Câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 cánh diều Ôn tập Bài 3: Kịch bản chèo và tuồng (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Bài 3: Kịch bản chèo và tuồng (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 10 cánh diều.

ÔN TẬP BÀI 3

KỊCH BẢN CHÈO VÀ TUỒNG

Câu 1: Tóm tắt nội dung văn bản Mắc mưu Thị Hến theo cách hiểu của em ?

Trả lời:

Ốc và Ngao rủ nhau đi ăn trộm nhà phú hộ Trùm Sò. Chúng đem bán tang vật cho Thị Hến. Lý Hà phát hiện của gian trói Thị Hến lên quan huyện xét xử. Bởi vì quan huyện và thầy Đề u mê trước vẻ đẹp của nàng nên đã tha bổng cho Thị Hến. Nghêu là một thầy tu phá giới, sa đọa cũng có ý với Hến. Hến cho mời cả ba đến nhà vào một buổi tối, và đã dùng mưu, tại đây đã diễn ra một cuộc hội ngộ đầy bẽ bàng và nhục nhã

Câu 2: Nhân vật Nghêu được miêu tả như thế nào trong vở tuồng ?

Trả lời:

- “ Kệ kinh chuông mõ trả cho chùa”

=> Là một thầy tu lừa bịp, đểu cáng, dựa dịp

- Hắn đã gieo quẻ chỉ hướng cho Ốc vào ăn trộm nhà Trùm Sò

- “ Này! Này! Thím ơi! Mỗ đã sang, mở cửa cho mình vào với”

=> Nghêu gõ cửa nhà Hến, hành động phá giới luật, không trang nghiêm, đường hoàng.

- Thái độ của Nghêu khi biết Đề Hầu đang gõ cửa nhà Hến

- “Trốn chỗ nào khác chỉ cho min”

=> Hoảng hốt, luống cuống, tìm chỗ ẩn nấp  

- “Chớ ra cửa có thầy Đề đứng đó”

=> Dặn Hến không được mở cửa cho thầy Đề vào vì sợ bị lộ thân phận, còn mình trốn xuống gầm phản

- Khi nghe thấy lời của Đề Hầu xỉa xói

=> Tức tối, soi sục trong lòng, một phần thấy nhục nhã

Câu 3: Chọn các từ trong ngoặc đơn phù hợp với ô trống:

1.Tham dự buổi chiêu đã có ngài đại sự và .........

2.Về nhà, ông lão đem câu chuyện kể cho ...... nghe.

3........... Việt Nam anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang.

4.Giặc đến nhà, ......... cũng đánh.

5.Ngoài sân, .......... đang vui đùa.

6.Các tiết mục của đội văn nghệ ......... thành phố được cổ vũ nhiệt liệt.

Trả lời:

1.Tham dự buổi chiêu đã có ngài đại sự và phu nhân.

2.Về nhà, ông lão đem câu chuyện kể cho vợ nghe.

3.Phụ nữ Việt Nam anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang.

4.Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh.

5.Ngoài sân, trẻ em đang vui đùa.

6.Các tiết mục của đội văn nghệ nhi đồng thành phố được cổ vũ nhiệt liệt.

Câu 4: Nêu giá trị nội dung của văn bản Mắc mưu Thị Hến ?

Trả lời:

- Thị Hến là đại diện cho hình ảnh người phụ nữ Việt Nam hiện đại, mưu trí, ứng biến mọi tình huống rất tinh tế và vô cùng khôn khéo.

- Thầy Để, Nghêu, Quan Huyện: tác giả phơi bày cho ta thấy những thói hư tật xấu, bộ mặt tham lam giả dối, hèn nhát với những dục vọng tầm thường của tầng lớp cường hào ác bá phong kiến

Câu 5: Phát hiện lỗi và sửa lỗi dùng từ sai quy tắc ngữ pháp trong các câu sau:

  1. Lớp trẻ của chúng ta là niềm hy vọng đất nước Việt Nam hàng ngàn năm văn hiến.

  2. Qua các vở tuồng, chèo trong bài học này, chúng ta thấy các người phụ nữ trong mỗi câu chuyện đều có những số phận riêng.

Trả lời:

  1. Hàng ngàn năm văn hiến => Ngàn năm văn hiến.

  2. Chúng ta thấy các người phụ nữ => Chúng ta thấy được hình ảnh người phụ nữ

Câu 6: Trong vở tuồng Mắc mưu Thị Hến bao gồm những nhân vật chính nào ?

Trả lời:

- Nhân vật Thị Hến

- Nhân vật Nghêu

- Nhân vật thầy Đề

- Nhận vật Huyện Trìa

Câu 7: Phẩm chất của nhân vật Tiểu Kính như thế nào?

Trả lời:

- Ngôn ngữ, hành động của Tiểu Kính: Giữ khoảng cách, tìm cách từ chối, lẩn tránh, lúc nào cũng tụng kinh “Niệm Nam mô A Di Đà Phật!”

=> Nhân vật Tiểu Kính đẹp trai ngời ngời mà lòng dạ thẳng băng, trơ trơ như gỗ đá, người tĩnh tọa đều đều, liên hồi gõ mõ, niệm Nam mô A di đà Phật, vẻ mặt càng cố tỏ ra bất động, lạnh lùng giỏi nhẫn nhịn, cam chịu

Câu 8: Trong đoạn chèo có những từ “Cấm già” và “Bình bảo” được giải thích là hành động trêu ghẹo của Thị Mầu được diễn tả như thế nào ?

Trả lời:

+ “Cấm già” vì Thị Mầu mới ve vãn nên câu thơ còn e ấp tế nhị:

“Tôi lên chùa thấy tiểu mười ba

Thấy sư mười bốn vãi già mười lăm

Tôi muốn cho một tháng đôi rằm”

+ “Bình thảo” khi mà sự ve vãn bên ngoài không có kết quả, khi mà Thị Mầu đã bốc lửa, Thị Mầu muốn đốt cháy với chú tiểu thì lời ca trong điệu hát không còn ngọt ngào:

“Người đâu ở chùa này

Cổ cao ba ngấn, lông mày nét ngang

Ấy mấy thầy tiểu ơi”

“Thầy như táo rụng sân đình

Em như gái rở, đi rình của chua

- Thị Mầu không quan tâm đến việc vào lễ Phật.

Câu 9: Kết hợp nào sau đây bị xem là sai hoặc dư thừa?

còn nhiều tồn tại/ còn nhiều vấn đề tồn tại

cảnh đẹp/ thắng cảnh/ thắng cảnh đẹp

Trả lời:

còn những vấn đề tồn tại

thắng cảnh đẹp

Câu 10: Nghệ thuật của bài chèo trong tác phẩm Thị Mầu lên chùa có gì đặc sắc ?

Trả lời:

Lối nói ví von so sánh thể hiện khát khao yêu đương của Thị Mầu.

“Thầy như táo rụng sân đình

Em như gái rở, đi rình của chua”

+ Cây táo mọc ở sân đình thường cao, sau mùa xuân chín rụng. Vì ít được chăm sóc lại già cỗi nên táo vừa chua, vừa chát.

+ Còn người phụ nữ nghén, người đời gọi là gái rở, thường thèm của chua, thèm đến xót lòng.

=> Người đàn bà ăn dở mà gặp quả táo, hơn nữa lại là rụng mà rụng ở sân đình thì nỗi khát khao thèm muốn càng tăng thêm gấp bội. Nhặt quả táo lên chắc người con gái ăn dở ấy phải nhai nuốt ngấu nghiến.

=> Việc Thị Mầu ví mình như gái rở, ví tiểu Kính như táo rụng sân đình thì hình ảnh vừa thật vừa rõ nét mà vừa dễ hiểu cho người xem.

Câu 11: Tình huống truyện Thị Mầu lên chùa có gì đặc sắc ?

Trả lời:

- Tình huống truyện đặc sắc lôi cuốn hấp dẫn:

+ Truyện được tạo ra với những tình huống đặc sắc, không gian hấp dẫn và gây cuốn hút.

+ Những tình tiết trong truyện mang tính đột phá và gây tò mò cho người đọc.

+ Cảm xúc được kích thích mạnh mẽ và kéo người đọc vào câu chuyện.

Câu 12: Tóm tắt nội dung văn bản Xuý Vân giả dại theo cách hiểu của em ?

Trả lời:

Xúy Vân là người con gái đẹp người, đẹp nết,là con gái của viên huyện Tể được gả cho Kim Nham một anh thư sinh nghèo hiếu học. Cuộc hôn nhân ép buộc không có tình yêu đã đưa cuộc đời nàng đến một tấn bi kịch. Sau khi về nhà chồng, Kim Nham phải lên Tràng An để dùi mài kinh sử để Xúy Vân ở nhà bơ vơ trong sự ghẻ lạnh và coi thường của gia đình. Vì quá buồn tủi và khao khát tìm kiếm hạnh phúc của đời mình nàng đã tin theo Trần Phương, hắn bày kế xúi Xúy Vân giả điên để được tự do thoát khởi nhà chồng. Nhưng không ngờ rằng Trần Phương là một tên “Sở Khanh”, đểu cáng bỏ lại nàng, khiến nàng tuyệt vọng từ giả điên thành điên thật.

Câu 13: Phương thức biểu đạt của tác phẩm Xuý Vân giả dại là gì ?

Trả lời:

 Phương thức biểu đạt: tự sự, biểu cảm

Câu 14: Nêu một số thông tin về thể loại chèo cổ của Việt Nam ? Và một vài tác phẩm tiêu biểu ?

Trả lời:

Chèo cổ còn được gọi là chèo truyền thống hay chéo sân đình, là một thể loại sân khấu kịch hát dân gian đặc sắc, sản phẩm nghệ thuật của nông thôn các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Nghệ thuật chèo là nghệ thuật tổng hợp, phối hợp nhuần nhuyễn giữa kịch bản, lời hát, động tác múa và âm nhạc.

Phần quan trọng nhất trong một vở chèo là kịch bản (tích chèo), "có tích mới dịch nên trở", song sự hấp dẫn của chèo là ở nghệ thuật biểu diễn chứ không chỉ ở kịch bản. Mỗi vở chèo thường có một hoặc vài cảnh đặc sắc, thể hiện tập trung giá trị của tác phẩm. Ví dụ : ở vô Quan  m Thị Kính là cảnh Thị Mầu lên chùa và Việc làng ; ở vô Chu Mãi Thần là cảnh Tuần Ti – đào Huế, ở vô Km Nham là cảnh Xuý Vân giả dại.... Đoạn trích Xúy Vân giả dại là một trong những đoạn hay nhất của chèo cổ Việt Nam.

Câu 15: Vở chèo Xúy Vân giả dại có những nhân vật nào ?

Trả lời:

- Kim Nham là một học trò nghèo tỉnh Nam Định, ngụ học ở Tràng An (Hà Nội)

- Xúy Vân là viên huyện Tể được gả cho Kim Nhan, là một cô gái đảm đang, khéo léo,

- Trần Phương - một gã nhà giàu nổi tiếng phong tình ở Đông Ngàn (Bắc Ninh) tìm cách tán tỉnh Xuý Vân

Câu 16: Từ Hán Việt là gì ? Cho ví dụ về từ Hán Việt ?

Trả lời:

Từ Hán Việt là các từ ngữ trong tiếng Việt đi vay mượn, có nghĩa gốc từ tiếng Hán (Trung Quốc) nhưng được ghi bằng chữ cái Latinh. Về mặt âm thanh từ Hán Việt khi phát âm gần giống với tiếng Trung Quốc. Trong từ vựng tiếng Việt từ Hán Việt chiếm tỷ lệ cao

Ví dụ: phu nhân, thổ huyết, đại tiện,...

Câu 17: Qua đoạn trích của vở chèo ta thấy được Xúy Vân là người như thế nào?

Trả lời:

Mô tả nhân vật Xúy Vân: đẹp người, đẹp nết, là con gái của viên huyện Tể. Xúy Vân là nhân vật chính trong vở chèo Xúy Vân giả dại. Tâm trạng của Xúy Vân phản ánh những cảm xúc phức tạp của một người phụ nữ trong tình trạng bế tắc cuộc đời.

Câu 18: Tìm lỗi sai khi dùng từ trong câu sau:

a,Công việc của những người gác ngọn hải đăng là công việc thầm kín.

b, Từ xưa đến nay, đạo đức giả là điều tồn tại trong xã hội ta từ rất lâu.

c, Người làm việc luôn phải nâng cao trình độ chuyên môn để đáp ứng yêu cầu

đòi hỏi của công việc.

d, Đà Nẵng sẽ phạt nặng người vứt rác lung tung tại các bãi biển.

Trả lời:

a,thầm kín => thầm lặng (Dùng từ sai do không hiểu nghĩa, nội dung cơ bản của từ)

b, Sai do thừa từ “từ rất lâu” )

c,  yêu cầu (Sai do thừa từ “ đòi hỏi”)

d, Đà Nẵng sẽ phạt nặng người vứt rác tại các bãi biển (Sai do thừa từ “lung

tung”)

Câu 19: Tình huống gì được xây dựng trong vở chèo Xuý Vân giả dại ?

Trả lời:

Tình huống éo le của Xúy Vân: cuộc hôn nhân ép buộc với Kim Nham, một anh thư sinh nghèo hiếu học. Mặc dù chàng là người tốt nhưng Xúy Vân không yêu chàng.

Câu 20: Những câu hát trong vở chèo Xúy Vân giả dại đã thể hiện được tâm trạng gì của nhân vậy ?

Trả lời:

- Câu hát thể hiện nỗi đau khổ, sự cô đơn, vô nghĩa trong cuộc sống

- Câu hát thể hiện sự thất vọng trước mâu thuẫn giữa ước mơ hạnh phúc tốt đẹp và thực tế phũ phàng.

- Câu hát thể hiện nỗi ân hận, xót xa và hối lỗi, tự trách của Xúy Vân

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay