Trắc nghiệm tin học 10 kết nối tri thức Bài 22 - Kiểu dữ liệu danh sách

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tin học 10 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 22 - Kiểu dữ liệu danh sách. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 5: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH

                 BÀI 22: KIỂU DỮ LIỆU DANH SÁCH

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Có mấy kiểu duyệt phần tử của danh sách?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 2: Lệnh nào sau đây được dùng để tính độ dài của phần tử?

A. del().

B. len().

C. append().

D. đáp án khác.

Câu 3: Đoạn lệnh sau làm nhiệm vụ gì?

A = []

for x in range(10):

1.append(int(input()))

A. Nhập dữ liệu từ bàn phím cho mảng A có 10 phần tử là số nguyên.

B. Nhập dữ liệu từ bàn phím cho mảng A có 10 phần tử là số thực.

C. Nhập dữ liệu từ bàn phím cho mảng A có 10 phần tử là xâu.

D. Không có đáp án đúng.

Câu 4: Danh sách A sẽ như thế nào sau các lệnh sau?

>>> A = [2, 3, 5, 6]

>>> A. append(4)

>>> del (A[2])

A. 2, 3, 4, 5, 6, 4.

B. 2, 3, 4, 5, 6.

C. 2, 4, 5, 6.

D. 2, 3, 6, 4.

Câu 5: Dùng lệnh nào để có thể duyệt lần lượt các phần tử của danh sách?

A. Lệnh for kết hợp với vùng giá trị của lệnh range().

B. Lệnh append().

C. Lệnh for .... in.

D. Lệnh len().

Câu 6: Lệnh xoá một phần tử của một danh sách A có chỉ số i là

A. list.del(i).

B. A. del(i).

C. del A[i].

D. A. del[i].

Câu 7: Để khai báo một danh sách rỗng ta dùng cú pháp sau

A. < tên danh sách > ==[].

B. < tên danh sách > = 0.

C. < tên danh sách > = [].

D. < tên danh sách > = [0].

Câu 8: Phương thức nào sau đây dùng để thêm phần tử vào list trong python?

A. abs().

B. link().

C. append().

D. add().

Câu 9: Để xóa 2 phần tử ở vị trí 1 và 2 trong danh sách a hiện tại ta dùng lệnh nào?

A. del a[1:2].

B. del a[0:2].

C. del a[0:3].

D. del a[1:3].

Câu 10: Đâu là kiểu dữ liệu danh sách?

A. list.

B. bool.

C. str.

D. int.

2. THÔNG HIỂU

Câu 1: Chọn phát biểu đúng khi nói về dữ liệu kiểu mảng(List) trong python.

A. Dữ liệu kiểu mảng là tập hợp các phần tử không có thứ tự và mọi phần tử có cùng một kiểu dữ liệu.

B. Dữ liệu kiểu mảng là tập hợp các phần tử có thứ tự và mỗi một phần tử trong mảng có thể có các kiểu dữ liệu khác nhau.

C. Dữ liệu kiểu mảng là tập hợp các phần tử có thứ tự và mọi phần tử phải có cùng một kiểu dữ liệu.

D. Tất cả ý trên đều sai.

Câu 2: Cách khai báo biến mảng sau đây, cách nào sai?

A. ls = [1, 2, 3]

B. ls = [x for x in range(3)]

C. ls = [int(x) for x in input().split()]

D. ls = list(3).

Câu 3: Kết quả của chương trình sau là gì?

A = [2, 3, 5, "python", 6]

A.append(4)

A.append(2)

A.append("x")

del(A[2])

print(len(A))

A. 5.

B. 6.

C. 7.

D. 8.

Câu 4: Trong python, để khai báo một danh sách và khởi tạo sẵn một số phần tử ta dùng cú pháp nào?

A. < tên danh sách > = [< danh sách phần tử, phân cách bởi dấu phẩy >].

B. < tên danh sách > = [].

C. [< danh sách phần tử, phân cách bởi dấu phẩy >].

D. < tên danh sách > = [0].

Câu 5: Đối tượng dưới đây thuộc kiểu dữ liệu nào?

A = [1, 2, ‘3’]

A. list.

B. int.

C. float.

D. string.

Câu 6: Cho khai báo mảng sau:

A = list(“3456789”)

Để in giá trị phần tử thứ 2 của mảng một chiều A ra màn hình ta viết:

A. print(A[2]).

B. print(A[1]).

C. print(A[3]).

D. print(A[0]).

Câu 7: Để gọi đến phần tử đầu tiên trong danh sách a ta dùng lệnh gì?

A. a.[1].

B. a[0].

C. a.0.

D. a[].

Câu 8: Cho arr = [‘xuan’, ‘hạ’, 1. 4, ‘đông’, ‘3’, 4.5, 7]. Đâu là giá trị của arr[3]?

A. 1.4.

B. đông.

C. hạ.

D. 3.

Câu 9: Giả sử có một list: i = [2, 3, 4]. Nếu muốn in list này theo thứ tự ngược lại ta nên sử dụng phương pháp nào sau đây?

A. print(list(reversed(i))).

B. print(list(reverse(i))).

C. print(reversed(i)).

D. print(reversed(i)).

Câu 10: Lệnh nào để duyệt từng phần tử của danh sách?

A. for.

B. while – for.

C. for kết hợp với lệnh range().

D. while kết hợp với lệnh range().

Câu 11: Để thêm phần tử vào cuối danh sách ta dùng hàm nào?

A. append().

B. pop().

C. clear().

D. remove().

3. VẬN DỤNG

Câu 1: Chương trình sau thực hiện công việc gì?

A=[]

for i in range(1, 1001):

if(i % 7 == 0) and (i % 5 !=0):

A.append(str(i))

print(','.join(A))

A. Tìm tất cả các số chia hết cho 7 nhưng không phải bội số của 5, nằm trong đoạn 1 và 1000.

B. Tìm tất cả các số chia hết cho 7 nhưng không phải bội số của 5, nằm trong đoạn 1 và 1000 và chuỗi thu được in trên một dòng, có dấu “,” ngăn cách giữa các số.

C. Tìm tất cả các số chia hết cho 7 và là bội số của 5, nằm trong đoạn 1 và 1000.

D. Tìm tất cả các số không chia hết cho 7 nhưng là phải bội số của 5, nằm trong đoạn 1 và 1000.

Câu 2: Chương trình sau thực hiện công việc gì?

>>> S = 0

>>> for i in range(len(A)):

if A[i] > 0:

S = S + A[i]

>>> print(S)

A. Duyệt từng phần tử trong A.

B. Tính tổng các phần tử trong A.

C. Tính tổng các phần tử không âm trong A.

D. Tính tổng các phần tử dương trong A.

4. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Cho dãy số A, bạn An viết chương trình tính giá trị và chỉ số của phần tử lớn nhất của A. Tương tự với bài toán tìm phần tử nhỏ nhất.

Chọn cách viết đúng nhất:

A. max=A[0]

for i in range(len(A)):

if(A[i]>max):

 max=A[i]

print("Giá trị lớn  nhất của dãy A: ", max)

print("Chỉ số là: ", i)

B. max=A[1]

for i in range(len(A)):

if(A[i]>max):

 max=A[i]

print("Giá trị lớn  nhất của dãy A: ", max)

print("Chỉ số là: ", i)

C. max=A[3]

for i in range(len(A)):

if(A[i]>max):

 max=A[i]

print("Giá trị lớn  nhất của dãy A: ", max)

print("Chỉ số là: ", i)

D. max=A[2]

for i in range(len(A)):

if(A[i]>max):

 max=A[i]

print("Giá trị lớn  nhất của dãy A: ", max)

print("Chỉ số là: ", i)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tin học 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay