Câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 cánh diều Ôn tập Bài 1: Thần thoại và sử thi (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Bài 1: Thần thoại và sử thi (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 10 cánh diều.

Xem: => Giáo án ngữ văn 10 cánh diều (bản word)

ÔN TẬP BÀI 1

THẦN THOẠI VÀ SỬ THI

Câu 1: Xi - ta đã đáp lại lời buộc tội đó như thế nào ?

Trả lời:

+ Chỉ trích lời nói của Ra-ma, xem đó là lời lẽ của kẻ thấp hèn chửi mắng một con mụ thấp hèn.

+ Nêu ra những bằng chứng chứng minh cho sự thủy chung: Khỉ Ha-nu-man có thể làm chứng cho nàng, nguồn gốc xuất thân cao quý không cho phép nàng làm điều ô uế

+ Lấy tư cách của mình ra để thề: “hãy tin vào danh dự của thiếp”

+ Khẳng định tình yêu dành cho Ra-ma: “trái tim thiếp thuộc về chàng”.

=> Lời nói của Xi-ta vừa có tình vừa có lý, thể hiện nàng là một người phụ nữ lí trí, thông minh, đức hạnh và chung thủy.

Câu 2: Lý giải xuất hiện giữa trời và đất ?

Trả lời:

- Công cụ: Dùng đầu đội trời lên, tay đào đất đá, đắp thành một cái cột to để chống trời

+ “Cột được đắp cao lên chừng nào thì trời tựa như một tấm màn lớn được dâng cao lên chừng nấy.”

=> Trời đất được phân chia làm hai. “Đất phẳng như cái mâm vuông, trời ở trên như cái bát úp, chỗ giáp ranh giữa trời và đất là chân trời.”

- Sự thay đổi: Thần phá cốt đá đi, ném vung đá và đất. Hòn đá văng ra tạo thành một hòn đảo -> Chỗ cao chỗ thấp không bằng phẳng -> Tạo thành biển

=> Sự lý giải phong phú, giàu tính tưởng tượng

Câu 3: Phản ứng của Xita trước lời buộc tội của Ra ma là gì ?

Trả lời:

+ Mở tròn xoe đôi mắt đẫm lệ,

+ Đau đớn đến nghẹt thở như một dây leo bị vòi voi quật nát, muốn chôn vùi cả hình hài lẫn thân xác.

+ Nước mắt đổ ra như suối, giọng nói nghẹn ngào nức nở

=> Phản ứng của Xi-ta từ ngạc nhiên đến sững sờ, bàng hoàng đến đau đớn tột độ

Câu 4: Núi Thạch Môn được hình thành như thế nào ?

Trả lời:

Từ những núi đá đó tạo thành núi Thạch Môn và trở thành di tích lịch sử, lưu truyền đến tận ngày nay.

Câu 5: Chi tiết “kì ảo” nào có đặc điểm thần thoại của câu chuyện ?

Trả lời:

Dùng đầu đội trời lên, tay đào đất, đá; đắp thành một cái cột cao, to để trống trời.

Mỗi hòn đá vung ra tạo thành một hòn núi hay đảo.

Đất tung tóe ra tạo thành cồn đồi, cao nguyên.

Chỗ được đào lên lấy đất đá đắp cột thì thành biển cả.

Có một vị thần có tên là Ngọc Hoàng hay ông Trời quản lãnh tất cả mọi việc trên trời dưới đất.

Thần làm sao, thần đào sông, thần tát biển, thần nghiền cát, nghiền sỏi, thần trồng cây,..

Câu 6: Hoàn cảnh tái hợp của Rama và Xita được miêu tả trong hoàn cảnh nào ?

Trả lời:

- Xi-ta vừa được Ra-ma giải cứu khỏi tay quỷ vương Ra-va-na.

- Cuộc tái hợp của hai vợ chồng không phải ở không gian riêng tư mà trong không gian cộng đồng với sự chứng kiến của rất nhiều người.

Câu 7: Nguyên nhân của cuộc chiến giữa Đăm Săn và Mtao Mxây xảy ra ?

Trả lời:

- Tù trưởng Mtao Mxây nổi tiếng giàu có, khôn ngoan, sắc sảo khắp vùng cao nguyên nhưng lại độc ác và hèn nhát .

- Tủ trưởng Đăm Săn là người dân tộc Ê-đê, là người dũng cảm, ngay thẳng, tài trí, và sức mạnh phi thường.

- Nhân cơ hội lúc Đăm Săn vắng nhà Mtao Mxây đến bắt Hơ- Nhị ( vợ Đăm Săn) về làm vợ mình và cướp phá ngôi làng .

- Đối với người Ê-đê sống dưới chế độ mẫu hệ thì việc bị kẻ thù cướp đi vợ có khác gì sự khiêu khích, là nỗi sỉ nhục to lớn đối với bản thân Đăm Săn và cả dân tộc.

=> Buộc Đăm Săn phải khiêu chiến với Mtao Mxây để đòi lại hạnh phúc cho bản thân và danh dự cho thị tộc.

Câu 8: Thái độ của hai tù trưởng Đăm Săn và Mtao Mxây trước khi trận đấu bắt đầu là gì ?

Trả lời:

- Đăm Săn là người khiêu chiến: “Ta thách nhà ngươi đọ dao với ta đấy”, “ta sẽ lấy cái sàn hiên của nhà người ta bổ đôi”, “lấy cầu thang…ta chẻ ra kéo lửa”, “ta hun cái nhà của nhà ngươi”.

=> Thông minh, tự tin, bản lĩnh và có khí phách.

- Mtao Mxây là người bị động: “tay ta đang còn bận ôm vợ hai chúng ta”, “ta sợ ngươi đâm ta khi ta đang đi lắm”.

- Hai lần Mtao Mxây nhắc Đăm Săn không được đâm mình khi Mtao Mxây đi xuống.

=> Chọc tức, hèn nhát, lơm lớp lo sợ, do dự trước kẻ thù.

Câu 9: Hiện đấu thứ hai diễn ra như thế nào ?

Trả lời:

Đăm Săn

Mtao Mxây

+ Nhờ miếng trầu của vợ, Đăm săn múa khiên chàng múa trên cao gió như bão, múa dưới thấp gió như lốc, núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ, … đâm trúng kẻ thù nhưng không thủng. 

=> Chi tiết miếng trầu là biểu hiện cho sự tương trợ và sức mạnh cộng đồng, tấm lòng thủy chung của vợ

=> Càng làm nổi bật sức mạnh phi thường của Đăm Săn.

+ Mtao Mxây cầu cứu Hơ Nhị quăng cho miếng trầu

+ Cái áo giáp che thân

+ Mtao Mxây đã dùng đầu óc nhanh nhẹn hèn hạ của mình để chờ đợi thời cơ đâm lén Đăm Săn nhưng không thành

+ Mtao Mxây " chỉ vừa trúng một cái chão cột trâu".

=> Càng cho thấy sự yếu kém, đểu cáng, mưu mô

=> Kém cỏi, khoác lác, hèn nhát

Câu 10: Sau khi Xita lên giàn hỏa thiêu, Ra - ma đã phản ứng như thế nào với vợ mình ?

Trả lời:

+ Kiên quyết không nói một lời, ngồi câm lặng “mắt dán xuống đất”

+ Ra-ma tê dại “nom chàng khủng khiếp như thần chết”.

=> Một tâm lý phức tạp với nhiều cung bậc giằng xé trong con người Ra-ma:

Anh hùng (cao thượng) >< Con người (mềm yếu)

=> Hoàn cảnh ngặt nghèo buộc Ra-ma phải lựa chọn danh dự của bản thân và gia tộc

=> Đó là một hình mẫu lý tưởng của người anh hùng thời xưa đặt quốc gia nên trên cá nhân

=> Mặc dù rất yêu vợ nhưng Ra-ma bị đặt trong tình thế của một bậc quân vương mẫu mực và đứng trong không gian của cộng đồng lời buộc tội càng trở nên gay gắt.

Câu 11: Hãy tóm tắt lại tác phẩm Hê-ra-clet đi tìm táo vàng theo cách hiểu của em ?

Trả lời:

Tác phẩm kể về hành trình Hê-ra-clet đi tìm quả táo vàng. Công cuộc tìm kiếm quả táo vàng của chàng vô cùng khó khăn, chàng đã trải qua hàng loạt những khó khăn thử thách. Trên đường đi, chàng phải chiến đấu với cha con thần chiến tranh A-ret, nhờ sự giúp đỡ của thần biển Nê - rê, chiến đấu với gã thần biển độc ác An-tê. Với sự dũng cảm của mình, chàng đã cứu được thần Pro-me-te bị xiềng bởi thần Dớt. Nhờ sự giúp đỡ của thần Pro-me-te, chàng đã đã biết cách lấy quả táo vàng là phải nhờ thần A-lat. Hê-ra-clet giúp thần A-lát chống đỡ bầu trời và thần A-lat lấy quả táo vàng giúp Hê-ra-clet. Lấy được táo vàng về, thần Át-lát toan lừa Hê-ra-clet gánh luôn bầu trời giúp mình, nhưng Hê-ra-clet nhanh trí đã nhận ra âm mưu ấy và tương kế tựu kế, thoát khỏi cái bẫy, mang táo vàng trở về.

Câu 12: Nêu giá trị nghệ thuật của tác phẩm Hê-ra-clet đi tìm táo vàng?

Trả lời:

- Cốt truyện chất phác, ngây thơ, thể hiện tư duy sâu sắc của người cổ đại

- Các chi tiết kì ảo hoang đường sử dụng phong phú

- Nghệ thuật miêu tả nhân vật chi tiết, sâu sắc

Câu 13: Cuộc chiến khốc liệt giữa Hê-ra-clet và Ăng-tê được miêu tả như thế nào ?

Trả lời:

Cuộc chiến diễn ra vô cùng quyết liệt, đầy hấp dẫn, cuộc giao đấu tưởng chừng như sẽ phân được thắng bại ngay từ đầu nhưng lại có những điều không lường trước xảy ra. Ăng-tê có bùa hộ mệnh nên mặc dù bị Hê-ra-clet quật ngã đến ba lần, nhưng vẫn còn sống. Hê-ra-clet đã nhanh trí tìm ra sơ hở rồi nhấc bổng Ăng-tê lên cho lìa khỏi mặt đất rồi chàng xoay ngược đầu Ăng-tê xuống. Kết quả lần này thì Ăng-tê chết thật, "chết không cách gì cứu vãn được"

Câu 14: Nhân vật Hê - ra - clet đã phải trải qua những thách thức nào ?

Trả lời:

- Giao đấu với hai cha con thần chiến tranh A-rét

- Đi tìm thần biến Nê-rê để hỏi đường

- Băng qua cực bắc, băng qua sa mạc

- Chiến đấu với những kẻ bắt chàng làm vật hiến tế.

Câu 15: Phát hiện và sửa lỗi dùng từ trong những câu sau :

a, Anh ấy đọc thơ, giọng đầy cảm khoái.

b, Nó có thái độ bàng quang trước thời cuộc.

Trả lời:

a, cảm khái (Dùng từ sai vỏ ngữ âm / Dùng từ không đúng âm / Dùng từ

sai về âm thanh và hình thức cấu tạo từ)

b, bàng quan (Dùng từ sai vỏ ngữ âm / Dùng từ không đúng âm / Dùng từ

sai về âm thanh và hình thức cấu tạo từ)

Câu 16: Nêu phương thức biểu đạt của tác phẩm Hê-ra-clet đi tìm táo vàng?

Trả lời:

Phương thức biểu đạt: Tự sự

Câu 17: Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm Hê-ra-clet đi tìm táo vàng?

Trả lời:

Đoạn trích Hê-ra-clet đi tìm táo vàng được trích từ thần thoại Hy Lạp.

Câu 18: Đọc câu sau đây và phân tích lỗi sau của câu:

“ Đây là giải pháp tối ưu tốt nhất để giải quyết khó khăn của chúng ta hiện nay.”

Trả lời:

nhất (Thừa từ) : đã tối ưu mang nghĩa là đã tốt nhất. Vậy nnên không cần từ “ tốt nhất”

Câu 19: Theo em nhân vật Hê - ra - clet có những phẩm chất gì ?

Trả lời:

- Nhân vật Hê-ra-clet là người anh hùng có trí tuệ thông minh, năng lực phi thường, người có ý chí, nghị lực và có trái tim nhân hậu.

- Năng lực phi thường thể hiện qua hành trình chàng đi tìm táo vàng phải đối mặt với rất nhiều thử thách và cuộc chiến nhưng chàng đều giành chiến thắng.

=> Hê-ra-clet còn là người anh hùng có trái tim nhân hậu, chàng đã chiến đấu với con đại bàng to lớn để cứu thần Prô-mê-tê.

Câu 20: Những người nào mà Hê-ra-clet phải đối đầu khi tìm cây táo vàng ?

Trả lời:

-  Trí tuệ của Hê-ra-clet thế hiện lần thứ nhất là khi giao đấu với thần Ăngtê. Lần thứ hai là đối phó với âm mưu của thần Át-lát khi vị thần này định trao luôn sứ mệnh đỡ bầu trời cho chàng, chàng đã nhanh trí đã nhận ra âm mưu ấy và tương kế tựu kế để có thể trở về.

- Ý chí nghị lực của Hê-ra-clet được thể hiện roc nét qua hành trình đằng đẵng mà chàng đã trải qua (lên cực Bắc, qua sa mạc), mù mịt (không biết cây táo vàng ở đâu), đầy thử thách và nguy hiểm rình rập nhưng chàng không hề chùn bước, quyết tâm thực hiện nhiệm vụ đến cùng.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay