Bài tập file word Hóa học 10 chân trời Ôn tập chương 3 (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Hóa học 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài tập file word hóa 11 kết nối Ôn tập chương 3. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Hóa học 10 chân trời sáng tạo.

ÔN TẬP CHƯƠNG 3: LIÊN KẾT HÓA HỌC 
(PHẦN 1 – 20 CÂU)

Câu 1: Liên kết hóa học là gì? Trình bày nội dung của quy tắc octet

Trả lời:

- Liên kết hóa học là sự kết hợp giữa các nguyên tử tạo thành phân tử hay tinh thể bền vững hơn.

- Nội dung của quy tắc octet: trong quá trình hình thành liên kết hóa học, nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có xu hướng tạo thành lớp vỏ ngoài cùng có 8 electron tương ứng với khí hiếm gần nhất.

Câu 2: Giá trị điện tích trên cation được tính như nào? Mạng tinh thể ion có đặc tính nào? Tinh thể ion được hình thành như thế nào?

Trả lời:

- Giá trị điện tích trên cation được tính bằng số electron mà nguyên tử đã nhường.

 - Mạng tinh thể có đặc tính: bền vững, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi khá cao.

- Thể tích ion được tạo nên từ cation và anion.

Câu 3: Năng lượng liên kết là gì? Liên kết π được hình thành như thế nào?

Trả lời:

- Năng lượng liên kết là năng lượng cần thiết để phá vỡ 1 mol liên kết đó ở thể khí để tạo thành nguyên tử thể khí

- Liên kết π được hình thành do sự xen phủ bên của hai orbital. Vùng xen phủ nằm hai bên đường nối tâm hai nguyên tử.

Câu 4: Hợp chất nào dưới đây tạo được liên kết hydrogen liên phân tử: CH4, H2O, PH3, H2S.

Trả lời:

+ CH + CH4, PH3, H2S không tạo được liên kết hydrogen vì liên kết C-H là liên kết cộng hóa trị không phân cực

+ H + H2O tạo được liên kết hydrogen vì liên O-H phân cực. Nguyên tử H mang một phần điện tích dương (linh động) của phân tử H2O này tương tác bằng lực hút tĩnh điện với nguyên tử O mang một phần điện tích âm của nguyên tử H2O khác.

Câu 5: Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây: Oxygen, hydrogen, Chlorine, Fluorine có xu hướng đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm argon khi tham gia hình thành liên kết hóa học?

Trả lời:

Chlorine vì cấu hình electron của chlorine: 1s22s22p62s23p5

Cl có 7 electron lớp ngoài cùng nên dễ nhận thêm 1 electron để nhận thêm cấu hình electron của khí hiếm argon 1s22s22p63s23p6.

Câu 6: Nguyên tử X có cấu hình electron là 1s22s22p1. Ion mà X có thể tạo thành là?

Trả lời:

X có 3 lớp electron lớp ngoài cùng nên dễ nhường 3 electron để trở thành ion dương. Ta có:

X → X+3 +3 +3e

Câu 7: Cho dãy oxide sau: Na2O, MgO, Al2O3,SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7. Hãy dự đoán các oxide đó thì liên kết trong oxide nào là liên kết ion, liên kết cộng hóa trị có cực, liên kết cộng hóa trị không có cực.

Trả lời:

Phân tửHiệu độ âm điện ∆ +Loại liên kết
Na2O∆ + = |0,93 – 3,44| = 2,51Ion
MgO∆ + = |1,31 – 3,44| = 2,13Ion
Al2O3∆ + = |1,61 – 3,44| = 1,83Ion
SiO2∆ + = |1,9 – 3,44| = 1,54Cộng hóa trị phân cực
P2O5∆ + = |2,19 – 3,44| = 1,25Cộng hóa trị phân cực
SO3∆ + = |2,58 – 3,44| = 0,86Cộng hóa trị phân cực
Cl2O7∆ + = |3,16 – 3,44| = 0,28Cộng hóa trị không phân cực

 

Câu 8: Cho nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các chất như sau:

 H2OH2SCH4
Nhiệt độ nóng chảy (℃)0 -85,6 -182
Nhiệt độ sôi (℃)100 -60,75 -161,58

 

Giải thích tại sao nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy của H2O lớn hơn nhiều so với H2S và CH4 mặc dù khối lượng phân tử H2S > H2O > CH4.

Trả lời;

Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các chất phụ thuộc vào khối lượng phân tử và liên kết hydrogen. Mặc dù khối lượng phân tử H2S > H2O > CH4 nhưng H2O có liên kết hydrogen mà H2S và CH4 không có nên nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy của H2O lớn hơn nhiều so với H2S và CH4.

Câu 9: Nguyên tử chlorine có Z = 17. Số electron hóa trị của nguyên tử chlorine là bao nhiêu?

Trả lời:

Cấu hình electron của nguyên tử chlorine (Z = 17): 1s22s22p63s23p5.

Electron cuối cùng điền vào phân lớp p → Chlorine thuộc nhóm A.

→ Số electron hóa trị = Số electron lớp ngoài cùng = 7.

Câu 10: Cation R+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2p6. Viết cấu hình electron của R. Cho biết bản chất liên kết giữa R và flourine, biểu diễn sự hình thành liên kết đó.

Trả lời:

R+ + có cấu hình electron 1s22s22p6

R → R+ + + 1e

Nên cấu hình electron của R: 1s22s22p63s1

Cấu hình electron của fluorine: 1s22s22p5

Sự hình thành liên kết giữa R và fluorine.

Câu 11: Liên kết cộng hóa trị là gì? Liên kết cho - nhận là gì? Thế nào là liên kết cộng hóa trị phân cực?

Trả lời:

- Liên kết cộng hóa trị là liên kết được hình thành giữa hai nguyên nguyên tử bằng 1 hay nhiều cặp e dùng chung.

- Liên kết cho - nhận là trong liên kết có cặp electron do một nguyên tử đóng góp.

- Liên kết cộng hóa trị phân cực là liên kết cộng hóa trị trong đó cặp electron chung lệch về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn.

Câu 12: Viết các khả năng tạo thành liên kết hydrogen giữa một phân tử H2O và một phân tử NH3.

Trả lời:

Các khả năng tạo thành liên kết hydrogen giữa một phân tử H2O và một phân tử NH3:

+ Nguyên tử H trong phân tử H + Nguyên tử H trong phân tử H2O tạo liên kết hydrogen với nguyên tử N trong phân tử NH3.

+ Nguyên tử H trong phân tử NH + Nguyên tử H trong phân tử NH3 tạo liên kết hydrogen với nguyên tử O trong phân tử H2O.

Câu 13: Nguyên tử nguyên tố nào sau đây: Oxygen, magnesium, potasium, Flourine có xu hướng nhận 2 electron khi hình thành liên kết hóa học?

Trả lời:

Oxygen vì

Cấu hình electron của oxygen: 1s22s22p4

O có 6 electron lớp ngoài cùng nên dễ nhận 2e để đạt cấu hình electron bền vững thỏa mãn quy tắc octet

Câu 14: Viết phương trình phản ứng có sự di chuyển của electron khi:

a)             Potassiun tác dụng với khí chlorine

b)             Sodium tác dụng với sulfua

Trả lời:

Câu 15: Cho biết số liên kết σ và π trong phân tử etylen (C2H4) và ethane (C2H6)

Trả lời:

Công thức cấu tạo của C2H4:

→ Tổng liên kết σ là 5, liên kết π là 1.

Công thức cấu tạo của C2H6:

→ Tổng liên kết σ là 7, liên kết π là 0.

Câu 16: Hãy giải thích tại sao ở điều kiện thường các nguyên tố trong nhóm Halogen tồn tại ở các trạng thái khác nhau. Cụ thể như flourine và chlorine ở trạng thái khí, bromine ở trạng thái lỏng, còn iodine ở trạng thái rắn.

Trả lời:

Trạng thái khác nhau được giải thích dựa trên lực tương tác Van der Waals; đi từ flourine đến iodine, khối lượng phân tử tăng dần làm tương tác Van der Waals tăng dần, nên các phân tử liên kết chặt hơn. Vì vậy mà flourine và chlorine ở trạng thái khí, bromine ở trạng thái lỏng còn iodine ở trạng thái rắn.

Câu 17: Hãy giải thích nguyên nhân tạo thành liên kết cộng hóa trị.

Trả lời:

- Khi các nguyên tử tiến lại gần nhau xuất hiện lực hút và lực đẩy. Lực hút được thực hiện giữa các điện tích trái dấu; các electron trên các obitan và các hạt nhân. - Lực đẩy là lực tác dụng giữa các điện tích cùng dấu: các hạt nhân đẩy nhau, các electron trên các obitan đẩy nhau. Khi lực hút cân bằng với lực đẩy liên kết được tạo thành. - Khi các nguyên tử tiến lại gần nhau xuất hiện lực hút và lực đẩy. Lực hút được thực hiện giữa các điện tích trái dấu; các electron trên các obitan và các hạt nhân. - Lực đẩy là lực tác dụng giữa các điện tích cùng dấu: các hạt nhân đẩy nhau, các electron trên các obitan đẩy nhau. Khi lực hút cân bằng với lực đẩy liên kết được tạo thành.

Câu 18: Để đạt quy tắc octet, nguyên tử của nguyên tố Mg (Z=12) phải nhường hay nhận bao nhiêu electron?

Trả lời:

Cấu hình electron: 1s22s22p63s2

K có 2 electron lớp ngoài cùng nên dễ nhường 2e để đạt cấu hình electron bền vững

Câu 19: Trong tự nhiên, các khí hiếm tồn tại dưới dạng nguyên tử tự do. Các nguyên tử của khí hiếm không liên kết với nhau tạo thành phân tử và khó liên kết với các nguyên tư của các nguyên tố khác. Ngược lại các nguyên tử nguyên tố khác lại liên kết với nhau tạo phân tử hay tinh thể. Hãy giải thích nguyên nhân của hiện tượng này.

Trả lời:

- Các nguyên tử khí hiếm đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng đặc biệt bền vững: ns - Các nguyên tử khí hiếm đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng đặc biệt bền vững: ns2np6 (trừ heli có cấu hình 1s2). Các nguyên tử khí hiếm rất khó tham gia phản ứng hóa học. Trong tự nhiên, các khí hiếm đều tồn tại ở dạng nguyên tử (hay còn gọi là phân tử một nguyên tử) tự do (nên còn gọi là khí trơ).

- Các nguyên tử của các nguyên tố khác không có cấu hình electron nguyên tử giống khí hiếm nên có xu hướng đạt đến lớp vỏ electron của các khí hiếm. Các nguyên tử cùng nguyên tố liên kết với nhau tạo ra các phân tử đơn chất như H - Các nguyên tử của các nguyên tố khác không có cấu hình electron nguyên tử giống khí hiếm nên có xu hướng đạt đến lớp vỏ electron của các khí hiếm. Các nguyên tử cùng nguyên tố liên kết với nhau tạo ra các phân tử đơn chất như H2, O2, Cl2,…

- Các nguyên tử của các nguyên tố liên kết với nhau tạo ra các phân tử hợp chất: HCl, CO - Các nguyên tử của các nguyên tố liên kết với nhau tạo ra các phân tử hợp chất: HCl, CO2,.. hay tự tập hợp lại thành các khối đơn chất như kim cương, than chì, photpho rắn,…

- Trong những phân tử tạo thành từ các nguyên tử, cấu hình electron của từng nguyên tử thường giống cấu hình electron nguyên tử của khí trơ. Do đó, phân tử hay tinh thể có năng lượng thấp hơn tổng năng lượng của từng nguyên tử riêng rẽ. Như vậy, nguyên nhân để tạo thành liên kết hóa học và tạo thành phân tử là khuynh hướng liên kết các nguyên tử của các nguyên tố hóa học để đạt tới cấu hình electron nguyên tử của khí hiếm. - Trong những phân tử tạo thành từ các nguyên tử, cấu hình electron của từng nguyên tử thường giống cấu hình electron nguyên tử của khí trơ. Do đó, phân tử hay tinh thể có năng lượng thấp hơn tổng năng lượng của từng nguyên tử riêng rẽ. Như vậy, nguyên nhân để tạo thành liên kết hóa học và tạo thành phân tử là khuynh hướng liên kết các nguyên tử của các nguyên tố hóa học để đạt tới cấu hình electron nguyên tử của khí hiếm.

Câu 20: Hãy cho biết tính chất chung của các chất có liên kết cộng hoá trị.

Trả lời:

- Liên kết cộng hoá trị là liên kết giữa các nguyên tử trong cùng một phân tử (liên kết định hướng). Như vậy, mỗi phân tử có thể được coi là một đơn vị độc lập nên so với các hợp chất ion, các hợp chất liên kết cộng hoá trị có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ hoá hơi thấp. - Liên kết cộng hoá trị là liên kết giữa các nguyên tử trong cùng một phân tử (liên kết định hướng). Như vậy, mỗi phân tử có thể được coi là một đơn vị độc lập nên so với các hợp chất ion, các hợp chất liên kết cộng hoá trị có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ hoá hơi thấp.

- Nói chung, các chất chỉ có liên kết cộng hoá trị không cực không dẫn điện ở mọi trạng thái. - Nói chung, các chất chỉ có liên kết cộng hoá trị không cực không dẫn điện ở mọi trạng thái.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word Hóa học 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay