Câu hỏi tự luận Địa lí 10 kết nối tri thức Bài 23: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 10 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 23: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 10 kết nối tri thức.

Xem: => Giáo án địa lí 11 kết nối tri thức

BÀI 23. VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP, THỦY SẢN

(20 câu)

1. NHẬN BIẾT (4 câu)

Câu 1: Nêu vai trò của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản?

Trả lời:

Vai trò của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản:

+Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, thức ăn cho chăn nuôi, nguyên liệu cho công nghiệp, là nguồn hàng xuất khẩu và đảm bảo an ninh lương thực.

+ Tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân.

+ Góp phần giữ cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường.

 

Câu 2: Trình bày đặc điểm của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản?

Trả lời:

Đặc điểm của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản:

+ Đất trồng, mặt nước là tư liệu sản xuất chủ yếu.

- Đối tượng của sản xuất là những cơ thể sống (cây trồng, vật nuôi).

- Phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, có tính thời vụ và phân bố tương đối rộng rãi.

- Có mối liên kết chặt chẽ tạo thành chuỗi giá trị nông sản.

 

Câu 3: Trình bày ảnh hưởng của nhân tố tự nhiên tới sự phát triển và phân bố?

Trả lời:

Ảnh hưởng của nhân tố tự nhiên tới sự phát triển và phân bố:

- Vị trí địa lí:

tới sự phát triển và phân bố nông "g" san

+ Quy định sự có mặt của các hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản. + Trao đổi nông sản, thu hút vốn đầu tư, khoa học - công nghệ,...

- Điều kiện tự nhiên:

+ Địa hình và đất trồng: Quy mô, phương hướng sản xuất, cơ cấu, mức độ thâm canh, năng sự phân bố của cây trồng. suát I và

+ Khí hậu và nguồn nước: Tác động đến cơ cấu, năng suất cây trồng, vật nuôi; mùa vụ, khả năng xem canh, tăng vụ; sự phân bố nông nghiệp; tạo mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, phù sa, nước tưới,...

+ Sinh vật: Cung cấp giống cây trồng, vật nuôi, cơ sở thức ăn, môi trường, sản xuất,...

 

Câu 4: Trình bày ảnh hưởng của nhân tố kinh tế - xã hội tới sự phát triển và phân bố?

Trả lời:

Ảnh hưởng của nhân tố kinh tế - xã hội tới sự phát triển và phân bố:

+ Dân cư, lao động: Là lực lượng sản xuất trực tiếp, nguồn tiêu thụ sản phẩm.

+ Khoa học - công nghệ: Tạo ra nhiều giống mới; tăng năng suất, chất lượng nông sản; sử dụng hiệu quả tài nguyên đất, nước,...

+ Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật: Thúc đẩy sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp; tăng cường liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản.

+ Chính sách phát triển nông nghiệp, vốn đầu tư và thị trường: tác động đến phương hướng sản xuất, cơ cấu ngành, quy mô sản xuất; xác định các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp; thúc đẩy nông nghiệp sản xuất hàng hoá.

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Nông nghiệp có vai trò như thế nào đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia?

Trả lời:

Vai trò của nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia

- Cung cấp lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu cơ bản của con người; thức ăn cho chăn nuôi - nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp, tạo mặt hàng xuất khẩu và đảm bảo an ninh lương thực cho mỗi quốc gia.

- Tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân; cung cấp lao động phục vụ công nghiệp và các lĩnh vực hoạt động khác của xã hội.

 

Câu 2: Các nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng như thế nào tới phát triển và phân bố nông nghiệp?

Trả lời:

Ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên tới phát triển và phân bố nông nghiệp:

+ Đất (quỹ đất, tính chất đất, độ phì). Năng suất cây trồng phụ thuộc vào chất lượng đất; những vùng đất phì nhiêu, màu mỡ thường là những vùng nông nghiệp trù phú (Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long,...).

+ Khí hậu – nước (chế độ nhiệt, âm, mưa; các điều kiện thời tiết; nước trên mặt, nước ngâm). Khí hậu và nguồn nước có ảnh hưởng rất lớn đến việc xác canh, tăng vụ... định cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thời vụ, khả năng xem

+ Sinh vật (loài cây, con; đồng cỏ, nguồn thức ăn tự nhiên). Sinh vật là cơ sở thức ăn tự nhiên cho gia súc và ảnh hưởng đến việc xác định cơ cấu vật nuôi cũng như sự phát triển chăn nuôi. Các cây trồng, vật nuôi cần nhiều công chăm sóc (như cây lúa nước) phải phân bố ở những nơi có nhiều lao động.

 

Câu 3: Đất đai, khí hậu, tiến bộ khoa học – kĩ thuật và thị trường có tác động như thế nào đến sự phân bố nông nghiệp?

Trả lời:

- Đất đai: Quỹ đất, tính chất và độ phi của đất tác động trực tiếp đến phân bố cây trồng, vật nuôi; đồng thời thông qua tác động đến quy mô, cơ cấu, năng suất ảnh hưởng đến phân bố nông nghiệp

- Khi hậu: Ảnh hưởng trực tiếp đến phân bố nông nghiệp; đồng thời thông qua tác động đến việc xác đỉnh cơ cấu cây trồng, thời vụ, khả năng xen canh, tăng vụ và hiệu quả sản xuất nông nghiệp ảnh hưởng tới phân bố nông nghiệp.

- Tiến bộ khoa học - kĩ thuật: Tác động đến sự phân bố nông nghiệp thông qua việc:

+ Hạn chế được những ảnh hưởng của tự nhiên.

+ Chủ động hơn trong hoạt động nông nghiệp, mở rộng khả năng phân bố của sản xuất nông nghiệp.

- Thị trường: Tác động mạnh mẽ đến phân bố sản xuất nông nghiệp (thông qua giá cả nông sản, quy mô tiêu thụ....).

 

Câu 4: Tiến bộ khoa học kĩ thuật, thị trường có ảnh hưởng như thế nào tới sản xuất nông nghiệp?

Trả lời:

- Tiến bộ khoa học kĩ thuật:

+ Áp dụng cơ giới hoá, thuỷ lợi hoá, hoá học hoá, điện khí hoá và công nghệ sinh học.

+ Chủ động hơn trong sản xuất; nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi.

- Thị trường:

+ Tác động mạnh mẽ đến giá cả nông sản, quy mô tiêu thụ,...

+ Góp phần thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; điều tiết sự hình thành và phát triển các vùng chuyên môn hoá nông nghiệp,...

 

Câu 5: Đặc điểm nào của ngành sản xuất nông nghiệp là quan trọng nhất? Tại sao?

Trả lời:

Đặc điểm quan trọng nhất: Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế, vì:

- Là đặc điểm quan trọng phân biệt nông nghiệp với công nghiệp.

- Không thể có sản xuất nông nghiệp nếu không có đất đai. -

- Độ phì của đất quyết định năng suất cây trồng.

- Quy mô và phương hướng sản xuất, mức độ thâm canh và cả việc tổ chức

lãnh thổ phụ thuộc nhiều vào đất đai.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Tại sao sản xuất nông nghiệp có tính phân tán và phụ thuộc vào tự nhiên?

Trả lời:

Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, có tính phân tán

- Phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, do:

+Tư liệu sản xuất chủ yếu là đất đai.

+ Đối tượng lao động là cây trồng, vật nuôi phát triển theo các quy luật sinh học.

- Có tính phân tán: do tư liệu sản xuất chủ yếu là đất đai, có mặt khắp nơi.

 

Câu 2: Sản xuất nông nghiệp ngày càng có tính tập trung. Giải thích tại sao?

Trả lời:

- Sản xuất nông nghiệp hiện nay đang tiến mạnh lên sản xuất hàng hóa: Nền nông nghiệp hàng hóa là nền nông nghiệp sản xuất lớn, cần quy mô đất đai lớn hơn, sử dụng nhiều máy móc và ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong sản xuất, sản xuất theo hướng chuyên môn hoá, thâm canh, để khai thác các lợi thế về điều kiện sản xuất và tạo ra khối lượng sản phẩm lớn, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường.

- Hiện nay điều kiện tập trung thuận lợi: cơ sở vật chất kĩ thuật, hạ tầng; áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, công nghiệp chế biến phát triển,...

 

Câu 3: Tại sao sản xuất nông nghiệp lại bấp bênh, không ổn định và có tính mùa vụ?

Trả lời:

- Thời gian sinh trưởng và phát triển của cây trồng và vật nuôi diễn ra theo các giai đoạn phát triển tự nhiên và chịu tác động rất lớn của quy luật tự nhiên (thời tiết, khí hậu...). Do sự biến đổi của thời tiết và khí hậu mà mỗi loại cây trồng có sự thích ứng khác nhau. Trong năm có các mùa khác nhau, nên có các loại cây trồng khác nhau.

- Do thời gian lao động không trùng với thời gian sản xuất của cây trồng, vật nuôi (đặc biệt cây trồng):

+ Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây trồng và vật nuôi dài và không giống nhau. Sự tác động của con người vào các giai đoạn sinh trưởng của chúng không hoàn toàn như nhau: lúc cân nhiều lao động, liên tục, lúc lại nhàn rỗi, thậm chí không cần lao động.

+ Như vậy, thời gian sản xuất bao giờ cũng dài hơn thời gian lao động cần thiết để tạo ra sản phẩm. Sự không phù hợp này là nguyên nhân gây ra tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp.

 

Câu 4: Các nhân tố tự nhiên là tiền đề quan trọng để phát triển và phân bố nông nghiệp. Giải thích tại sao?

Trả lời:

- Các nhân tố tự nhiên là tiền đề cơ bản để phát triển và phân bố nông nghiệp:

+Mỗi loại cây trồng, vật nuôi chỉ có thể sinh trưởng và phát triển trong những điều kiện tự nhiên nhất định

+ Các điều kiện tự nhiên có tác động mạnh mẽ đến khả năng nuôi trồng các loại cây, con cụ thể trên từng lãnh thổ, khả năng áp dụng các quy trình sản xuất nông nghiệp, năng suất,...

+ Các điều kiện tự nhiên quan trọng hàng đầu tác động đến phát triển và phân bố nông nghiệp là đất, nước, khí hậu. Đất là cơ sở đầu tiên, quan trọng nhất để tiến hành trồng trọt, chăn nuôi; quỹ đất, tính chất, độ phì của đất có ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu, năng suất và sự phân bố cây trồng, vật nuôi. Khi hậu và nguồn nước ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc xác định cơ cấu cây trồng, thời vụ, khả năng xen canh, tăng vụ và hiệu quả sản xuất nông nghiệp ở từng địa phương.

 

Câu 5: Chứng minh rằng các nhân tố kinh tế - xã hội có ảnh hưởng quan trọng tới phát triển và phân bố nông nghiệp?

Trả lời:

Các nhân tố kinh tế - xã hội có ảnh hưởng quan trọng tới phát triển và phân bố nông nghiệp vì:

- Dân cư, lao động: Là lực lượng sản xuất trực tiếp, nguồn tiêu thụ sản phẩm.

- Khoa học - công nghệ: Tiến bộ khoa học – kĩ thuật trong nông nghiệp (cơ giới hóa, thủy lợi hóa, hóa học hóa, cách mạng xanh và công nghệ sinh học, ứng dụng cách mạng 4.0) tạo ra nhiều giống mới; tăng năng suất, chất lượng nông sản; sử dụng hiệu quả tài nguyên đất, nước...

- Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật: Thúc đẩy sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp; tăng cường liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản.

- Chính sách phát triển nông nghiệp, vốn đầu tư và thị trường: Tác động đến phương hướng sản xuất, cơ cấu ngành, quy mô sản xuất; xác định các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp; thúc đẩy nông nghiệp sản xuất hàng hoá.

+ Chính sách phát triển kinh tế nói chung, phát triển nông nghiệp nói riêng có ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp. Ví dụ: Chính sách giao đất, giao rừng ở nước ta đã thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển mạnh mẽ.

+ Vốn đầu tư tác động đến quy mô sản xuất, thúc đẩy sản xuất hàng hoá,...

+ Thị trường tiêu thụ trong nước và ngoài nước tác động tới giá cả nông sản, đến việc điều tiết sản xuất và ảnh hưởng chuyên môn hóa.

 

4. VẬN DỤNG CAO (6 câu)

Câu 1: Tại sao nông nghiệp ở nhiều nước đang phát triển được xem là cơ sở để tiến hành công nghiệp hóa?

Trả lời:

Nông nghiệp cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến và công nghiệp nhẹ:

- Trong giai đoạn đầu công nghiệp hóa ở nhiều nước đang phát triển, nông nghiệp là nguồn thu ngoại tệ cung cấp nguồn vốn cho công nghiệp hóa hoặc có thể trao đổi lấy máy móc, trang thiết bị.

- Là thị trường tiêu thụ của công nghiệp: Ở hầu hết các nước đang phát triển, các sản phẩm công nghiệp được tiêu thụ ở thị trưởng trong nước chủ yếu và trước hết là thị trường nông nghiệp, nông thôn.

- Nông nghiệp là khu vực dự trữ và cung cấp nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa.

 

Câu 2: Tại sao sản xuất nông nghiệp so với sản xuất công nghiệp thường thấp hơn?

Trả lời:

Sản xuất nông nghiệp:

+ Tư liệu sản xuất chủ yếu là đất trồng, đối tượng lao động là cây trồng, vật nuôi nên sản xuất phân tán trong không gian, mang tính mùa vụ, phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, năng suất thấp và chịu nhiều rủi ro.

+ Sử dụng nhiều lao động, trình độ lao động không cao nên năng suất lao động thấp.

+ Việc ứng dụng khoa học kĩ thuật và công nghệ thường cho hiệu quả chậm hơn vì sản xuất qua nhiều giai đoạn gắn liền với quy luật sinh học và quy luật tự nhiên nói chung.

- Sản xuất công nghiệp:

+ Có tính tập trung cao, ít phụ thuộc vào tự nhiên, sản xuất ổn định và hiệu quả cao hơn nên có tốc độ tăng trưởng cao.

+ Gắn nhiều với thiết bị, máy móc, sử dụng lao động có trình độ, năng suất lao động cao hơn nhiều.

+ Ứng dụng nhiều thành tựu khoa học kĩ thuật và công nghệ; luôn cải tiến, đổi mới công nghệ, ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật và công nghệ mới, tạo ra nhiều thay đổi có tính đột biến.

 

Câu 3: Tại sao nhiệm vụ chiến lược hàng đầu của nước ta là đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp?

Trả lời:

Nhiệm vụ chiến lược hàng đầu của nước ta là đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp

- Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp.

- Nước ta là nước đông dân nên nhu cầu lương thực, thực phẩm lớn.

- Chất lượng, cơ cấu bữa ăn chưa đảm bảo và cân bằng nhu cầu tái sản xuất.

- Phần lớn dân cư nước ta sống ở nông thôn chủ yếu sống bằng nghề nông nên việc đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp sẽ góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân.

- Nông nghiệp cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Tạo nguồn hàng xuất khẩu có giá trị, góp phần tích lũy vốn cho nền kinh tế.

Câu 4: Tại sao không có ngành nào có thể thay thế được sản xuất nông nghiệp?

Trả lời:

Hiện nay cũng như sau này không có ngành nào có thể thay thế được sản xuất nông nghiệp, vì:

- Nông nghiệp đóng vai trò cực kì quan trọng trong giai đoạn đầu của lịch sử phát triển của xã hội loài người.

- Sản xuất nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.

- Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.

- Sản xuất ra những mặt hàng có giá trị xuất khẩu, tăng thêm nguồn thu ngoại tệ, giải quyết việc làm.

- Việc đảm bảo an ninh lương thực góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế là mục tiêu phấn đấu của mỗi quốc gia.

- Cho đến nay, chưa có ngành nào dù hiện đại đến đâu, cũng không thể thay thế được sản xuất nông nghiệp.

 

Câu 5: Tại sao nông nghiệp ở các nước đang phát triển đang mang dần tính chất công nghiệp?

Trả lời:

Ở các nước phát triển, nông nghiệp đang mang dần tính chất công nghiệp vì

– Nông nghiệp sử dụng máy móc và các sản phẩm công nghiệp.

- Áp dụng quy trình công nghiệp vào nông nghiệp.

- Sản xuất nông nghiệp trở thành ngành sản xuất hàng hóa.

 

Câu 6: Việc phát triển nông nghiệp hàng hóa góp phần nâng cao hiệu quả của nông nghiệp nhiệt đới. Giải thích tại sao?

Trả lời:

Việc phát triển nông nghiệp hàng hóa, kết hợp với công nghiệp chế biến và dịch vụ nông nghiệp có thể làm thay đổi cơ cấu mùa vụ, khắc phục những hạn chế do tính mùa vụ của nông nghiệp nhiệt đới.

Đồng thời phát huy những lợi thế của nông nghiệp nhiệt đới trong việc cung cấp các nông sản hàng hóa với khối lượng lớn, chất lượng cao, có khả năng xuất khẩu.

Chính sự phát triển của nông nghiệp hàng hóa làm cho cơ cấu nông nghiệp trở nên đa dạng hơn, thích ứng tốt hơn với điều kiện của thị trường và sử dụng hợp lí các nguồn lực.

=> Giáo án địa lí 10 kết nối bài 23: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Địa lí 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay