Câu hỏi tự luận Lịch sử 9 cánh diều Bài 16: Trật tự thế giới mới từ năm 1991 đến nay

Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử 9 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 16: Trật tự thế giới mới từ năm 1991 đến nay. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử 9 cánh diều.

Xem: => Giáo án lịch sử 9 cánh diều

CHƯƠNG 5: THẾ GIỚI TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY

BÀI 16: TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY

(17 câu)

1. NHẬN BIẾT (8 CÂU)

Câu 1: Hãy trình bày bối cảnh lịch sử dẫn đến sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh.

Trả lời:

Chiến tranh Lạnh kết thúc vào cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990. Bối cảnh lịch sử bao gồm các yếu tố chính như sự suy yếu của Liên Xô do cuộc khủng hoảng kinh tế, các cải cách không hiệu quả của Gorbachev (Perestroika và Glasnost), sự tan rã của các nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa Đông Âu và những cuộc cách mạng dân chủ tại khu vực này. Một yếu tố khác là sự hợp tác tích cực giữa Mỹ và Liên Xô nhằm giảm căng thẳng quốc tế.

Câu 2: Trình bày tình hình kinh tế, chính trị của nước Mỹ từ năm 1991 đến nay.

Trả lời:

♦ Chính trị

- Đối nội:

duy trì nền dân chủ tư sản dưới sự cầm quyền của một trong hai đảng: Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hoà.

- Đối ngoại:

Mỹ nhất quán trong việc thực hiện mục tiêu, tham vọng chi phối và lãnh đạo thế giới.

+ Sau khi Liên Xô tan rã, Mỹ đã triển khai các chính sách nhằm tận dụng vị thế siêu cường duy nhất để thúc đẩy việc thiết lập trật tự thế giới đơn cực.

+ Vào những năm 90 của thế kỉ XX, Tổng thống B. Clin-tơn thực hiện chiến lược “Cam kết và mở rộng” với mục tiêu:

▪ Đảm bảo an ninh của Mỹ với lực lượng quân sự mạnh;

▪ Tăng cường khối phục và phát triển sức mạnh kinh tế;

▪ Thúc dẩy khẩu hiệu "dân chủ” dể can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác,..

♦ Kinh tế

- Nước Mỹ là quốc gia có nền kinh tế, tài chính, công nghệ lớn mạnh hàng đầu thế giới với các lĩnh vực sản xuất đa dạng.

- Mỹ giữ vai trò lãnh đạo và chi phối trong hầu hết các tổ chức kinh tế-tài chính quốc tế như: Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF),...

- Tuy nhiên, nền kinh tế Mỹ cũng trải qua những đợt suy thoái ngắn do tác động của các cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính (1997-1998, 2008-2009, 2014-2015).

Câu 3:  Hãy trình bày sự trỗi dậy của Mỹ trong trật tự thế giới mới sau năm 1991.

Trả lời:

Sau năm 1991, Hoa Kỳ nhanh chóng nổi lên như siêu cường duy nhất với những yếu tố quan trọng sau:

- Chi phối chính trị quốc tế: Mỹ trở thành trung tâm của các tổ chức quốc tế như NATO, IMF, và Liên Hợp Quốc, định hình các quy tắc và chính sách toàn cầu.

- Kinh tế mạnh mẽ: Hoa Kỳ phát triển mạnh về kinh tế với sự xuất hiện của các tập đoàn công nghệ hàng đầu, dẫn dắt quá trình toàn cầu hóa.

- Can thiệp quân sự: Mỹ thực hiện nhiều chiến dịch quân sự tại Trung Đông và Balkans, khẳng định vai trò của mình trong việc duy trì an ninh quốc tế.

- Giáo dục và văn hóa: Mỹ xuất khẩu văn hóa và giáo dục, tạo ảnh hưởng toàn cầu thông qua các sản phẩm văn hóa, phim ảnh, và các chương trình giáo dục.

Câu 4: Liên bang Nga đã đối mặt với những khó khăn gì sau khi Liên Xô tan rã?

Trả lời:

Câu 5: Trình bày khái niệm đa cực trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh.

Trả lời:

Câu 6: Nêu các nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991.

Trả lời:

Câu 7: Nêu tình hình chính trị, kinh tế Liên bang Nga từ năm 1991 đến nay.

Trả lời:

Câu 8: Trình bày xu hướng và sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh lạnh.

Trả lời:

2. THÔNG HIỂU (4 CÂU)

Câu 1: Chính sách ngoại giao của Mỹ đối với châu Á trong những năm gần đây có những thay đổi gì?

Trả lời:

Trong những năm gần đây, chính sách ngoại giao của Mỹ đối với châu Á có những thay đổi quan trọng, cụ thể:

Mỹ đã chuyển hướng tập trung vào khu vực này nhằm kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc, xem đây là một thách thức lớn cho vị thế toàn cầu của mình.

Mỹ đã tăng cường quan hệ với các đồng minh trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ, thông qua các thỏa thuận quân sự và kinh tế.

Mỹ thúc đẩy tự do hàng hải ở Biển Đông, đối phó với các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc, đồng thời củng cố quan hệ quân sự với các nước ASEAN.

Mỹ cũng tích cực tham gia vào các liên minh và cơ chế đa phương mới để tăng cường ảnh hưởng tại châu Á, như Quad (Quadrilateral Security Dialogue) giữa Mỹ, Nhật Bản, Úc và Ấn Độ.

Câu 2: Phân tích sự thay đổi trong quan hệ giữa Mỹ và Nga sau Chiến tranh Lạnh. Các yếu tố nào đã ảnh hưởng đến mối quan hệ này trong bối cảnh quốc tế mới?

Trả lời:

- Sau Chiến tranh Lạnh, quan hệ Mỹ - Nga trải qua nhiều thăng trầm. Ban đầu, hai nước có những bước tiến tích cực trong hợp tác kinh tế và giải trừ quân bị. 

- Tuy nhiên, quan hệ dần xấu đi từ những năm 2000 do nhiều nguyên nhân như sự mở rộng của NATO về phía Đông, mâu thuẫn về vấn đề Ukraine, Syria và sự can thiệp của Nga vào các cuộc bầu cử tại Mỹ. Những yếu tố này cho thấy sự đối lập về lợi ích chiến lược và tầm ảnh hưởng của hai quốc gia trong trật tự thế giới mới.

Câu 3: Hãy trình bày những thay đổi lớn trong cán cân quyền lực giữa các nước lớn sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.

Trả lời:

Câu 4: Phân tích tác động của toàn cầu hóa đến các nước đang phát triển trong trật tự thế giới mới sau Chiến tranh Lạnh.

Trả lời:

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Tại sao các nước châu Á trở thành trung tâm kinh tế mới của thế giới sau Chiến tranh Lạnh?

Trả lời:

- Sau Chiến tranh Lạnh, châu Á trở thành trung tâm kinh tế mới nhờ sự trỗi dậy của các nền kinh tế lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ. Các quốc gia này thực hiện các chính sách cải cách kinh tế, mở cửa thị trường, thu hút đầu tư nước ngoài và phát triển công nghiệp chế biến, xuất khẩu. 

- Sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc đặc biệt tạo ra sự thay đổi lớn trong cán cân kinh tế toàn cầu, và khu vực châu Á - Thái Bình Dương trở thành một trung tâm sản xuất và thương mại quan trọng của thế giới.

Câu 2: Vai trò của Mỹ trong việc thiết lập trật tự thế giới mới sau Chiến tranh Lạnh là gì?

Trả lời:

Câu 3: Tại sao Liên Xô tan rã đã làm thay đổi trật tự thế giới?

Trả lời:

4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)

Câu 1: Em hãy chứng minh nhận định sau: "Hiện nay, cục diện thế giới theo xu hướng đa cực, đa trung tâm diễn ra nhanh hơn". 

Trả lời:

♦ Chứng minh nhận định: "Hiện nay, cục diện thế giới theo xu hướng đa cực, đa trung tâm diễn ra nhanh hơn".

- Hiện nay, tác động từ cuộc cách mạng khoa học – công nghệ, xu thế toàn cầu hóa cùng các biến động kinh tế - chính trị khác,… đã khiến cho so sánh tương quan lực lượng và sức mạnh của các nước lớn đã và đang có sự thay đổi nhanh chóng. Điều này đã thúc đẩy cục diện thế giới theo xu hướng đa cực, đa trung tâm diễn ra nhanh hơn.

- Biểu hiện:

Mỹ hiện nay tuy vẫn là cường quốc số một thế giới, song Mỹ đã suy giảm sức mạnh tương đối trong tương quan so sánh với các cường quốc khác.

▪ Mỹ vẫn là nền kinh tế số một thế giới, tính chung cả về tổng GDP, lĩnh vực vốn và khoa học - công nghệ, nhưng vị thế đó đang đứng trước những thách thức to lớn, ngày càng bị thu hẹp với các trung tâm quyền lực khác. Mỹ từ chỗ chiếm 31% năm 2000 giảm xuống còn khoảng gần 25% GDP toàn cầu (năm 2021). Năm 2000, GDP của Mỹ gấp 12 lần của Trung Quốc, nhưng đến năm 2021 chỉ còn gấp khoảng 1,9 lần.

▪ Về chính trị, vị thế và uy tín của Mỹ có chiều hướng ngày càng giảm sút.

▪ Sức mạnh quân sự của Mỹ tuy còn vượt trội so với các quốc gia trên thế giới, nhưng khoảng cách so với các nước như Nga, Trung Quốc đang bị thu hẹp dần.

Trung Quốc đã vươn lên mạnh mẽ, vượt Nhật Bản để trở thành nền kinh tế thứ hai thế giới sau Mỹ và sức mạnh quân sự không ngừng được nâng cao.

▪ Sau hơn 30 năm cải cách, mở cửa, Trung Quốc đạt được những thành tựu thần kỳ, kinh tế phát triển nhanh liên tục (tốc độ trung bình 9,7%/năm), với GDP năm 2021 lên hơn 14 nghìn tỷ USD. Theo Ngân hàng Thế giới, năm 1980, GDP của Trung Quốc (khoảng 189 tỷ USD) bằng 17,4% GDP của Nhật Bản (1.087 tỷ USD) và bằng 6,6% GDP của Mỹ (2.863 tỷ USD); nhưng 32 năm sau (năm 2012), với khoảng 8.227 tỷ USD, GDP của Trung Quốc đã vượt GDP của Nhật Bản và bằng 50,6% GDP của Mỹ (16.245 tỷ USD). Trung Quốc có dự trữ ngoại tệ lên đến 3.312 tỉ USD, đứng hàng đầu thế giới.

▪ Trung Quốc tăng cường đầu tư cho quốc phòng - an ninh, trở thành cường quốc toàn cầu, có vai trò quyết định các vấn đề quốc tế; ngân sách cho quốc phòng năm 2012 là 106,6 tỷ USD (đứng thứ hai sau Mỹ).

▪ Trung Quốc cũng trở thành cường quốc tầm cỡ thế giới về khoa học - công nghệ, được xếp hàng đầu thế giới về những ngành khoa học - công nghệ mũi nhọn như công nghệ thông tin, vũ trụ, gien, công nghệ xanh,...

Liên bang Nga đã có bước phục hồi và phát triển mạnh mẽ, trở lại là một trong những nước lớn hàng đầu về kinh tế, quân sự.

▪ Sau thời gian suy giảm kéo dài, từ năm 2000 đến năm 2014, kinh tế Nga đã có bước phát triển mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 6 - 7%/năm. GDP của Nga đạt khoảng 1.954 tỷ USD, có dự trữ ngoại tệ lên tới 527 tỷ USD (đứng thứ ba thế giới).

▪ Nga tiếp tục duy trì vị trí cường quốc quân sự hàng đầu thế giới.

Liên minh châu Âu (EU) ngày càng có ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu về kinh tế

▪ EU với 27 nước thành viên là một thực thể kinh tế lớn, có vai trò quan trọng hàng đầu thế giới. Năm 2012, GDP của EU đạt khoảng hơn 16.210 tỷ USD, chiếm khoảng 25% tổng GDP toàn cầu. EU còn là một trong những trung tâm khoa học - công nghệ của thế giới, nhiều lĩnh vực khoa học - công nghệ đứng đầu thế giới.

▪ EU có vai trò quan trọng trong việc thiết lập phần lớn các luật lệ thương mại và tài chính quốc tế thông qua các thể chế tài chính quốc tế như G8, IMF, WB, WTO,...

▪ Một số nước trong EU có sự tăng trưởng, phát triển nhanh chóng. Đặc biệt là Đức. Năm 2023, Đức đã vượt qua nb, vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới.

Nhật Bản tiếp tục duy trì địa vị cường quốc kinh tế, từng bước tăng cường sức mạnh về chính trị và quân sự, ngày càng có ảnh hưởng trên trường quốc tế.

▪ Năm 2010 – 2023, GDP của Nhật Bản đứng thứ ba thế giới sau Mỹ và Trung Quốc. Tới cuối năm 2023, quy mô của nền kinh tế nb tụt xuống vị trí thứ 4 thế giới, sau: Mỹ, Trung Quốc, Đức.

▪ Nhật Bản có nền khoa học - công nghệ phát triển cao, nhiều ngành khoa học - công nghệ của Nhật Bản đứng hàng đầu thế giới, nhất là công nghệ cao.

Ấn Độ đang phát triển để trở thành cường quốc kinh tế, quân sự.

▪ Sau hơn 20 năm cải cách kinh tế, Ấn Độ đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, kinh tế luôn duy trì tốc độ phát triển ở mức cao (bình quân 7%/năm), trở thành một trong mười nước có nền kinh tế hàng đầu thế giới. Năm 2012, GDP của Ấn Độ đạt khoảng 1.743 tỷ USD. Ấn Độ là nước có lực lượng lao động đông, tay nghề cao, giỏi tiếng Anh nên rất thuận lợi để phát triển kinh tế tri thức.

▪ Ấn Độ có tiềm lực quân sự mạnh, là cường quốc quân sự ở khu vực.

+ Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nhiều nước lớn và sự thay đổi tương quan so sánh lực lượng giữa các nước đó, trong những năm qua, thông qua quá trình hợp tác, liên kết, cạnh tranh, đấu tranh, đã hình thànhnhiều trung tâm, nhiều tổ chức kinh tế, tài chính, thương mại quốc tế mới trong một thế giới kết nối, toàn cầu hóa. Chẳng hạn: Nhóm các nước có nền kinh tế mới nổi (BRIC); Diễn đàn kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC); Hợp tác kinh tế Á - Âu (ASEM); Cộng đồng ASEAN với ba trụ cột kinh tế, văn hoá - xã hội, chính trị - an ninh; Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB); Khối thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR); Liên minh các quốc gia Nam Mỹ (UNASUR); Khu vực tự do thương mại châu Mỹ (FTAA); Các tổ chức kinh tế và chính trị (không có Mỹ) ALBA ở châu Mỹ; Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP),…

------------------------------

----------------- Còn tiếp ------------------

=> Giáo án Lịch sử 9 cánh diều bài 16: Trật tự thế giới mới từ năm 1991 đến nay

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Lịch sử 9 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay