Trắc nghiệm ngữ văn 10 kết nối tri thức bài 7_văn bản 1_người cầm quyền khôi phục uy quyền

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 7_văn bản 1_người cầm quyền khôi phục uy quyền. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 7: QUYỀN NĂNG CỦA NGƯỜI KỂ CHUYỆN

VĂN BẢN 1: NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (9 câu)

Câu 1: Đoạn trích có thể chia làm mấy phần?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 2: Thấy Fantine sợ hãi khi đối mặt với Javert, Jean Valjean đã làm gì?

A. Quát Fantine một cách gay gắt để giúp chị hiểu ra vấn đề: “Cứ yên tâm. Không phải nó đến bắt chị đâu”.

B. Nói với Fantine bằng một giọng nhẹ nhàng và điềm tĩnh: “Cứ yên tâm. Không phải nó đến bắt chị đâu”.

C. Jean Valjean thách Javert đụng đến một cọng tóc trên người Fantine.

D. Jean Valjean thách Javert đấu tranh với chính mình trước khi đưa ra quyết định mà hắn cho là đúng pháp luật.

Câu 3: Đâu không phải một mô tả đúng về Javert?

A. Bộ mặt gớm ghiếc, đáng sợ.

B. Thái độ có phần không kiên định khi cảm thấy cuộc săn đuổi Jean Valjean – một đối thủ xứng tầm – vẫn tiếp diễn.

C. Giọng nói hách dịch, “man rợ, điên cuồng”.

D. Cái nhìn lạnh lùng, độc ác “như có móc, móc vào người”, như “đi thấu vào đến tận xương tuỷ” của đối thủ.

Câu 4: Đâu là một mô tả đúng về Javert?

A. Hành động trịch thượng (“túm cổ áo Jean Valjean”), muốn đối thủ khuất phục trước quyền uy của mình (“Gọi ta là ông thanh tra.”)

B. Muốn cho mọi người thấy sự yếu kém của Fantine (“Nói to, nói to lên! Ai nói gì với ta thì phải nói to!”)

C. Với sự chuẩn mực trong cách hành động của một người chấp pháp, Javert đã khiến cho Fantine phải lìa đời (qua kết luận đanh thép của Jean Valjean)

D. Sợ hãi trước thái độ của giám đốc bệnh viện (“Sự thật Javert run sợ.”)

Câu 5: Dưới ngòi bút của Victor Hugo, Javert hiện lên như thế nào?

A. Là một kẻ hiếu chiến, hiếu thắng, luôn khiến kẻ thủ của mình phải khiếp sợ trước cả khi bước vào trận đánh.

B. Là một công cụ chất lượng của bộ máy cầm quyền độc ác, hắn không sợ ai hết, không ngại khó khăn, hiểm nguy.

C. Là một “cỗ máy”, một công cụ phi nhân tính, chỉ biết thực thi phận sự của một cách tàn nhẫn, lạnh lùng, không có tình người.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Câu nói nào của Jean Valjean khiến Javert phải run sợ?

A. Giờ thì anh muốn làm gì thì làm.

B. Tất cả câu nói của Jean Valjean sau khi Fantine chết.

C. Tôi khuyên anh đừng có quấy rầy tôi lúc này.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7: Ngôn ngữ và thái độ của Jean Valjean đối với Javert ở trạng thái như thế nào?

A. Duy trì sự tôn trọng, kính cẩn người thi hành pháp luật.

B. Ngày càng không sợ, không coi Javert ra gì.

C. Luôn khinh miệt, coi thường Javert.

D. Thay đổi liên tục, gồm đủ sắc thái, cung bậc, nhưng rất phù hợp.

Câu 8: Ở đoạn đầu của đoạn trích, vì sao người kể chuyện lại lưu ý “từ giờ chúng ta cứ cái tên này mà gọi”?

A. Vì Madeleine sau khi bị cách chức luôn bị người dân nhạo báng bằng cái tên Jean Valjean.

B. Vì Fantine thích gọi ông thị trưởng là Jean Valjean hơn Madeleine.

C. Vì bối cảnh mà nhân vật chính xuất hiện có những điểm đặc biệt.

D. Vì thân phận thực sự của Madeleine đã bị lộ tẩy.

Câu 9: Văn bản “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” được trích từ tiểu thuyết nào?

A. Những người khốn khổ

B. Nhà thờ Đức Bà Paris

C. Lao động biển cả

D. Hernani

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Ý chính của đoạn từ đầu đến “Fantine đã tắc thở” là gì?

A. Cuộc gặp mặt đáng nhớ của những người thân thất lạc nhau của một gia đình: Madeleine, Javert, Fantine.

B. Sức mạnh của bạo lực có thể dễ dàng giết chết một con người nhỏ nhoi.

C. Nghe những lời lẽ của Javert nói về “ông thị trưởng Madeleine” đồng thời chứng kiến hành động đầy quyền uy của hắn, Fantine hoảng sợ, ngã đập đầu vào thành giường và tắt thở.

D. Jean Valjean, thị trưởng của thành phố Montreuil, cảm thấy có lỗi khi đã đẩy những người dân, người con của mình vào nơi cửa tử để từ đó phải nhờ đến những kẻ máu lạnh như Javert.

Câu 2: Ý chính của đoạn từ “Jean Valjean để tay lên bàn tay Javert” đến hết là gì?

A. Fantine chết đi để lại trong lòng của Jean Valjean, các bác sĩ và đặc biệt là Javert nỗi tiếc thương vô ngần.

B. Jean Valjean thể hiện thái độ quyết liệt khiến Javert phải sợ hãi, nhờ đó, ông ngồi xuống thì thầm bên tai Fantine những lời cuối cùng và sửa soạn cho người đã chết.

C. Javert rơi vào tình cảnh éo le khi gặp phải một người còn máu lạnh hơn bản thân mình gấp nhiều lần, Jean Valjean.

D. Javert cảm thấy nỗi đau trong tim khi bản thân mình đã giết một người trái pháp luật.

Câu 3: Qua các chi tiết thể hiện thái độ và cách ứng xử của Jean Valjean với Fantine, ta có thấy điều gì ở Jean Valjean?

A. Jean Valjean có một trái tim nhân hậu nhưng không biết dùng đúng lúc.

B. Ông có một cái nhìn thiển cận, chỉ biết thương xót người khác mà không quan tâm đến việc có phạm pháp hay không.

C. Ông có một cách nhìn đặc biệt về con người và lối sống.

D. Ông đã thấu hiểu, xót thương vô hạn trước nỗi đau và sự bất hạnh của Fantine.

Câu 4: Mối quan tâm cuối cùng của Fantine không phải là sự sống chết của bản thân mà là điều gì?

A. Số phận của Javert thi đã giết chết một người.

B. Số tiền mà ông sẽ kiếm được sau vụ việc này.

C. Số phận của đứa con gái tội nghiệp.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Qua lời kể hoặc cách nhìn của nhân vật khác trong tác phẩm, con người Javert được định danh bằng những cụm từ như: “bộ mặt gớm ghiếc”, “tên chó săn Javert”, “không phải là tiếng người nói mà là tiếng ác thú gầm”,… Điều này cho thấy:

A. Người kể chuyện bênh vực hành động vì luật pháp mà thiếu đi sự suy xét của Javert.

B. Người kể chuyện không giấu giếm thái độ căm ghét Javert.

C. Cách nhìn của các nhân vật có tính chủ quan, chỉ quan tâm đến những điểm xấu của Javert.

D. Cả B và C.

Câu 6: Uy quyền của Javert là gì?

A. Quyền bá chủ của một kẻ độc tài.

B. Là người của nhà nước, một viên thanh tra đang thực thi pháp luật.

C. Nỗi lo cho về việc người dân không chấp hành nghiêm luật pháp.

D. Có năng lực gián tiếp giết người.

Câu 7: Dựa trên đoạn trích, theo bạn, điều gì mới làm nên uy quyền của một con người?

A. Học vấn, địa vị xã hội

B. Chức vụ trong cơ quan chính quyền, tổ chức xã hội

C. Tình thương, lương tâm, đức hi sinh vì người khác.

D. Tất cả các đáp án trên.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Tại sao hai phần của văn bản được coi là có quan hệ nhân quả?

A. Chính thái độ, lời lẽ và hành động của Javert đã gây ra cái chết của Fantine, đúng như Jean Valjean khẳng định: “Anh đã giết chết người đàn bà này rồi đó”.

B. Chính sự hung hăng, sắt đá của Javert đã buộc Jean Valjean phải giật một thanh sắt từ cái giường, lăm lăm trong tay, ngăn cản sự quấy rầy của Javert để thực hiện bổn phận lương tâm đối với Fantine.

C. Fantine, người đang bị bệnh sắp chết, chính là nguồn cơn gây ra tất cả sự việc, không phải chỉ là lúc này mà còn cả lúc trước đó nữa.

D. Cả A và B.

Câu 2: Chi tiết nào dưới đây không nhằm thể hiện thái độ và cách ứng xử của Jean Valjean đối với Fantine?

A. Jean Valjean hạ mình cầu xin Javert thư cho ba ngày để đi tìm con gái của Fantine, hết bao nhiêu tiền cũng trả, nếu cần, Javert có thể đi kèm.

B. Jean Valjean để mặc cho Javert bắt mình đi sau khi đã thực hiện đầy đủ trách nhiệm với Fantine.

C. Jean Valjean kết tội Javert: “Anh đã giết chết người đàn bà này rồi đó”.

D. Jean Valjean giật thanh sắt từ cái gường cũ, ngăn cản sự quấy rầy của Javert để ngồi xuống bên Fantine, nói lời yên ủi và sửa soạn cho chị.

Câu 3: Đoạn nào chứng minh cho ý kiến “Chính người kể chuyện ngôi thứ ba trong truyện này cũng không biết hết mọi điều”?

A. Ông nói gì? … có nghe thấy không?

B. Jean Valjean ghé vào tai … ngạc nhiên của chị.

C. Jean Valjean tì khuỷu tay … thì thầm bên tai Fantine.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Jean Valjean có thể đã “thì thầm bên tai Fantine” điều gì ngay sau khi chị qua đời?

A. Ông sẽ thay chị trả thù những kẻ đã khiến chị chết oan.

B. Lời chúc lên đường bình an, từ nay không còn lo đói khổ.

C. Lời hứa bảo vệ Cosette.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Cho đoạn phân tích sự thay đổi trong ngôn ngữ và thái độ của Jean Valjean đối với Javert theo diễn biến của đoạn trích: (1) “Ban đầu, Jean Valjean nói năng bình tĩnh, không chút sợ hãi, mặc dù ông biết mình đã rơi vào tay Javert: “Tôi biết là anh muốn gì rồi”. (2) Khi Javert bắt tay ông (hành động phần nào trấn tĩnh Fantine), Jean Valjean không buông tay mình ra mà gọi trần trụi, đích danh “Javert…” với tất cả sự coi thường. (3) Nhưng rồi, vì muốn được đi tìm con gái cho Fantine, Jean Valjean sẵn sàng hạ mình trước kẻ mà ông khinh bỉ: “Thưa ông, tôi muốn nói riêng với ông câu này”, “Tôi cầu xin ông có một điều…”. (4) Trước sự việc đau thương xảy ra ngoài ý muốn: Fantine ngã đập đầu vào thành giường vì tuyệt vọng, Jean Valjean đã kết tội Javert một cách đanh thép: “Anh đã giết chết người đàn bà này rồi đó”.”

Câu số mấy ở đoạn trên không đúng?

A. (1)

B. (2)

C. (3)

D. (4)

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Tại sao ta không nên tập trung phân tích những từ ngữ xưng hô như “anh, tôi, mày, tao,…”?

A. Vì đặc điểm từ ngữ xưng hô trong tiếng Pháp có những điểm không tương đồng với tiếng Việt.

B. Vì chúng không thể cho thấy được sự đánh giá của tác giả.

C. Vì chúng không làm cho yếu tố quan trọng nhất trong truyện này là cốt truyện bị thay đổi.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Câu nào nói đúng về uy quyền của Jean Valjean trong đoạn trích?

A. Ông không còn uy quyền của một người có địa vị và quyền lực cao trong xã hội nhưng ông lại có uy quyền về đạo nghĩa con người, đó mới là uy quyền thực sự, chính uy quyền đó đã khiến cho một kẻ tưởng như là có quyền Javert phải run sợ.

B. Ông đã mất đi uy quyền của người có địa vị cao trong xã hội và uy quyền về mặt chính trị, điều đó khiến ông đánh mất đi cơ hội thể hiện uy quyền của mình đối với tên ngông cuồng Javert.

C. Mặc dù có uy quyền về vị thế xã hội và chính trị quốc phòng nhưng Javert lại cho thấy mình còn có cả uy quyền của một người dám hi sinh bản thân để thực hiện nghĩa vụ của lương tâm, điều làm Javert khiếp sợ.

D. Cả B và C.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay