Trắc nghiệm ngữ văn 7 Cánh diều Ôn tập bài 2. Thơ bốn chữ, năm chữ (phần 1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập bài 2. Thơ bốn chữ, năm chữ (phần 1). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP BÀI 2. THƠ BỐN CHỮ, NĂM CHỮ (PHẦN 1)

Câu 1: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản sau: “Thuận vợ, thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”

  1. Ẩn dụ
  2. Nói quá
  3. Nói giảm, nói tránh
  4. Hoán dụ

Câu 2: Tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản sau là: “Cái nết đánh chết cái đẹp”

  1. Coi trọng phẩm chất đức hạnh con người hơn hình thức bề ngoài.
  2. Đề cao cái đẹp về hình thức, hơn cái đẹp về phẩm chất.
  3. Ca ngợi vẻ đẹp ngoại hình, hình thức bên ngoài.
  4. Khẳng định giá trị của cái đẹp và cái nết, bao giờ cái đạp cũng hơn cái nết.

Câu 3: Điền vào chỗ còn trống trong đoạn thơ trên

“Cổ tay em trắng…

Đôi mắt em liếc … dao cao

   Miệng cười… hoa ngâu

Cái khăn đội đầu như thể ….”

  1. trắng- nhìn-giống-màu đỏ
  2. tinh- giống- chúm chím- rất đẹp
  3. như ngà- như là- như thể- hoa sen
  4. như ngà- như là- giống là- xinh xinh

Câu 4: Biện pháp so sánh trong câu “Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng” có tác dụng gì?

  1. Người đọc dễ tưởng tượng ra khung cảnh dòng sông Năm Căn mênh mông sóng nước
  2. Khiến câu văn trở nên sinh động hơn, người đọc dễ tưởng tượng ra khung cảnh tự nhiên
  3. Giúp nhà văn thêm gần gũi với độc giả
  4. Câu văn trở nên giàu hình tượng hơn.

Câu 5: "Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ."

Trong đoạn văn trên, tác giả đã mấy lần sử dụng phép so sánh?

  1. Bốn lần.
  2. Hai lần.
  3. Năm lần.
  4. Ba lần.

Câu 6: Nhà thơ Đỗ Trung Lai sinh năm bao nhiêu?

  1. 1949
  2. 1950
  3. 1951
  4. 1952

Câu 7: Nhà thơ Đỗ Trung Lai quê ở đâu?

  1. Phùng Xá, Mỹ Đức, Hà Tây cũ (nay là Hà Nội)
  2. Hòa Hậu, Lý Nhân, Hà Nam
  3. Tân Hồng, Từ Sơn, Bắc Ninh
  4. Ân Phú, Hương Sơn, Hà Tĩnh

Câu 8: Nhà thơ Đỗ Trung Lai tốt nghiệp chuyên ngành nào của trường Đại học Sư phạm Hà Nội?

  1. Ngữ văn
  2. Toán
  3. Vật lý
  4. Lịch sử

Câu 9: Nhà thơ Đỗ Trung Lai nhập ngũ năm bao nhiêu?

  1. 1972
  2. 1971
  3. 1970
  4. 1969

Câu 10: Đâu không phải sáng tác của Đỗ Trung Lai?

  1. Đêm sông cầu
  2. Thời thơ ấu của chàng Lau Sậy hay là Tha hương
  3. Dế Mèn phiêu lưu kí
  4. Anh, em và những người khác

Câu 11: Địa danh nào sau đây là quê hương của Vũ Đình Liên?

  1. Nam Định
  2. Ninh Bình
  3. Hải Dương
  4. Hà Nội

Câu 12: Đâu là năm sinh, năm mất của Vũ Đình Liên?

  1. 1913 - 1996
  2. 1920 - 2014
  3. 1930 - 2015
  4. 1940 – 2020

Câu 13: Vũ Đình Liên là nhà thơ tiêu biểu trong phong trào nghệ thuật nào?

  1. Văn xuôi hiện thực
  2. Văn xuôi lãng mạn
  3. Thơ mới
  4. Kịch nói

Câu 14: Đâu không phải là sáng tác của Vũ Đình Liên?

  1. Lũy tre xanh
  2. Mấy vần thơ
  3. Hạnh phúc
  4. Mùa xuân cộng sản

Câu 15: Đâu là nhận định đúng về phong cách sáng tác của Vũ Đình Liên?

  1. Thơ ông là những dòng chảy tâm tình, dạt dào, bao la, rạo rực
  2. Thơ ông là những sầu vương của thời đại
  3. Thơ ông hào sảng tràn ngập khí thế của tuổi trẻ đầy nhiệt huyết
  4. Thông ông mang nặng nỗi niềm xưa, nỗi niềm hoài cổ, hoài vọng

Câu 16: Tác dụng của phép so sánh trong câu văn trên là gì?

  1. Gợi hình, biểu cảm, miêu tả sự vật, sự việc cụ thể, sinh động
  2. Chỉ có tác dụng làm rõ hình thức bên ngoài của đối tượng được miêu tả
  3. Làm cho câu văn trở nên hơi đưa đẩy và bóng bẩy.
  4. Không có tác dụng gợi cảm

Câu 17: Tình từ nào không thể kết hợp với “…như mực” để tạo thành thành ngữ?

  1. Đen
  2. Bẩn
  3. Sạch
  4. Tối

Câu 18: Có những kiểu so sánh nào?

  1. So sánh tương đồng và so sánh tương hỗ.
  2. So sánh ngang bằng, so sánh không không bằng.
  3. So sánh hơn, so sánh kém, so sánh nhất.
  4. So sánh hơn, so sánh kém.

Câu 19: Trong phép so sánh không ngang bằng

  1. Có thể có nhiều từ phủ định
  2. Nhất thiết phải có từ phủ định
  3. Không nhất thiết phải có từ phủ định
  4. Phải có từ phủ định

Câu 20: Từ nào thích hợp điền vào dấu [......] để hoàn thiện câu tục ngữ: "[......] như chĩnh trôi sông"

  1. Lập lờ.
  2. Lỉnh kỉnh.
  3. Đủng đỉnh.
  4. Rập rình.

Câu 21: Xuân Quỳnh sinh ra ở đâu?

  1. Hà Tây
  2. Hà Nam
  3. Quảng Nam
  4. Ninh Bình

Câu 22: Đâu là nhận xét đúng về tuổi thơ Xuân Quỳnh?

  1. Tuổi thơ đầy đủ, trọn vẹn
  2. Tuổi thơ bất hạnh, luôn khao khát mái ấm
  3. Tuổi thơ hạnh phúc, êm đềm
  4. Tuổi thơ đầy trải nghiệm thú vị

Câu 23: Xuân Quỳnh nổi tiếng với thể loại nào?

  1. Thơ
  2. Truyện ngắn
  3. Tiểu thuyết
  4. Phóng sự

Câu 24: Xuân Quỳnh thường viết về đề tài gì?

  1. Vẻ đẹp của thiên nhiên
  2. Những đau khổ của con người
  3. Những tình cảm gần gũi, bình dị
  4. Chiến tranh

Câu 25: Xuân Quỳnh là nhà thơ tiêu biểu trong thời kì nào?

  1. Chống Pháp
  2. Chống Mỹ
  3. Hòa Bình
  4. Khi đất nước xây dựng kinh tế

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 7 Cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay