Phiếu trắc nghiệm Tin học 10 kết nối Ôn tập cuối kì 2 (Đề 4)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Tin học 10 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 4). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tin học 10 kết nối tri thức (bản word)
TRẮC NGHIỆM TIN 10 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 04
Câu 1: Kiến thức nào sau đây là quan trọng đối với một nhà thiết kế đồ họa?
A. Nguyên lý thiết kế (ví dụ: cân bằng, tương phản, tỷ lệ).
B. Lý thuyết màu sắc và cách phối màu.
C. Kiến thức về typography (lựa chọn và sắp xếp phông chữ).
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Để bắt đầu học tập trong ngành thiết kế đồ họa, em có thể lựa chọn những hình thức nào sau đây?
A. Tham gia các khóa học, lớp học tại các trường đại học, trung tâm đào tạo hoặc học trực tuyến.
B. Tự học thông qua sách, tài liệu, video hướng dẫn và các trang web chuyên ngành.
C. Tham gia các dự án thực tế, làm việc với các nhà thiết kế chuyên nghiệp để học hỏi kinh nghiệm.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: Phát triển phần mềm là gì?
A. Quá trình tạo ra một sản phẩm phần mềm hoàn chỉnh, từ giai đoạn lên ý tưởng đến khi triển khai và bảo trì.
B. Quá trình thiết kế giao diện người dùng cho một ứng dụng.
C. Quá trình kiểm thử và gỡ lỗi cho một chương trình.
D. Quá trình viết code cho một ứng dụng di động.
Câu 4: Các giai đoạn cơ bản của quy trình phát triển phần mềm bao gồm:
A. Lên ý tưởng và phân tích yêu cầu.
B. Thiết kế.
C. Lập trình.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 5: Công việc của một nhà phát triển phần mềm là gì?
A. Viết code để tạo ra các ứng dụng, chương trình máy tính.
B. Thiết kế giao diện người dùng cho các ứng dụng.
C. Kiểm thử và gỡ lỗi cho các chương trình.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 6: Số phát biểu đúng trong các phát biểu sau là:
1) Chương trình chạy khi lỗi lôgic xảy ra
2) Khi có lỗi sai cấu trúc ngôn ngữ, chương trình vẫn chạy.
3) Khi có lỗi ngoại lệ, chương trình dừng và thông báo lỗi.
4) Mã lỗi ngoại lệ trả lại gọi là mã lỗi ngoại lệ.
A. 2
B. 3
C. 4
D. 1
Câu 7: IndentationError là lỗi ngoại lệ như thế nào?
A. Lỗi khi các dòng lệnh thụt vào không thằng hàng hoặc không đúng vị trí.
B. Lỗi liên quan đến giá trị của đối tượng.
C. Lệnh tính biểu thức số nhưng lại có một toán hạng không phải là số.
D. Lỗi cú pháp.
Câu 8: Chương trình sau thông báo lỗi gì?
lst = [10, 20, 30, 40]
print(lst[6])
A. NameError.
B. SyntaxError.
C. IndexError.
D. ValueError.
Câu 9: Khi dòng lệnh thụt vào không thẳng hàng chương trình đưa ra mã lỗi ngoại lệ nào?
A. ZeroDivisionError.
B. TypeError.
C. SyntaxError.
D. IndentationError.
Câu 10: Chương trình sau thông báo lỗi gì?
n = 5
for i in range(n):
prin(t)
A. NameError.
B. Type Error.
C. SyntaxError.
D. ValueError.
Câu 11: Lỗi ngoại lệ trong Python là gì?
A. Lỗi khi không thể thực hiện một lệnh nào đó của chương trình.
B. Lỗi khi viết một câu lệnh sai cú pháp của ngôn ngữ lập trình.
C. Lỗi khi truy cập một biến chưa được khai báo.
D. Lỗi khi chương trình biên dịch sang tệp exe.
Câu 12: Kiểu tham số khả biến gồm các kiểu nào?
A. Số thực, danh sách (list).
B. Số nguyên, số thực, chuỗi và bộ (tuble).
C. Số nguyên, tập hợp (set), từ điển (dict).
D. Danh sách (list), tập hợp (set), từ điển (dict).
Câu 13: Kết quả nào được in ra khi thực hiện các câu lệnh sau:
>>>def f(x, y):
a = x + y
print(a + n)
>>>n = 5
>>>f(2, 3)
A. 5
B. 2
C. Chương trình bị lỗi.
D. 10
Câu 14: Đoạn chương trình sau có lỗi không?
m, n = 10, 4
def f(a):
k = n + m + a
return k
f(5)
A. Có lỗi tại dòng lệnh def f(a):.
B. Có lỗi tại dòng lệnh return k.
C. Không có lỗi.
D. Đáp án khác.
Câu 15: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào chưa chính xác về kiểm thử chương trình?
A. Hiện nay, có ít phương pháp và công cụ khác nhau để kiểm thử chương trình.
B. Chương trình cần được thử với một số bộ dữ liệu test gồm đầu vào tiêu biểu và kết quả đầu ra biết trước.
C. Các bộ test phụ thuộc vào các tiêu chí khác nhau.
D. Các bộ test dữ liệu nên có nhiều bộ test ngẫu nhiên,...
Câu 16: ........................................
........................................
........................................
TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Câu 1: Cho đoạn thông tin:
Trong Python, hàm có thể được truyền vào dưới dạng tham số cho các hàm khác. Điều này cho phép ta xây dựng các hàm phức tạp hơn bằng cách kết hợp nhiều hàm đơn giản lại với nhau.
Hãy đánh giá tính đúng sai của các nhận định sau:
a) Hàm không thể được truyền vào như một tham số cho hàm khác.
b) Việc truyền hàm vào hàm khác giúp tăng cường khả năng tái sử dụng mã lệnh.
c) Các hàm trong Python không thể gọi lẫn nhau.
d) Hàm có thể được sử dụng như một tham số trong các hàm khác.
Câu 2: Cho đoạn thông tin:
Trong Python, hàm có thể được truyền vào dưới dạng tham số cho các hàm khác. Điều này cho phép ta xây dựng các hàm phức tạp hơn bằng cách kết hợp nhiều hàm đơn giản lại với nhau.
Hãy đánh giá tính đúng sai của các nhận định sau:
a) Hàm không thể được truyền vào như một tham số cho hàm khác.
b) Việc truyền hàm vào hàm khác giúp tăng cường khả năng tái sử dụng mã lệnh.
c) Các hàm trong Python không thể gọi lẫn nhau.
d) Hàm có thể được sử dụng như một tham số trong các hàm khác.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................