y và các dụng cụ đựng hóa chất sau khi sử dụng

C. Xác vật nuôi chết do dịch bệnh

D. Tất cả các phương án trên đều cần thực hiện bảo vệ môi trường

Câu 2: Trong bộ Luật Bảo vệ môi trường ban hành năm 2014, quy tắc bảo vệ môi trường nào dưới đây là không chính xác?

A. Bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế, quyền trẻ em, an ninh xã hội, ứng phó với biến đổi khí hậu… cần đảm bảo gắn kết hài hòa để con người được sống và làm việc trong môi trường trong sạch, không ô nhiễm.

B. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm, đồng thời là nghĩa vụ của mọi cá nhân, hộ gia đình, tổ chức, cơ quan đoàn thể.

C. Bảo vệ môi trường không dựa trên cơ sở sử dụng tài nguyên một cách hợp lý.

D. Bảo vệ môi trường quốc gia và bảo vệ môi trường khu vực gắn liền với nhau; bảo vệ môi trường cam kết không phương hại đến chủ quyền lãnh thổ và an ninh quốc gia.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 kết nối tri thức với cuộc sống - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay