Phiếu trắc nghiệm Tin học 10 kết nối Ôn tập cuối kì 2 (Đề 2)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Tin học 10 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án tin học 10 kết nối tri thức (bản word)

TRẮC NGHIỆM TIN 10 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 2

ĐỀ SỐ 02

Câu 1: Phạm vi của biến (scope) là gì?

A. Vùng mà biến đó có thể được truy cập và sử dụng.

B. Kiểu dữ liệu của biến.

C. Tên của biến.

D. Giá trị của biến.

Câu 2: Lỗi chương trình là gì?

A. Một đoạn mã code không hoạt động đúng như mong đợi.

B. Một thông báo xuất hiện khi chương trình gặp sự cố.

C. Một vấn đề khiến chương trình bị treo hoặc crash.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Các loại lỗi chương trình thường gặp bao gồm:

A. Lỗi cú pháp (syntax error): Lỗi do viết sai cú pháp của ngôn ngữ lập trình.

B. Lỗi logic (logical error): Lỗi do sai sót trong thuật toán hoặc cách thức hoạt động của chương trình.

C. Lỗi thời gian chạy (runtime error): Lỗi xảy ra trong quá trình chạy chương trình, ví dụ như chia cho 0, truy cập vào vùng nhớ không hợp lệ.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Khi gặp lỗi chương trình, em nên làm gì?

A. Đọc kỹ thông báo lỗi (nếu có) để hiểu nguyên nhân gây ra lỗi.

B. Kiểm tra lại code của mình, đặc biệt là những phần liên quan đến thông báo lỗi.

C. Sử dụng các công cụ gỡ lỗi (debug) để tìm ra vị trí cụ thể của lỗi.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Trong Python, lỗi TypeError xảy ra khi nào?

A. Khi em cố gắng truy cập vào một biến không tồn tại.

B. Khi em cố gắng thực hiện một phép toán hoặc một thao tác trên các đối tượng có kiểu dữ liệu không phù hợp.

C. Khi em chia một số cho 0.

D. Khi em nhập sai cú pháp của ngôn ngữ Python.

Câu 6: Kết quả của chương trình sau là:

def PhepNhan(Number):

return Number * 10;

print(PhepNhan(5))

A. 5

B. 10 

C. Chương trình bị lỗi.

D. 50 

Câu 7: Kết quả của chương trình sau:

def my_function(x):

return 3 * x

print(my_function(3))

print(my_function(5))

print(my_function(9))

A. 9, 15, 27.

B. 3, 5, 9.

C. 9, 5, 27.

D. Chương trình bị lỗi.

Câu 8: Hàm sau có chức năng gì?

def sum(a, b):

print("sum = " + str(a + b))

A. Trả về tổng của hai số a và b được truyền vào.

B. Trả về hai giá trị a và b.

C. Tính tổng hai số a và b và hiển thị ra màn hình.

D. Tính tổng hai số a và b.

Câu 9: Khi gọi hàm, dữ liệu được truyền vào hàm được gọi là gì?

A. Tham số.

B. Hiệu số.

C. Hàm số.

D. Đối số.

Câu 10: Chương trình sau bị lỗi ở dòng thứ bao nhiêu ?

def tinh(a, b):

if(b != 0):

return a // b

s = tinh(1, m)

print(s)

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 11: Giả sử hàm f có hai tham số khi khai báo. Khi gọi hàm, 2 giá trị đối số nào truyền vào sẽ gây lỗi?

A. 10, c.

B. 2, 3.

C. “a”, “b”.

D. “a”, “3”.

Câu 12: Hoàn thiện (…) trong phát biểu sau

“Trong Python tất cả các biến khai báo bên trong hàm đều có tính …, không có hiệu lực ở bên … hàm”

A. toàn cục, ngoài.

B. địa phương, ngoài.

C. địa phương, trong.

D. cục bộ, ngoài.

Câu 13: Nếu biến bên ngoài hàm muốn có tác dụng bên trong hàm ta dùng từ khóa nào?

A. int().

B. len().

C. def.

D. global.

Câu 14: Hãy sửa lỗi cho chương trình sau?

def f():

n = n + 1

return n

n = 15

a = f()

print(a)

A. Đưa n vào hàm số khi khai báo hàm f().

B. Khai báo biến n là global trong hàm f().

C. Cách sửa A và B không đúng.

D. Sử dụng cách sửa A hoặc B đều đúng.

Câu 15: Nếu muốn biến bên ngoài vẫn có tác dụng bên trong hàm thì cần khai báo lại biến này bên trong hàm với từ khoá nào?

A. global.

B. def.

C. Không thể thực hiện

D. all.

Câu 16: ........................................

........................................

........................................

TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI

Câu 1: Cho đoạn thông tin:

Khi định nghĩa một hàm trong Python, ta có thể chỉ định giá trị mặc định cho tham số. Điều này cho phép người dùng không cần phải cung cấp đối số cho tham số đó khi gọi hàm. Nếu không có đối số, giá trị mặc định sẽ được sử dụng.

Hãy đánh giá tính đúng sai của các nhận định sau: 

a) Tất cả các tham số trong hàm đều phải có giá trị mặc định.
b) Nếu một tham số có giá trị mặc định, ta có thể gọi hàm mà không cần cung cấp đối số cho tham số đó.
c) Giá trị mặc định của tham số không thể là một danh sách.
d) Người dùng có thể ghi đè giá trị mặc định khi gọi hàm.

Câu 2: Cho đoạn thông tin:

Khi lập trình trong Python, IndexError là một loại lỗi thường gặp khi cố gắng truy cập một phần tử không tồn tại trong danh sách. Điều này thường xảy ra khi chỉ số vượt quá giới hạn của danh sách.

Hãy đánh giá tính đúng sai của các nhận định sau: 

a) IndexError xảy ra khi chỉ số truy cập nằm ngoài phạm vi của danh sách.
b) Lỗi này có thể xảy ra khi danh sách rỗng và cố gắng truy cập phần tử đầu tiên.
c) IndexError có thể được xử lý bằng cách sử dụng khối lệnh if.
d) Lỗi IndexError không ảnh hưởng đến việc thực thi của chương trình.

Câu 3: ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tin học 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay