Câu hỏi tự luận Địa lí 11 kết nối tri thức Phần 1: Một số vấn đề về kinh tế - xã hội thế giới
Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Phần 1: Một số vấn đề về kinh tế - xã hội thế giới. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 11 kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án địa lí 11 kết nối tri thức
ÔN TẬP PHẦN 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI
Câu 1: Nêu khái niệm, nguyên nhân và giải pháp của vấn đề an ninh năng lượng.
Trả lời:
* Khái niệm: Là sự đảm bảo đầy đủ năng lượng, dưới nhiều hình thức khác nhau để phục vụ cho nhu cầu của con người và cho các hoạt động kinh tế - xã hội.
* Nguyên nhân:
- Sự thay đổi trong thị trường dầu mỏ và các năng lượng khác.
- Sự xuất hiện nhiều nguy cơ như: xung đột vũ trang, biến đổi khí hậu,…
* Giải pháp:
- Đẩy mạnh tiết kiệm năng lượng và phát triển năng lượng tái tạo.
- Khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên và tìm kiếm các nguồn năng lượng mới.
- Tăng cường vai trò của các tổ chức quốc tế như: Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC),… trong việc đàm phán, hợp tác, phân phối năng lượng.
- Các quốc gia phối hợp với nhau để giải quyết các vấn đề năng lượng.
Câu 2: Tại sao cần phải đảm bảo an ninh năng lượng trên thế giới?
Trả lời:
Cần phải đảm bảo an ninh năng lượng trên thế giới vì:
- Năng lượng có mặt trong mọi thứ xung quanh chúng ta và rất quan trọng trong các hoạt động sống của con người.
- Năng lượng cung cấp nguyên, nhiên liệu cho mọi lĩnh vực trong đời sống như sinh hoạt, đi lại.
Câu 3: Giải thích tại sao vấn đề an ninh lương thực luôn là vấn đề trọng yếu của tất cả các quốc gia trên thế giới?
Trả lời:
Vấn đề an ninh lương thực luôn là vấn đề trọng yếu của tất cả các quốc gia trên thế giới vì: Tiếp cận với thực phẩm an toàn, bổ dưỡng và đầy đủ là quyền cơ bản của con người, ưu tiên cho những người dễ bị tổn thương nhất. Ngoài dinh dưỡng cơ bản, an ninh lương thực có liên quan đến ổn định kinh tế, sức khỏe lâu dài, trao quyền cho phụ nữ và môi trường.
Câu 4: Có ý kiến cho rằng “An ninh nguồn nước gắn liền với an ninh quốc gia”. Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao?
Trả lời:
- An ninh nguồn nước liên quan đến phát triển bền vững và ổn định chính trị của mỗi quốc gia.
- Nguồn nước sạch là nhu cầu thiết yếu trong đời sống của con người, có vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng, góp phần duy trì và phát triển an sinh xã hội của mỗi quốc gia.
- Nguồn nước đóng góp đến sự tồn tại của các sinh vật trên Trái Đất, là thành phần không thể thiếu của hệ sinh thái.
Câu 5: Vì sao trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa nhóm nước phát triển và nhóm nước đang phát triển lại có sự khác biệt?
Trả lời:
Trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa nhóm nước phát triển và nhóm nước đang phát triển có sự khác biệt là do:
- Các nước trên thế giới có sự khác nhau về tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội. - Các nước trên thế giới có sự khác nhau về tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội.
- Các nhóm nước có sự khác nhau về trình độ khoa học – kĩ thuật, chất lượng nguồn lao động, chất lượng cuộc sống,… - Các nhóm nước có sự khác nhau về trình độ khoa học – kĩ thuật, chất lượng nguồn lao động, chất lượng cuộc sống,…
Câu 6: Tại sao chỉ số HDI của nhóm nước đang phát triển thấp hơn nhóm nước phát triển?
Trả lời:
- Ở các nước phát triển: chất lượng cuộc sống của người dân tốt, các dịch vụ y tế, giáo dục phát triển nên tuổi thọ của người dân ở nhóm này cao hơn. - Ở các nước phát triển: chất lượng cuộc sống của người dân tốt, các dịch vụ y tế, giáo dục phát triển nên tuổi thọ của người dân ở nhóm này cao hơn.
- Ở các nước đang phát triển: chất lượng cuộc sống ở mức trung bình, các dịch vụ y tế, giáo dục đang được cải thiện nên chỉ số HDI vẫn thấp hơn. Ngoài ra, ở một số nước vẫn xảy ra xung đột, chiến tranh, dịch bệnh nên chỉ số HDI vẫn bị ảnh hưởng. - Ở các nước đang phát triển: chất lượng cuộc sống ở mức trung bình, các dịch vụ y tế, giáo dục đang được cải thiện nên chỉ số HDI vẫn thấp hơn. Ngoài ra, ở một số nước vẫn xảy ra xung đột, chiến tranh, dịch bệnh nên chỉ số HDI vẫn bị ảnh hưởng.
Câu 7: Nêu khái niệm khu vực hóa kinh tế và những biểu hiện của nó.
Trả lời:
* Khái niệm: khu vực hóa kinh tế là quá trình liên kết và hợp tác kinh tế giữa các nước trong các khu vực trên thế giới trên cơ sở tương đồng về địa lý, văn hóa, xã hội hoặc có chung mục tiêu và lợi ích phát triển.
* Biểu hiện:
- Gia tăng số lượng và quy mô của các tổ chức khu vực trên thế giới: thông qua việc ký kết ngày càng nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương nhằm bổ sung các nguồn lực và điều kiện phát triển giữa các thành viên để nâng cao vị thế trong khu vực. - Gia tăng số lượng và quy mô của các tổ chức khu vực trên thế giới: thông qua việc ký kết ngày càng nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương nhằm bổ sung các nguồn lực và điều kiện phát triển giữa các thành viên để nâng cao vị thế trong khu vực.
- Hợp tác khu vực ngày càng đa dạng và phát triển: Liên kết kinh tế trong các khu vực ngày càng đa dạng, tùy thuộc vào điều kiện và mục tiêu của các bên tham gia. - Hợp tác khu vực ngày càng đa dạng và phát triển: Liên kết kinh tế trong các khu vực ngày càng đa dạng, tùy thuộc vào điều kiện và mục tiêu của các bên tham gia.
Câu 8: Năm 2022 được ghi nhận là năm số vụ cháy rừng A-ma-dôn tăng cao kỷ lục. Tính từ tháng 1/1 đến 17/9 đã có 75 592 đám cháy và vượt qua cả tổng vụ cháy rừng của năm 2021. Đây là tình trạng báo động mới đối với khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới. Theo em, những vụ cháy rừng ở A-ma-dôn đã ảnh hưởng như thế nào đến Trái Đất?
Trả lời:
Ảnh hưởng của những vụ cháy rừng A-ma-dôn đến Trái Đất:
- Tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng trở nên nghiêm trọng vì A-ma-dôn là khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới, nó giúp hấp thụ lượng lớn khí thải carbon dioxide. - Tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng trở nên nghiêm trọng vì A-ma-dôn là khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới, nó giúp hấp thụ lượng lớn khí thải carbon dioxide.
- Nhiều loài sinh vật bị mất môi trường sống, thậm chí có cả những loài động thực vật quý hiếm đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. - Nhiều loài sinh vật bị mất môi trường sống, thậm chí có cả những loài động thực vật quý hiếm đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng.
- Tình trạng Trái Đất ngày càng nóng lên do hiệu ứng nhà kính và tình trạng cháy rừng cũng gia tăng theo. - Tình trạng Trái Đất ngày càng nóng lên do hiệu ứng nhà kính và tình trạng cháy rừng cũng gia tăng theo.
- A-ma-dôn cung cấp cho Trái Đất khoảng 20% lượng khí oxi, nên những vụ cháy rừng cũng làm giảm lượng không khí trong lành trên Trái Đất. - A-ma-dôn cung cấp cho Trái Đất khoảng 20% lượng khí oxi, nên những vụ cháy rừng cũng làm giảm lượng không khí trong lành trên Trái Đất.
Câu 9: Kể tên 5 quốc gia có cổ phần lớn nhất trong IMF hiện nay.
Trả lời:
5 quốc gia có cổ phần lớn nhất trong IMF hiện nay là: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Anh, Pháp.
Câu 10: Trình bày hiểu biết của em về Liên hợp quốc và Tổ chức Thương mại Thế giới theo các gợi ý sau:
- Năm thành lập: - Năm thành lập:
- Tôn chỉ hoạt động: - Tôn chỉ hoạt động:
- Số thành viên: - Số thành viên:
- Mục tiêu hoạt động. - Mục tiêu hoạt động.
Trả lời:
Liên hợp quốc (UN) | Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) | |
Năm thành lập | 1945 | 1995 |
Tôn chỉ hoạt động | Bảo đảm một nền hòa bình và trật tự thế giới bền vững. | Thiết lập và duy trì một nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh bạch. |
Số thành viên | 193 thành viên | 164 thành viên |
Mục tiêu hoạt động | - Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. - Thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia. - Thực hiện hợp tác quốc tế thông qua giải quyết các vấn đề quốc tế trên cơ sở tôn trọng quyền con người và quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người. - Xây dựng UN là trung tâm điều hòa các nỗ lực quốc tế vì các mục tiêu chung. | - Thúc đẩy tăng trưởng thương mại hàng hóa và dịch vụ trên thế giới phục vụ cho sự phát triển, ổn định, bền vững và bảo vệ môi trường. - Thúc đẩy sự phát triển các thể chế thị trường, giải quyết các bất đồng và tranh chấp thương mại giữa các thành viên. - Nâng cao mức sống, tạo việc làm cho người dân các nước thành viên, bảo đảo các quyền và tiêu chuẩn lao động tối thiểu. |
Câu 11: Nêu những nét đặc trưng về Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương.
Trả lời:
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) | Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) | |
Năm thành lập | 1944 | 1989 |
Tôn chỉ hoạt động | Thúc đẩy hợp tác tiền tên toàn cầu, bảo đảm sự ổn định tài chính, tăng trưởng kinh tế bền vững và giảm nghèo trên toàn thế giới. | Thúc đẩy tự do thương mại, đầu tư và mở cửa trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. |
Số thành viên | 190 thành viên | 21 nền kinh tế thành viên |
Mục tiêu hoạt động | - Thúc đẩy hợp tác tiền tệ quốc tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hỗ trợ tài chính tạm thời cho các nước thành viên khi các nước này gặp khó khăn. - Bảo đảm sự ổn định của hệ thống tiền tệ quốc tế - hệ thống tỉ giá và hệ thống thanh toán toàn cầu để các quốc gia và mọi người dân giao dịch được với nhau và với công dân của nước khác. | - Giữ vững sự tăng trưởng và phát triển trong khu vực. - Tăng cường hệ thống đa phương mở vì lợi ích của châu Á – Thái Bình Dương và các nền kinh tế khác. - Phát huy những tác động tích cực của sự phụ thuộc kinh tế lẫn nhau ngày càng tăng của kinh tế khu vực và thế giới, bằng cách đẩy mạnh sự giao lưu hàng hóa – dịch vụ, vốn và công nghệ. |
Câu 12: Nêu khái niệm, nguyên nhân và giải pháp của vấn đề an ninh năng lượng.
Trả lời:
* Khái niệm: Là sự đảm bảo đầy đủ năng lượng, dưới nhiều hình thức khác nhau để phục vụ cho nhu cầu của con người và cho các hoạt động kinh tế - xã hội.
* Nguyên nhân:
- Sự thay đổi trong thị trường dầu mỏ và các năng lượng khác. - Sự thay đổi trong thị trường dầu mỏ và các năng lượng khác.
- Sự xuất hiện nhiều nguy cơ như: xung đột vũ trang, biến đổi khí hậu,… - Sự xuất hiện nhiều nguy cơ như: xung đột vũ trang, biến đổi khí hậu,…
* Giải pháp:
- Đẩy mạnh tiết kiệm năng lượng và phát triển năng lượng tái tạo. - Đẩy mạnh tiết kiệm năng lượng và phát triển năng lượng tái tạo.
- Khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên và tìm kiếm các nguồn năng lượng mới. - Khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên và tìm kiếm các nguồn năng lượng mới.
- Tăng cường vai trò của các tổ chức quốc tế như: Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC),… trong việc đàm phán, hợp tác, phân phối năng lượng. - Tăng cường vai trò của các tổ chức quốc tế như: Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC),… trong việc đàm phán, hợp tác, phân phối năng lượng.
- Các quốc gia phối hợp với nhau để giải quyết các vấn đề năng lượng. - Các quốc gia phối hợp với nhau để giải quyết các vấn đề năng lượng.
Câu 13: Tại sao cần phải đảm bảo an ninh năng lượng trên thế giới?
Trả lời:
Cần phải đảm bảo an ninh năng lượng trên thế giới vì:
- Năng lượng có mặt trong mọi thứ xung quanh chúng ta và rất quan trọng trong các hoạt động sống của con người. - Năng lượng có mặt trong mọi thứ xung quanh chúng ta và rất quan trọng trong các hoạt động sống của con người.
- Năng lượng cung cấp nguyên, nhiên liệu cho mọi lĩnh vực trong đời sống như sinh hoạt, đi lại. - Năng lượng cung cấp nguyên, nhiên liệu cho mọi lĩnh vực trong đời sống như sinh hoạt, đi lại.
Câu 14: Giải thích tại sao vấn đề an ninh lương thực luôn là vấn đề trọng yếu của tất cả các quốc gia trên thế giới?
Trả lời:
Vấn đề an ninh lương thực luôn là vấn đề trọng yếu của tất cả các quốc gia trên thế giới vì: Tiếp cận với thực phẩm an toàn, bổ dưỡng và đầy đủ là quyền cơ bản của con người, ưu tiên cho những người dễ bị tổn thương nhất. Ngoài dinh dưỡng cơ bản, an ninh lương thực có liên quan đến ổn định kinh tế, sức khỏe lâu dài, trao quyền cho phụ nữ và môi trường.
Câu 15: Có ý kiến cho rằng “An ninh nguồn nước gắn liền với an ninh quốc gia”. Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao?
Trả lời:
Em đồng ý với ý kiến trên vì:
- An ninh nguồn nước liên quan đến phát triển bền vững và ổn định chính trị của mỗi quốc gia. - An ninh nguồn nước liên quan đến phát triển bền vững và ổn định chính trị của mỗi quốc gia.
- Nguồn nước sạch là nhu cầu thiết yếu trong đời sống của con người, có vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng, góp phần duy trì và phát triển an sinh xã hội của mỗi quốc gia. - Nguồn nước sạch là nhu cầu thiết yếu trong đời sống của con người, có vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng, góp phần duy trì và phát triển an sinh xã hội của mỗi quốc gia.
- Nguồn nước đóng góp đến sự tồn tại của các sinh vật trên Trái Đất, là thành phần không thể thiếu của hệ sinh thái. - Nguồn nước đóng góp đến sự tồn tại của các sinh vật trên Trái Đất, là thành phần không thể thiếu của hệ sinh thái.
Câu 16: Có ý kiến cho rằng “Toàn cầu hóa vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các nước đang phát triển”. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
Trả lời:
Em đồng ý với ý kiến đó vì:
* Về thời cơ:
- Các quốc gia đều ra sức lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, tăng cường hợp tác tham gia các liên minh kinh tế trong khu vực và trên thế giới. - Các quốc gia đều ra sức lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, tăng cường hợp tác tham gia các liên minh kinh tế trong khu vực và trên thế giới.
- Các quốc gia có thể khai thác nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài - Các quốc gia có thể khai thác nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài
- Xu thế chung của thế giới là hòa bình, ổn định hợp tác phát triển lâu dài, tạo cơ hội cho tất cả các nước phát triển. - Xu thế chung của thế giới là hòa bình, ổn định hợp tác phát triển lâu dài, tạo cơ hội cho tất cả các nước phát triển.
* Về thách thức:
- Phần lớn các nước đang phát triển có điểm xuất phát thấp về kinh tế. - Phần lớn các nước đang phát triển có điểm xuất phát thấp về kinh tế.
- Sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường trên thế giới. - Sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường trên thế giới.
- Bản sắc văn hóa dân tộc có nguy cơ mai một. - Bản sắc văn hóa dân tộc có nguy cơ mai một.
- Tình trạng phân hóa giàu nghèo gia tăng. - Tình trạng phân hóa giàu nghèo gia tăng.
Câu 17: Chọn một tổ chức kinh tế toàn cầu hoặc một tổ chức liên kết khu vực và trình bày những hiểu biết của mình về tổ chức đó.
Trả lời:
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
- Thời gian thành lập: 1967 tại Băng Cốc, Thái Lan. - Thời gian thành lập: 1967 tại Băng Cốc, Thái Lan.
- Thành viên: 11 nước trong khu vực Đông Nam Á. - Thành viên: 11 nước trong khu vực Đông Nam Á.
- Mục tiêu của ASEAN: Là tiến hành sự hợp tác giữa các nước thành viên nhằm phát triển kinh tế và văn hóa trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực. - Mục tiêu của ASEAN: Là tiến hành sự hợp tác giữa các nước thành viên nhằm phát triển kinh tế và văn hóa trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
Câu 18: Nguyên nhân hình thành các tổ chức liên kết kinh tế khu vực là gì?
Trả lời:
Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực được hình thành do sự phát triển không đều và sức ép cạnh tranh trong các khu vực trên thế giới, nên các quốc gia có những nét tương đồng về văn hóa, xã hội, địa lí hoặc có chung mục tiêu, lợi ích… đã liên kết lại với nhau.
Câu 19: Chứng minh rằng trên thế giới, sự bùng nổ dân số diễn ra chủ yếu ở nhóm nước đang phát triển, sự già hoá dân số diễn ra chủ yếu ở nhóm nước phát triển?
Trả lời:
- Sự bùng nổ dân số hiện nay trên thế giới chủ yếu diễn ra ở các nước đang phát triển. Các nước này chiếm khoảng 80% dân số và 95% số dân gia tăng hàng năm của thế giới. Năm 2020, tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên trung bình năm của thế giới là 1,2%, các nước phát triển là -0,2% đến 0,3%, các nước đang phát triển là 0,8% đến 1,1%. - Sự bùng nổ dân số hiện nay trên thế giới chủ yếu diễn ra ở các nước đang phát triển. Các nước này chiếm khoảng 80% dân số và 95% số dân gia tăng hàng năm của thế giới. Năm 2020, tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên trung bình năm của thế giới là 1,2%, các nước phát triển là -0,2% đến 0,3%, các nước đang phát triển là 0,8% đến 1,1%.
- Dân số thế giới đang có xu hướng già đi. Trong cơ cấu theo độ tuổi, tỉ lệ người dưới 15 tuổi ngày càng thấp, tỉ lệ người trên 65 tuổi ngày càng cao và tuổi thọ dân số thế giới ngày càng tăng. Dân số của nhóm nước phát triển trong độ tuổi dưới 15 tuổi ít hơn nhóm nước đang phát triển, nhưng độ tuổi 65 trở lên nhiều hơn ở nhóm nước đang phát triển rất nhiều. Theo chỉ tiêu phân loại về dân số, nhóm nước phát triển có dân số già. - Dân số thế giới đang có xu hướng già đi. Trong cơ cấu theo độ tuổi, tỉ lệ người dưới 15 tuổi ngày càng thấp, tỉ lệ người trên 65 tuổi ngày càng cao và tuổi thọ dân số thế giới ngày càng tăng. Dân số của nhóm nước phát triển trong độ tuổi dưới 15 tuổi ít hơn nhóm nước đang phát triển, nhưng độ tuổi 65 trở lên nhiều hơn ở nhóm nước đang phát triển rất nhiều. Theo chỉ tiêu phân loại về dân số, nhóm nước phát triển có dân số già.
Câu 20: Các nước phát triển có cơ cấu dân số già hơn các nước đang phát triển. Giải thích điều đó.
Trả lời:
Các nước phát triển có cơ cấu dân số già vì:
- Đời sống vật chất, tinh thần, an sinh xã hội ở các quốc gia phát triển được nâng cao nên tuổi thọ của con người cũng ngày càng được nâng cao. - Đời sống vật chất, tinh thần, an sinh xã hội ở các quốc gia phát triển được nâng cao nên tuổi thọ của con người cũng ngày càng được nâng cao.
- Xu hướng các cặp vợ chồng không muốn có con hoặc sinh ít con dẫn đến tỉ lệ sinh và tỉ lệ tăng dân số thấp. - Xu hướng các cặp vợ chồng không muốn có con hoặc sinh ít con dẫn đến tỉ lệ sinh và tỉ lệ tăng dân số thấp.
- Cùng với đó là các trào lưu theo chủ nghĩa độc thân ở giới trẻ ngày nay cũng ngày càng phát triển do nhu cầu học tập, coi trọng sự nghiệp hơn là việc lập gia đình. - Cùng với đó là các trào lưu theo chủ nghĩa độc thân ở giới trẻ ngày nay cũng ngày càng phát triển do nhu cầu học tập, coi trọng sự nghiệp hơn là việc lập gia đình.