Câu hỏi tự luận Địa lí 10 kết nối tri thức Bài 31: Tác động của công nghiệp đối với môi trường, phát triển năng lượng tái tạo, định hướng phát triển công nghiệp trong tương lai

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 10 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 31: Tác động của công nghiệp đối với môi trường, phát triển năng lượng tái tạo, định hướng phát triển công nghiệp trong tương lai. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 10 kết nối tri thức.

Xem: => Giáo án địa lí 11 kết nối tri thức

BÀI 31: TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG, PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRONG TƯƠNG LAI

(15 câu)

1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Nêu tác động của công nghiệp tới môi trường?

Trả lời:

Tác động của công nghiệp tới môi trường:

- Tích cực:tạo ra môi trường mới, góp phần cải thiện chất lượng môi trường.

- Tiêu cực:

+ Khí thải từ các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm môi trường không khí.

+ Nước thải công nghiệp, nhất là nước thải chưa được xử lí nhiều hóa chất độc hại gây ô nhiễm môi trường nước, đất,…

 

Câu 2: Nêu mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo?

Trả lời:

Mục tiêu:

- Đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng cho các ngành công nghiệp khác.

- Đảm bảo an ninh năng lượng cho mỗi quốc gia.

- Góp phần giảm phát thải khí nhà kính, giảm nhẹ biến đổi khí hậu.

 

Câu 3: Các nguồn năng lượng tái tạo gồm những nhân tố nào?

Trả lời:

Các nguồn năng lượng tái tạo gồm: sức nước, sức gió, ánh sáng mặt trời, địa nhiệt, nhiên liệu sinh học và các nguồn năng lượng khác có khả năng tái tạo.

 

Câu 4: Kể tên một số quốc gia phát triển mạnh năng lượng tái tạo?

Trả lời:

Một số quốc gia phát triển mạnh năng lượng tái tạo: Hoa Kì, Nhật Bản, các nước châu Âu,…

 

Câu 5: Nêu định hướng phát triển công nghiệp?

Trả lời:

Định hướng phát triển công nghiệp:

- Giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác, tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến.

- Phát triển các ngành công nghiệp gắn với khoa học công nghệ có hàm lượng kĩ thuật cao, ít gây ô nhiễm môi trường.

- Đẩy mạnh sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo.

- Tăng trưởng xanh theo hướng sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường, tiêu tốn ít năng lượng và nguyên liệu, giảm phát thải chất thải.

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Phân tích ưu, nhược điểm của nguồn năng lượng nhiệt điện?

Trả lời:

- Ưu điểm: Diện tích nhà máy không rộng. Có thể kiểm soát được ô | nhiễm khí thải. Điều kiện kinh tế - kĩ thuật phù hợp với các nước đang phát triển.

- Nhược điểm:

+ Gây ô nhiễm không khí và hiệu ứng nhà kính.

+ Gây mưa axit, giảm diện tích đất trồng. Các hậu quả do khai thác mỏ.

 

Câu 2: Phân tích ưu, nhược điểm của nguồn năng lượng thủy điện?

Trả lời:

- Ưu điểm: Không gây ô nhiễm không khí, tạo môi trường cho các khu dân cư mới.

- Nhược điểm:

+ Phải làm ngập diện tích lớn làm hồ chứa.

+ Thiệt hại khi vỡ đập

 

Câu 3: Phân tích ưu, nhược điểm của nguồn năng lượng nguyên tử?

Trả lời:

- Ưu điểm: Chiếm ít diện tích xây dựng, không cần kho chứa nguyên liệu.

- Nhược điểm:

+ Nguy hiểm khi có sự cố rò rỉ, sự cố phóng xạ nguy hiểm đến cuộc sống.

+ Đòi hỏi kĩ thuật cao.

 

Câu 4: Phân tích ưu, nhược điểm của nguồn năng lượng gió?

Trả lời:

- Ưu điểm: Không gây ô nhiễm, không tốn tiền.

- Nhược điểm: Cần diện tích khá rộng, gây tiếng ồn, xây dựng nơi có gió thường xuyên.

 

Câu 5: Phân tích ưu, nhược điểm của nguồn năng lượng thủy triều?

Trả lời:

- Ưu điểm: Không gây ô nhiễm, không chiếm diện tích đất liền.

- Nhược điểm:

+ Cản trở giao thông vùng cửa sông.

+ Đòi hỏi mức triều cao, kĩ thuật cao.

 

Câu 6: Phân tích ưu, nhược điểm của nguồn năng lượng mặt trời?

Trả lời:

- Ưu điểm: Không gây ô nhiễm, nguồn năng lượng vô tận.

- Nhược điểm:

+ Cần diện tích lớn để lắp đặt pa-nen Mặt Trời.

+ Khó bảo vệ khi có mưa đá, dông bão.

 

Câu 7: Nêu vai trò của công nghiệp năng lượng đối với phát triển kinh tế - xã hội của một số quốc gia?

Trả lời:

Vai trò của công nghiệp năng lượng

– Là ngành công nghiệp quan trọng và cơ bản của quốc gia, phải đi trước một bước để hỗ trợ cho các ngành công nghiệp khác.

– Nền sản xuất hiện đại chỉ phát triển được khi có sự tồn tại của cơ sở năng lượng.

– Là tiền đề của tiến bộ khoa học kĩ thuật.

3. VẬN DỤNG (1 câu)

Câu 1: Cơ cấu sử dụng điện trên thế giới hiện nay có sự thay đổi theo hướng nào? Tại sao?

Trả lời:

Cơ cấu sử dụng điện trên thế giới hiện nay có sự thay đổi

- Cơ cấu sử dụng điện trên thế giới đa dạng và có sự thay đổi theo thời gian.

Củi, than đá là những nguồn năng lượng truyền thống được sử dụng đầu tiên, kế đến dầu khí được sử dụng nhiều ở thế kỉ trước, nhưng hiện nay các nguồn năng lượng trên đang giảm dần do ô nhiễm môi trường, tài nguyên bị cạn kiệt.

- Nhân loại đang tìm những nguồn năng lượng mới có tính năng vượt trội để thay thế:

+ Năng lượng nguyên tử có nhiều lợi thế nhưng dễ gây sự cố nguy hiểm, không an toàn.

+ Nguồn thủy năng sạch, tiện lợi, rẻ nhưng đòi hỏi vốn và kĩ thuật cao, tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên (sông ngòi, trữ lượng nước, địa hình), ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.

+ Năng lượng mới: là nguồn năng lượng sạch, có thể tái tạo như năng lượng Mặt Trời, sức gió, thủy triều, sóng, địa nhiệt, khí sinh học. Đây sẽ là nguồn năng lượng quan trọng tiếp nối của nhân loại.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Nước ta có những điều kiện thuận lợi nào để phát triển ngành công nghiệp năng lượng?

Trả lời:

Điều kiện thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp năng lượng

- Nguồn nhiên liệu phong phú, trữ lượng lớn: than đá có nhiều loại với trữ lượng lớn, dầu khí ở thềm lục địa phía nam.

- Hệ thống sông ngòi dày đặc, nhiều sông lớn, phần lớn chảy qua địa hình đồi núi, có tiềm năng thủy điện lớn.

- Ngoài ra còn có các nguồn năng lượng gió, thủy triều, địa nhiệt,...

 

Câu 2: Nền công nghiệp thế giới trong tương lai vừa phát triển mạnh mẽ dựa trên các thành tựu công nghệ vừa đảm bảo phát triển bền vững? Giải thích tại sao?

Trả lời:

- Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (dệt - may, da - giày, sản xuất sản phẩm từ gỗ, sản xuất giấy...) có nguyên liệu dễ bảo quản, dễ vận chuyển, nhưng người tiêu dùng có nhu cầu lớn, thường xuyên và kịp thời nên thường tập trung ở vùng tiêu thụ, nhất là ở các thành phố lớn.

- Công nghiệp thực phẩm:

+Có nguồn nguyên liệu chủ yếu là sản phẩm từ nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) và từ ngành thuỷ sản (khai thác và nuôi trồng), nên phân bố gần các vùng sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản (đặc biệt là các xí nghiệp sơ chế, vì nguyên liệu khó bảo quản, vận chuyển xa tốn kém).

+ Sản phẩm của công nghiệp thực phẩm chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trực tiếp của dân cư; ngoài ra, một số sản phẩm vận chuyển đi xa thì không đảm bảo chất lượng, chóng hỏng, nên thường phân bố gần trung tâm tiêu thụ, các điểm dân cư (nhất là các xí nghiệp chế biến thành phẩm như: bia, rượu, đồ hộp, bánh kẹo,...).

 

Câu 3: Trong công nghiệp hóa, vì sao năng lượng phải đi trước một bước?

Trả lời:

Trong công nghiệp hóa, năng lượng phải đi trước một bước vì

– Công nghiệp năng lượng bao gồm các ngành khai thác than, dầu khí và sản xuất điện năng, là một trong những ngành kinh tế cơ bản và quan trọng của mỗi quốc gia.

- Nền sản xuất hiện đại chỉ có thể phát triển được nhờ sự tồn tại của ngành năng lượng.

- Đời sống văn hóa xã hội được cải thiện và ngày càng văn minh cũng nhờ có năng lượng.

Công nghiệp năng lượng là động lực cho các ngành kinh tế, việc phát triển năng lượng sẽ kéo theo sự phát triển của hàng loạt các ngành công nghiệp khác.

=> Giáo án địa lí 10 kết nối tri thức bài 31: Tác động của công nghiệp đối với môi trường, phát triển năng lượng tái tạo, định hướng phát triển công nghiệp trong tương lai

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Địa lí 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay