Câu hỏi tự luận Địa lí 10 kết nối tri thức Ôn tập chương 12 (P3)

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 10 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập chương 12. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 10 kết nối tri thức.

Xem: => Giáo án địa lí 11 kết nối tri thức

ÔN TẬP CHƯƠNG 12. ĐỊA LÝ NGÀNH DỊCH VỤ (PHẦN 3)

Câu 1: Phân tích vai trò to lớn của ngành viễn thông đối với sự phát triển kinh tế - xã hội?

Trả lời:

Vai trò to lớn của ngành viễn thông đối với sự phát triển kinh tế - xã hội:

- Tạo ra những điều kiện cần thiết cho hoạt động kinh tế phát triển, tác động đến quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá; thay đổi cách thức tổ chức nền kinh tế; góp phần quan trọng làm thay đổi các nhân tố phân bố sản xuất, làm tăng trưởng mạnh mẽ quá trình phi tập trung hóa trong hoạt động của các cơ sở kinh tế. - Tạo ra những điều kiện cần thiết cho hoạt động kinh tế phát triển, tác động đến quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá; thay đổi cách thức tổ chức nền kinh tế; góp phần quan trọng làm thay đổi các nhân tố phân bố sản xuất, làm tăng trưởng mạnh mẽ quá trình phi tập trung hóa trong hoạt động của các cơ sở kinh tế.

- Góp phần thực hiện giao lưu giữa các vùng lãnh thổ, thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh - tế; tăng cường khả năng phối hợp hành động của con người ở những nơi rất xa trên Trái Đất. - Góp phần thực hiện giao lưu giữa các vùng lãnh thổ, thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh - tế; tăng cường khả năng phối hợp hành động của con người ở những nơi rất xa trên Trái Đất.

- Tác động tích cực đến phát triển xã hội, có tác động sâu sắc đến việc tổ chức đời sống xã hội, đến việc tổ chức lãnh thổ các hoạt động kinh tế - xã hội; nâng cao đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần, đảm bảo an ninh quốc gia. - Tác động tích cực đến phát triển xã hội, có tác động sâu sắc đến việc tổ chức đời sống xã hội, đến việc tổ chức lãnh thổ các hoạt động kinh tế - xã hội; nâng cao đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần, đảm bảo an ninh quốc gia.

Câu 2: Thương mại được chia thành những ngành lớn nào?

Trả lời:

Thương mại được chia làm 2 ngành lớn: nội thương và ngoại thương.

- Nội thương: là ngành làm nhiệm vụ trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong một quốc gia. - Nội thương: là ngành làm nhiệm vụ trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong một quốc gia.

- Ngoại thương: là ngành làm nhiệm vụ trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia. - Ngoại thương: là ngành làm nhiệm vụ trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia.

Câu 3: Cán cân xuất – nhập khẩu là gì?

Trả lời:

Cán cân xuất – nhập khẩu:

- Nếu giá trị hàng xuất khẩu lớn hơn hàng nhập khẩu thì gọi là xuất siêu. - Nếu giá trị hàng xuất khẩu lớn hơn hàng nhập khẩu thì gọi là xuất siêu.

- Ngược lại, nếu giá trị hàng nhập khẩu lớn hơn hàng xuất khẩu thì gọi là nhập siêu. - Ngược lại, nếu giá trị hàng nhập khẩu lớn hơn hàng xuất khẩu thì gọi là nhập siêu.

Câu 4: Phân tích sự phát triển của bưu chính?

Trả lời:

Đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Mạng bưu cục không ngừng được mở rộng và nâng cấp. Nhiều dịch vụ mới với chất lượng cao ra đời như chuyển phát nhanh, chuyển tiền nhanh, điện hoa, tiết kiệm qua bưu điện. Trong tương lai, nhiều dịch vụ mới sẽ ra đời như bán hàng qua bưu chính, khai thác dữ liệu qua bưu chính.

Câu 5: Phân tích tình hình phát triển của đường ô tô?

Trả lời:

Đường ô tô:

- Ưu điểm: Nổi bật là sự thuận tiện, tính cơ động và khả năng thích nghi với các điều kiện địa hình, có hiệu quả kinh tế cao ở các cự li ngắn và trung bình, đáp ứng yêu cầu vận chuyển đa dạng của khách hàng. Vận tải đường ô tô phối hợp được với phương tiện vận tải đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không... Có nhiều cải tiến không ngừng về phương tiện vận tải, hệ thống đường sá, về nhiên liệu sử dụng hạn chế ô nhiễm môi trường,... - Ưu điểm: Nổi bật là sự thuận tiện, tính cơ động và khả năng thích nghi với các điều kiện địa hình, có hiệu quả kinh tế cao ở các cự li ngắn và trung bình, đáp ứng yêu cầu vận chuyển đa dạng của khách hàng. Vận tải đường ô tô phối hợp được với phương tiện vận tải đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không... Có nhiều cải tiến không ngừng về phương tiện vận tải, hệ thống đường sá, về nhiên liệu sử dụng hạn chế ô nhiễm môi trường,...

- Hạn chế: cước phí vận chuyển đắt hơn so với đường sắt, đường thuỷ; gây ô nhiễm không khí, tiếng ồn. Tai nạn ô tô là nguyên nhân gây tử vong và chấn thương nhiều trên thế giới. - Hạn chế: cước phí vận chuyển đắt hơn so với đường sắt, đường thuỷ; gây ô nhiễm không khí, tiếng ồn. Tai nạn ô tô là nguyên nhân gây tử vong và chấn thương nhiều trên thế giới.

Câu 6: Phân tích tình hình phát triển của đường sắt?

Trả lời:

Đường sắt:

- Ưu điểm: vận chuyển được nhiều hàng hoá nặng trên những tuyến đường xa với tốc độ nhanh, ổn định, an toàn cao, giá rẻ hơn và ít gây ô nhiễm môi trường. Có những đổi mới về sức kéo (đầu máy chạy điện, chạy trên đệm từ,...). - Ưu điểm: vận chuyển được nhiều hàng hoá nặng trên những tuyến đường xa với tốc độ nhanh, ổn định, an toàn cao, giá rẻ hơn và ít gây ô nhiễm môi trường. Có những đổi mới về sức kéo (đầu máy chạy điện, chạy trên đệm từ,...).

- Hạn chế: Chỉ hoạt động được trên các tuyến đường cố định có đặt đường ray, vốn đầu tư lớn để lắp đặt đường ray, xây dựng hệ thống nhà ga,... - Hạn chế: Chỉ hoạt động được trên các tuyến đường cố định có đặt đường ray, vốn đầu tư lớn để lắp đặt đường ray, xây dựng hệ thống nhà ga,...

Câu 7: Phân tích tình hình phát triển của đường hàng không?

Trả lời:

Đường hàng không:

- Kết nối mạng lưới giao thông vận tải trên toàn thế giới, có vai trò quan trọng trong việc chuyên chở hành khách giữa các châu lục, đảm bảo giao lưu quốc tế. - Kết nối mạng lưới giao thông vận tải trên toàn thế giới, có vai trò quan trọng trong việc chuyên chở hành khách giữa các châu lục, đảm bảo giao lưu quốc tế.

- Ưu điểm: Tốc độ vận chuyển nhanh (nhanh nhất trong các phương tiện vận tải), tính an toàn cao, không bị cản trở bởi bề mặt địa hình. - Ưu điểm: Tốc độ vận chuyển nhanh (nhanh nhất trong các phương tiện vận tải), tính an toàn cao, không bị cản trở bởi bề mặt địa hình.

- Hạn chế: cước phí đắt, không thích hợp cho hàng hóa cồng kềnh có giá trị thấp, khối lượng lớn, chịu ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết (sương mù, mưa, bão,..), gây ô nhiễm môi trường không khí. - Hạn chế: cước phí đắt, không thích hợp cho hàng hóa cồng kềnh có giá trị thấp, khối lượng lớn, chịu ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết (sương mù, mưa, bão,..), gây ô nhiễm môi trường không khí.

Câu 8: Phân tích tình hình phát triển của đường biển?

Trả lời:

Đường biển:

- Là phương tiện vận tải hàng hoá chủ yếu trên các tuyến đường quốc tế (vận tải viễn dương). - Là phương tiện vận tải hàng hoá chủ yếu trên các tuyến đường quốc tế (vận tải viễn dương).

- Ưu điểm: Vận chuyển được hàng hóa nặng, cồng kềnh trên quãng đường dài, giá thành vận chuyển tương đối rẻ và khá ổn định, mức độ đảm bảo an toàn khá lớn. Chính vì thế mà vận tải đường biển đảm nhiệm 3/5 khối lượng luân chuyển hàng hoá của tất cả các phương tiện vận tải trên thế giới mặc dù khối lượng vận chuyển hàng hoá không lớn. - Ưu điểm: Vận chuyển được hàng hóa nặng, cồng kềnh trên quãng đường dài, giá thành vận chuyển tương đối rẻ và khá ổn định, mức độ đảm bảo an toàn khá lớn. Chính vì thế mà vận tải đường biển đảm nhiệm 3/5 khối lượng luân chuyển hàng hoá của tất cả các phương tiện vận tải trên thế giới mặc dù khối lượng vận chuyển hàng hoá không lớn.

- Hạn chế: Phụ thuộc vào thời tiết (bão), tốc độ vận tải chậm, thời gian vận chuyển lâu và gây ô nhiễm biển, đại dương (sự cố tràn dầu) do khoảng 1/2 khối lượng vận chuyển là dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ. - Hạn chế: Phụ thuộc vào thời tiết (bão), tốc độ vận tải chậm, thời gian vận chuyển lâu và gây ô nhiễm biển, đại dương (sự cố tràn dầu) do khoảng 1/2 khối lượng vận chuyển là dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ.

Câu 9: Phân tích tác động của sự phát triển kinh tế tới sự tăng trưởng nhanh của khu vực dịch vụ?

Trả lời:

Tác động của sự phát triển kinh tế tới sự tăng trưởng nhanh của khu vực dịch vụ:

- Sự phát triển của các ngành sản xuất vật chất làm nảy sinh các loại hình dịch vụ phục vụ cho sản xuất. - Sự phát triển của các ngành sản xuất vật chất làm nảy sinh các loại hình dịch vụ phục vụ cho sản xuất.

- Kinh tế phát triển, mức sống của nhân dân sẽ tăng, quyết định sức mua, nhu cầu dịch vụ. - Kinh tế phát triển, mức sống của nhân dân sẽ tăng, quyết định sức mua, nhu cầu dịch vụ.

- Sự phát triển kinh tế sẽ nâng cao năng suất lao động, tạo ra sự chuyển dịch lao động từ khu vực sản xuất - Sự phát triển kinh tế sẽ nâng cao năng suất lao động, tạo ra sự chuyển dịch lao động từ khu vực sản xuất

vật chất sang khu vực dịch vụ.

- Việc mở rộng sự phân bố sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ kéo theo sự phân bố rộng rãi và chuyển dịch phân bố dịch vụ. - Việc mở rộng sự phân bố sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ kéo theo sự phân bố rộng rãi và chuyển dịch phân bố dịch vụ.

Câu 10: Đô thị hóa có tác động như thế nào tới phát triển ngành dịch vụ?

Trả lời:

Sự phát triển của đô thị hóa tác động mạnh mẽ đến phát triển dịch vụ sản xuất, dịch vụ tiêu dùng và dịch vụ công.

- Các thành phố thường là các trung tâm công nghiệp, vì vậy, các loại dịch vụ kinh doanh (dịch vụ sản xuất) phát triển một cách tương xứng. - Các thành phố thường là các trung tâm công nghiệp, vì vậy, các loại dịch vụ kinh doanh (dịch vụ sản xuất) phát triển một cách tương xứng.

- Dân cư thành thị nói chung có mức sống cao, có “lối sống thành thị”. Vì vậy, nhu cầu dịch vụ hết sức - Dân cư thành thị nói chung có mức sống cao, có “lối sống thành thị”. Vì vậy, nhu cầu dịch vụ hết sức

đa dạng, hoạt động dịch vụ cực kỳ phức tạp.

- Môi trường của các thành phố là môi trường nhân tạo, phần lớn nhu cầu của dân cư được đáp ứng nhờ các nguồn cung cấp từ bên ngoài vào (lương thực, thực phẩm, năng lượng, nước sinh hoạt,...). - Môi trường của các thành phố là môi trường nhân tạo, phần lớn nhu cầu của dân cư được đáp ứng nhờ các nguồn cung cấp từ bên ngoài vào (lương thực, thực phẩm, năng lượng, nước sinh hoạt,...).

- Nhiều thành phố là trung tâm hành chính, văn hoá, xã hội, một số thành phố, thị xã còn là trung tâm chính trị của cả nước, của địa phương; vì vậy, các dịch vụ công (hành chính, văn hóa, giáo dục,...) cũng được tập trung ở đây. - Nhiều thành phố là trung tâm hành chính, văn hoá, xã hội, một số thành phố, thị xã còn là trung tâm chính trị của cả nước, của địa phương; vì vậy, các dịch vụ công (hành chính, văn hóa, giáo dục,...) cũng được tập trung ở đây.

Câu 11: Tại sao trên thế giới ngành dịch vụ ngày càng phát triển mạnh mẽ?

Trả lời:

Ngành dịch vụ ngày càng phát triển mạnh mẽ:

- Kinh tế thế giới ngày càng phát triển; trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nước ngày càng cao, đẩy nhanh sự phát triển các ngành dịch vụ sản xuất, tiêu dùng,... - Kinh tế thế giới ngày càng phát triển; trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nước ngày càng cao, đẩy nhanh sự phát triển các ngành dịch vụ sản xuất, tiêu dùng,...

- Quy mô dân số thế giới nói chung và các nước nói riêng ngày càng lớn, chất lượng cuộc sống người dân ở nhiều nước được nâng cao tác động mạnh đến dịch vụ tiêu dùng. - Quy mô dân số thế giới nói chung và các nước nói riêng ngày càng lớn, chất lượng cuộc sống người dân ở nhiều nước được nâng cao tác động mạnh đến dịch vụ tiêu dùng.

- Quá trình đô thị hoá được đẩy mạnh tác động đến sự phát triển của các loại hình dịch vụ sản xuất, tiêu dùng và dịch vụ công ở các đô thị. - Quá trình đô thị hoá được đẩy mạnh tác động đến sự phát triển của các loại hình dịch vụ sản xuất, tiêu dùng và dịch vụ công ở các đô thị.

- Toàn cầu hoá ngày càng sâu rộng, mở rộng thị trường tạo cơ hội phát triển các doanh nghiệp dịch vụ, mở cửa cho thương mại và đầu tư dịch vụ. Liên kết và hợp tác quốc tế phát triển đẩy mạnh nhanh chóng dịch vụ và thương mại quốc tế, hợp tác giữa các nước trong phát triển dịch vụ. - Toàn cầu hoá ngày càng sâu rộng, mở rộng thị trường tạo cơ hội phát triển các doanh nghiệp dịch vụ, mở cửa cho thương mại và đầu tư dịch vụ. Liên kết và hợp tác quốc tế phát triển đẩy mạnh nhanh chóng dịch vụ và thương mại quốc tế, hợp tác giữa các nước trong phát triển dịch vụ.

- Khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển mạnh, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã làm thay đổi phương thức sản xuất nhiều loại hình dịch vụ, phát triển dịch vụ có hàm lượng chất xám cao. - Khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển mạnh, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã làm thay đổi phương thức sản xuất nhiều loại hình dịch vụ, phát triển dịch vụ có hàm lượng chất xám cao.

- Chính sách của các quốc gia phát triển tự do các hình thức dịch vụ và đa dạng hóa hoạt động dịch vụ. - Chính sách của các quốc gia phát triển tự do các hình thức dịch vụ và đa dạng hóa hoạt động dịch vụ.

 

Câu 12: Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế có ảnh hưởng quyết định tới sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ sản xuất. Giải thích tại sao?

Trả lời:

Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ sản xuất, vì:

- Dịch vụ sản xuất là ngành phục vụ cho yêu cầu của các ngành sản xuất, đảm bảo và tạo điều kiện để các ngành sản xuất phát triển. - Dịch vụ sản xuất là ngành phục vụ cho yêu cầu của các ngành sản xuất, đảm bảo và tạo điều kiện để các ngành sản xuất phát triển.

- Các ngành dịch vụ sản xuất (trừ giao thông vận tải) không chịu ảnh hưởng của phân bố tài nguyên thiên nhiên, chỉ chịu tác động của các nhân tố kinh tế – xã hội. - Các ngành dịch vụ sản xuất (trừ giao thông vận tải) không chịu ảnh hưởng của phân bố tài nguyên thiên nhiên, chỉ chịu tác động của các nhân tố kinh tế – xã hội.

 

Câu 13: Tại sao nhiều nước trên thế giới đều chú trọng phát triển du lịch?

Trả lời:

Du lịch được chú trọng phát triển ở nhiều nước trên thế giới:

- Kinh tế: Nguồn thu ngoại tệ đáng kể, góp phần vào phát triển kinh tế; góp phần thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác,.... - Kinh tế: Nguồn thu ngoại tệ đáng kể, góp phần vào phát triển kinh tế; góp phần thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác,....

- Xã hội: Khai thác tài nguyên du lịch để đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, phục hồi và bồi dưỡng sức khỏe cho người dân; tạo công ăn việc làm và góp phần tăng thu nhập; bảo tồn và phát triển các giá trị văn hoá,... - Xã hội: Khai thác tài nguyên du lịch để đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, phục hồi và bồi dưỡng sức khỏe cho người dân; tạo công ăn việc làm và góp phần tăng thu nhập; bảo tồn và phát triển các giá trị văn hoá,...

- Tài nguyên, môi trường: Phát huy giá trị của các tài nguyên, tạo các cảnh quan văn hoá hấp dẫn, góp phần bảo vệ môi trường,... - Tài nguyên, môi trường: Phát huy giá trị của các tài nguyên, tạo các cảnh quan văn hoá hấp dẫn, góp phần bảo vệ môi trường,...

Câu 14: Tại sao ở các nước đang phát triển nguồn lao động trong các ngành dịch vụ còn ít?

Trả lời:

Ở các nước đang phát triển nguồn lao động trong các ngành dịch vụ còn ít do:

- -  Trình độ phát triển kinh tế và năng suất lao động xã hội thấp.

- Ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ tới các nước này - còn yếu. - Ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ tới các nước này - còn yếu.

- Trình độ đô thị hóa thấp, mạng lưới thành phố kém phát triển, tỉ lệ dân thành thị còn thấp. - Trình độ đô thị hóa thấp, mạng lưới thành phố kém phát triển, tỉ lệ dân thành thị còn thấp.

Mức sống của nhân dân nhìn chung còn thấp.

Câu 15: Để phát triển mạng ngành du lịch cần những điều kiện gì?

Trả lời:

Những điều kiện để có thể phát triển mạnh ngành du lịch:

- Phải có nhu cầu xã hội về du lịch, nghỉ dưỡng. - Phải có nhu cầu xã hội về du lịch, nghỉ dưỡng.

- Phải có nguồn tài nguyên du lịch phong phú (tài nguyên thiên nhiên, các di sản lịch sử, văn hóa). - Phải có nguồn tài nguyên du lịch phong phú (tài nguyên thiên nhiên, các di sản lịch sử, văn hóa).

- Phải có một hệ thống các cơ sở phục vụ du lịch, phục vụ tốt (chẳng hạn như hệ thống khách sạn, nhà nghỉ, khu điều dưỡng, các bãi tắm, các khu thể thao, hệ thống giao thông vận tải và thông tin liên lạc,...), có khả năng phục vụ nhu cầu của nhiều loại khách du lịch khác nhau, nhiều loại hình du lịch khác nhau. - Phải có một hệ thống các cơ sở phục vụ du lịch, phục vụ tốt (chẳng hạn như hệ thống khách sạn, nhà nghỉ, khu điều dưỡng, các bãi tắm, các khu thể thao, hệ thống giao thông vận tải và thông tin liên lạc,...), có khả năng phục vụ nhu cầu của nhiều loại khách du lịch khác nhau, nhiều loại hình du lịch khác nhau.

Câu 16: Tại sao sự phát triển du lịch trên thế giới lại có sự khác nhau?

Trả lời:

Sự phát triển du lịch có sự khác nhau trên thế giới:

- Hoạt động du lịch chịu tác động của các nhân tố: Tài nguyên du lịch, nhu cầu du lịch và các điều kiện phát triển du lịch khác như cơ sở hạ tầng (giao thông, thông tin liên lạc, cơ sở vật chất kỹ thuật, chính sách phát triển...). - Hoạt động du lịch chịu tác động của các nhân tố: Tài nguyên du lịch, nhu cầu du lịch và các điều kiện phát triển du lịch khác như cơ sở hạ tầng (giao thông, thông tin liên lạc, cơ sở vật chất kỹ thuật, chính sách phát triển...).

- Các nhân tố này có sự khác nhau rất lớn trên thế giới cũng như ở các địa phương trong một nước, nên sự phát triển du lịch khác nhau. - Các nhân tố này có sự khác nhau rất lớn trên thế giới cũng như ở các địa phương trong một nước, nên sự phát triển du lịch khác nhau.

Câu 17: Thế nào là ngành thương mại?

Trả lời:

- Thương mại là quá trình mua, bán, trao đổi, lưu thông hàng hoá, dịch vụ bên trong một nước và giữa các nước trên thế giới. - Thương mại là quá trình mua, bán, trao đổi, lưu thông hàng hoá, dịch vụ bên trong một nước và giữa các nước trên thế giới.

- Thương mại là khâu nối liền sản xuất với tiêu dùng thông qua việc luân chuyển hàng hóa, dịch vụ giữa người bán và người mua. - Thương mại là khâu nối liền sản xuất với tiêu dùng thông qua việc luân chuyển hàng hóa, dịch vụ giữa người bán và người mua.

- Thương mại bao gồm nội thương và ngoại thương. - Thương mại bao gồm nội thương và ngoại thương.

Câu 18: Phân biệt cán cân xuất nhập khẩu?

Trả lời:

Cán cân xuất nhập khẩu:

+ Quan hệ so sánh giá trị giữa hàng xuất khẩu với giá trị hàng nhập khẩu được gọi là cán cân xuất nhập khẩu. + Quan hệ so sánh giá trị giữa hàng xuất khẩu với giá trị hàng nhập khẩu được gọi là cán cân xuất nhập khẩu.

+ Nếu trị giá hàng xuất khẩu mà lớn hơn trị giá hàng nhập khẩu thì gọi là xuất siêu. Ngược lại, nếu trị giá hàng xuất khẩu mà nhỏ hơn trị giá hàng nhập khẩu thì gọi là nhập siêu. + Nếu trị giá hàng xuất khẩu mà lớn hơn trị giá hàng nhập khẩu thì gọi là xuất siêu. Ngược lại, nếu trị giá hàng xuất khẩu mà nhỏ hơn trị giá hàng nhập khẩu thì gọi là nhập siêu.

Câu 19: Phân biệt cơ cấu xuất nhập khẩu?

Trả lời:

Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu:

+ Các mặt hàng xuất khẩu có thể chia thành các nhóm: Nguyên liệu chưa qua chế biến và các sản phẩm đã qua chế biến,... + Các mặt hàng xuất khẩu có thể chia thành các nhóm: Nguyên liệu chưa qua chế biến và các sản phẩm đã qua chế biến,...

+ Các mặt hàng nhập khẩu có thể chia thành các nhóm: Tư liệu sản xuất (nguyên liệu, máy móc, thiết bị...) và sản phẩm tiêu dùng,... + Các mặt hàng nhập khẩu có thể chia thành các nhóm: Tư liệu sản xuất (nguyên liệu, máy móc, thiết bị...) và sản phẩm tiêu dùng,...

+ Ngoài việc xuất và nhập khẩu hàng hoá, các nước còn xuất và nhập khẩu các dịch vụ thương mại. + Ngoài việc xuất và nhập khẩu hàng hoá, các nước còn xuất và nhập khẩu các dịch vụ thương mại.

Câu 20: Thương mại được coi là mạch máu của nền kinh tế. Giải thích tại sao?

Trả lời:

Thương mại được coi là mạch máu của nền kinh tế do:

- Thương mại là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng thông qua việc trao đổi, luân chuyển hàng hoá, dịch vụ giữa người bán và người mua. Trong nền kinh tế thị trường thì sản xuất hàng hóa phát triển mạnh làm tăng vai trò của thương mại. - Thương mại là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng thông qua việc trao đổi, luân chuyển hàng hoá, dịch vụ giữa người bán và người mua. Trong nền kinh tế thị trường thì sản xuất hàng hóa phát triển mạnh làm tăng vai trò của thương mại.

- Điều tiết sản xuất, giúp hàng hoá được trao đổi, mở rộng thị trường và thúc đẩy phát triển sản xuất. - Điều tiết sản xuất, giúp hàng hoá được trao đổi, mở rộng thị trường và thúc đẩy phát triển sản xuất.

- Thúc đẩy phân công lao động theo lãnh thổ trong nước và quốc tế, làm cho nền kinh tế mỗi nước là một bộ phận khăng khít của nền kinh tế thế giới. Thương mại là cầu nối thị trường trong nước với thị trường thế giới. Trong thời đại ngày nay, thương mại phát triển thể hiện rõ xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa, tử đó góp phần đẩy mạnh hội nhập với khu vực và thế giới. - Thúc đẩy phân công lao động theo lãnh thổ trong nước và quốc tế, làm cho nền kinh tế mỗi nước là một bộ phận khăng khít của nền kinh tế thế giới. Thương mại là cầu nối thị trường trong nước với thị trường thế giới. Trong thời đại ngày nay, thương mại phát triển thể hiện rõ xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa, tử đó góp phần đẩy mạnh hội nhập với khu vực và thế giới.

- Hướng dẫn tiêu dùng, tạo ra tập quán tiêu dùng mới, thị hiếu mới. - Hướng dẫn tiêu dùng, tạo ra tập quán tiêu dùng mới, thị hiếu mới.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Địa lí 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay