Phiếu trắc nghiệm Tin học 10 kết nối Ôn tập giữa kì 2 (Đề 5)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Tin học 10 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 5). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tin học 10 kết nối tri thức (bản word)
TRẮC NGHIỆM TIN 10 KẾT NỐI TRI THỨC GIỮA KÌ 2
ĐỀ SỐ 05
Câu 1: Trong Python, kiểu dữ liệu danh sách (list) là gì?
A. Một tập hợp các giá trị được sắp xếp theo thứ tự.
B. Một chuỗi các ký tự.
C. Một kiểu dữ liệu chỉ có thể lưu trữ số nguyên.
D. Một kiểu dữ liệu chỉ có thể lưu trữ số thực.
Câu 2: Cách nào sau đây là đúng để tạo một danh sách trong Python?
A. my_list = [1, 2, 3]
B. my_list = {1, 2, 3}
C. my_list = (1, 2, 3)
D. my_list = "1, 2, 3"
Câu 3: Phương thức nào sau đây được sử dụng để thêm một phần tử vào cuối danh sách trong Python?
A. append()
B. insert()
C. extend()
D. add()
Câu 4: Phương thức nào sau đây được sử dụng để thêm một phần tử vào một vị trí cụ thể trong danh sách?
A. insert()
B. append()
C. extend()
D. add()
Câu 5: Lệnh nào sau đây được sử dụng để lấy độ dài của một danh sách (số lượng phần tử trong danh sách)?
A. size()
B. len()
C. length()
D. count()
Câu 6: Cho các câu lệnh sau, hãy chỉ ra câu lệnh đúng
A. x:= 0
for i in range(10): x = x + 1
B. x = 0
for i in range(10) x = x + 1
C. x = 0
for i in range(10): x:= x + 1
D. x = 0
for i in range(10): x = x + 1
Câu 7: Cấu trúc lặp với số lần biết trước có dạng như thế nào?
A. for < biến đếm > in range([giá trị đầu], < giá trị cuối >, [bước nhảy]): < lệnh >.
B. for < biến đếm > in range([giá trị đầu], < giá trị cuối >, [bước nhảy]):.
C. for < biến đếm > in range([giá trị đầu], < giá trị cuối >, [bước nhảy]) < lệnh >.
D. for < biến đếm > in range([giá trị đầu] to < giá trị cuối >, [bước nhảy]): < lệnh >.
Câu 8: Trong câu lệnh lặp:
j=0
for j in range(10)
j = j + 2
print(j)
Khi kết thúc câu lệnh trên, câu lệnh print(j) được thực hiện bao nhiêu lần?
A. 10 lần.
B. 5 lần.
C. 1 lần.
D. Không thực hiện.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về biểu thức lôgic?
A. Biểu thức lôgic là biểu thức chỉ nhận giá trị True hoặc False.
B. Giá trị của biểu thức lôgic thuộc kiểu bool
C. Biểu thức “2 * 3 // 5 == 1” mang giá trị True
D. Ngoài hai giá trị True, False biểu thức lôgic nhận giá trị undefined
Câu 10: Giá trị của ai biểu thức sau là True hay False?
50%3==1
34//5==6
A. False, True.
B. False, False.
C. True, True.
D. True, False.
Câu 11: Trong Python, đoạn chương trình sau đưa ra kết quả gì?
for i in range(10, 0, -1):
print(i, ‘’)
A. 10, 9, 8, 7, 6, 5, 4, 3, 2, 1.
B. Đưa ra 10 dấu cách.
C. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10.
D. Không đưa ra kết quả gì.
Câu 12: Cho đoạn lệnh sau:
for i in range(5):
print(i)
Trên màn hình i có các giá trị là
A. 0 1 2 3 4 5.
B. 1 2 3 4 5.
C. 1 2 3 4.
D. 0 1 2 3 4.
Câu 13: Trong cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ câu lệnh < câu lệnh 1 > được thực hiện khi nào?
A. Điều kiện khác 0.
B. Điều kiện bằng 0.
C. Điều kiện sai.
D. Điều kiện đúng.
Câu 14: Kết quả của chương trình sau là bao nhiêu?
>>> s = “0123145”
>>> s[0] = ‘8’
>>> print(s[0])
A. ‘8’.
B. ‘0’.
C. ‘1’.
D. Chương trình bị lỗi.
Câu 15: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Có thể thay đổi từng kí tự của một xâu.
B. Có thể truy cập từng kí tự của xâu thông qua chỉ số.
C. Chỉ số bắt đầu từ 0.
D. Python không có kiểu dữ liệu kí tự.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................