Câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 cánh diều Ôn tập Bài 4: Văn bản thông tin (P2)
Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Bài 4: Văn bản thông tin (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 10 cánh diều.
Xem: => Giáo án ngữ văn 10 cánh diều (bản word)
ÔN TẬP BÀI 4
VĂN BẢN THÔNG TIN
Câu 1: Phát hiện và sửa lỗi trong các đoạn văn sau:
“Cảnh vật trong bài thơ “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến thật là vắng vẻ. Ngõ trúc quanh co, sóng nước gợn ti, lá vàng đưa vào, chiếc thuyền bé tẻo teo. Cảnh vật dường như ngưng đọng, im lìm. Bởi vậy, nét bút của Nguyễn Khuyến đã tạo dựng được rất thành công cảnh sắc im ắng ấy.” (Dẫn theo Bùi Minh Toán, Nguyễn Quang Ninh)
Trả lời:
- Lỗi sai: Từ “Bởi vậy”
- Sửa lỗi: Thay “Bởi vậy” thành từ “Quả thật”
Câu 2: Tìm và sửa lại lỗi sau đoạn văn :
“Trong ca dao Việt Nam, những bài về tình yêu nam nữ là những bài nhiều hơn tất cả. Họ yêu gia đình, yêu cái tổ ấm cùng nhau sinh sống. Những người nông dân yêu người làng, người nước, yêu từ cảnh ruộng đồng, đến công việc trong xóm, ngoài làng. Tình yêu trong bài ca dao thật nồng nhiệt, đằm thắm. (Dẫn theo Bùi Minh Toản, Nguyễn Quang Ninh)
Trả lời:
- Lỗi sai: từ “tình yêu nam nữ”
Các câu văn, đoạn văn đều nói về tình cảm con người, nhưng vẫn mang lỗi:
+ Ý câu đầu và câu sau không thống nhất (câu đầu nói về tình yêu đôi lứa, câu sau nói về những tình cảm khác)
+ Quan hệ thay thế đại từ “họ” ở câu 2, 3 không rõ
+ Một số từ ngữ diễn đạt không rõ ràng
- Sửa:
Trong ca dao Việt Nam, những bài nói về tình yêu nam nữ nhiều nhất nhưng số bài thể hiện tình cảm khác cũng đa dạng. Những con người trong ca dao yêu gia đình, yêu tổ ấm, cùng nhau sinh sống, yêu nơi chôn rau cắt rốn. Họ yêu làng, yêu nước, yêu từ cảnh đồng ruộng đến công việc trong xóm, ngoài làng. Tình yêu đó nồng nhiệt, đằm thắm, sâu sắc.
Câu 3: Đoạn văn sau sai ở đâu, tìm và khắc phục:
“Cắm đi một mình trong đêm. Trận địa đại hội 2 ở phía bãi bồi bên một dòng sông. Hai bố con cùng viết đơn xin ra mặt trận, Mùa thu hoạch lạc đã vào chặng cuối. (Dẫn theo Trần Ngọc Thêm)”
Trả lời:
- Lỗi sai:
+ Theo sự diễn đạt này, các câu vi phạm liên kết nội dung: không cùng chung một chủ đề. Có thể sửa lại bằng cách thêm một số từ ngữ vào để tạo ra liên kết chủ đề giữa các câu:
- Sửa lỗi:
Cắm bơi một mình trong đêm. Trận địa đại đội 2 của anh ở phía bãi bồi bên một dòng sông. Anh chợt nhớ hồi đầu mùa lạc hai bố con anh cùng viết đơn xin ra mặt trận. Bây giờ thì mùa thu hoạch lạc đã vào chặng cuối.
Câu 4: Cước chú là gì và được đặt ở đâu ?
Trả lời:
Phần cước chú ở chân trang giải thích các nội dung về truyền thuyết mặt trăng, mặt trời và thuật ngữ “dòng nước đục chảy cho đến nơi đất giáp với trời”.
- Phần cước chú được trình bày bằng cách: vị trí ở cuối trang, và chữ nhỏ hơn so với văn bản chính, trình bày theo thứ tự đánh số ở văn bản chính.
Câu 5: Chỉ ra cụm động từ và cụm tính từ trong những cụm từ sau: chăm làm ăn, xâm phạm bờ cõi, cất tiếng nói, lớn nhanh như thổi, chạy nhờ. Chọn một cụm động từ, một cụm tính từ và đặt câu với mỗi cụm từ được chọn.
Trả lời:
- Phân loại:
+ Cụm động từ: xâm phạm bờ cõi, cất tiếng nói, lớn nhanh như thổi, chạy nhờ
+ Cụm tính từ: chăm làm ăn
- Gợi ý đặt câu như sau:
Đặt câu với Cụm động từ |
|
xâm phạm bờ cõi |
· Giặc Tống đem quân sang xâm phạm bờ cõi nước ta, bị quân đội nhà Lý đánh thua tơi bời. · Những kẻ dám rắp tâm xâm phạm bờ cõi nước Việt ta, rồi sẽ chuốc lấy thất bại cả thôi |
cất tiếng nói |
· Bố và mẹ vui sướng khi nghe con cất tiếng nói đầu đời. · Hoa cất tiếng nói đầu đời trong sự vui mừng của tất cả mọi người. |
lớn nhanh như thổi |
· Nhờ được bố mẹ yêu thương, quan tâm chăm sóc, chú bé lớn nhanh như thổi. · Mới có một năm không gặp mà cu Thắng đã cao lớn hơn nhiều, khiến bà ngoại phải xuýt xoa "Cháu tôi lớn nhanh như thổi" |
chạy nhờ |
· Hoàn cảnh gia đình khó khăn, mẹ phải chạy nhờ khắp nơi để lo toan cho việc học của con. · Hùng quyết tâm tự mình ôn thi chứ không để mẹ chạy nhờ thầy cô nâng điểm cho mình. |
Đặt câu với Cụm tính từ |
|
chăm làm ăn |
· Nhờ chăm làm ăn, mà chẳng bao lâu sau ông đã có một cơ ngơi đồ sộ. · Trái với người anh lười biếng, ăn no lại nằm, người em vô cùng siêng năng, chăm làm ăn lắm. |
Câu 6: Nét đặc sắc về nghi lễ của lễ hội Ka - tê ?
Trả lời:
- Đoàn người Chăm và Raglai mới tổ chức rước y trang đến tháp Po-klong Ga-rai. Thầy cả lẽo) vinh dự dẫn đầu đoàn rước y trang lên tháp.
- Ông khoác trên người áo choàng và đầu chít khăn, chúng đều mang màu trắng. Phía sau thầy cả lễ là các vị chức sắc, thanh niên và trí thức Chăm.
- Các bộ lễ phục được đặt trên kiệu, có lọng che hai bên. Phía sau là các cô thôn nữ xinh đẹp trong trang phục áo dài Chăm truyền thống.
- Họ vừa đi vừa múa quạt vui vẻ rộn ràng.
- Tiếp đó là đoàn người Ra-glai múa và đánh mã la), thổi kèn bầu.
Câu 7: Cảm nhận của em về lễ hội Ka - tê như thế nào ?
Trả lời:
Tất cả những chi tiết trên đều cho thấy phần hội trong lễ hội Ka – tê diễn ra vô cùng sôi động, vui vẻ. mọi người đều tham gia vào các trò chơi, điệu hát để thể hiện mong muốn của cả cộng đồng về mùa màng tươi tốt và cuộc sống ấm no, không khí rất tưng bừng và hạnh phúc.
Câu 8: Có những nét đặc sắc nào trong lễ hội của dân tộc Chăm ?
Trả lời:
- “Trong mỗi năm, một gia đình được cử đại diện làm mầm cúng tế thần linh và phần lộc thụ hưởng được chia đều cho các hộ gia đình.”
- “Trong ngày hội, du khách dễ bắt gặp hình ảnh đội chum nước rất duyên dáng, khéo léo của các cô gái Chăm trong cuộc thi để nhanh về đích.”
- “Ở khoảng sân rộng, nam thanh nữ tú Chăm thể hiện những bài dân ca, biểu diễn dân vũ. Họ say sưa ca hát, nhảy múa đến đêm khuya.”
- “Hội làng tan dần, mọi người hân hoan trở về mái ấm gia đình để họp mặt gia tiên.”
Câu 9: Ý nghĩa của lễ hội Ka - tê với người dân chăm ở Ninh Thuận ?
Trả lời:
- Lễ hội Katê là bức tranh phác họa đời sống sinh hoạt cộng đồng, nơi hội tụ những giá trị tinh hoa văn hóa của đồng bào dân tộc Chăm. Lễ hội mang ý nghĩa tưởng nhớ tổ tiên, ông bà, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu; cầu mong cho sự hòa hợp lứa đôi, sự sinh sôi nảy nở của con người và vạn vật.
- Thông qua lễ hội Katê người Chăm hướng tới cuộc sống cộng đồng hòa thuận, ấm no, hạnh phúc. Thể hiện sự biết ơn của bản thân mình đối với các vị thần linh và gia tiên. Đồng thời cũng thể hiện khát vọng về một mùa màng bội thu, ấm no của mình.
Câu 10: Nêu bố cục của tác phẩm Lễ hội đền Hùng ?
Trả lời:
- Phần 1: từ đầu đến “nhân dân địa phương”: Tưng bừng khai mạc lễ hội đền Hùng 2019
- Phần 2: còn lại: Những điều cần chú ý khi tham gia lễ hội
Câu 11: Thể loại của văn bản Lễ hội đền Hùng là gì ?
Trả lời:
Thể loại: Bản tin
Câu 12: Vị trí hướng nhìn của đền Hùng được miêu tả như thế nào ?
Trả lời:
- Toàn khu di tích Đền Hùng xưa kia là rừng già nhiệt đới, đến nay chỉ còn núi Hùng là rậm rạp xanh tươi với 150 loài thảo mộc
- Từ chân núi, du khách sẽ được chiêm ngưỡng lần lượt các di tích kiến trúc như: cổng đền, đền Hạ, đền Trung, đền Thượng và lăng Hùng Vương, đền Giếng, đền Tổ Mẫu u Cơ
Câu 13: Văn hóa 5 không được thể hiện như thế nào qua lễn hội đền Hùng ?
Trả lời:
- Không để xảy ra ùn tắc giao thông
=> Bảo đảm an toàn cho các phương tiện và chủ phương tiện khi đổ về đất Tổ dâng hương, vãn cảnh
- Không trục lợi trong kinh doanh
=> thể hiện tinh thần hiếu khách, văn minh, lịch sự trong mắt du khách
- Không có người ăn xin:
=> Lưu lại hình ảnh đẹp
- Không mất vệ sinh an toàn thực phẩm
=> Ẩm thực cũng là một nét đẹp văn hóa cần được phát huy và giới thiệu đối với du khách trong nước và bạn bè quốc tế
=> Đây là một thông điệp cực kì quan trọng
- Không có hành vi phản cảm:
=> Thông điệp cực kì nhân văn, thể hiện ý thức và thái độ của du khách khi đén thăm quan và dâng hương tại khu di tích
Câu 14: Nêu bố cục của tác phẩm Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: Một hằng số văn hoá Việt Nam ?
Trả lời:
- Đoạn 1: Từ đầu đến “ở và đi lại”: Sự hình thành văn hóa Hà Nội
- Đoạn 2: Còn lại: Nếp sống thanh lịch của người Hà Nội
Câu 15: Tiêu đề của tác phẩm Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: Một hằng số văn hoá Việt Nam đã nêu ra những địa danh nào ?
Trả lời:
Tiêu đề tác phẩm nêu ra 3 địa danh: Thăng Long, Đông Đô và Hà Nội
Câu 16: Trong sách Đại Việt sử ký toàn thư, Đông Đô được giải thích như thế nào ?
Trả lời:
Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết: “Mùa Hạ tháng 4 năm Đinh Sửu (1397) lấy Phó tướng Lê Hán Thương (tức Hồ Hán Thương) coi phủ đô hộ là Đông Đô” (Toàn thư Sđd - tr.192). Trong bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục, sứ thần nhà Nguyễn chú thích: “Đông Đô tức Thăng Long, lúc ấy gọi Thanh Hóa là Tây Đô, Thăng Long là Đông Đô”
Câu 17: Những thông tin em biết về nhà sử học Trần Quốc Vượng ?
Trả lời:
Nhà sử học Trần Quốc Vượng: là một nhà nhà sử học, một giáo sư, một nhà khảo cổ học nổi tiếng Việt Nam. Ông được biết đến là một trong những người khởi nguồn cho lịch sử khảo cổ học Việt Nam. Ông được phong hàm Giáo sư vào năm 1980 khi ông 46 tuổi. Trong thời gian đó ông cũng đảm nhiệm nhiều chức vụ như: Chủ nhiệm bộ môn Khảo cổ học; giám đốc Trung tâm liên văn hoá ĐH Tổng hợp Hà Nội; Trưởng môn Văn hoá học, ĐH Quốc gia Hà Nội, Phó Tổng thư ký Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, chủ nhiệm CLB Văn hoá ẩm thực Việt Nam, Phó chủ nhiệm CLB Nghề truyền thống Việt Nam, Tổng Thư ký Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội. Ông là chủ tịch đầu tiên của Hội Sử học Hà Nội.
Câu 18: Những phương diện văn hóa ở Hà Nội được hình thành và phát triển như thế nào ?
Trả lời:
Phần 1: Sự hình thành văn hóa Hà Nội
* Phương diện nội dung:
+ Lịch sử hình thành văn hóa Hà Nội qua các triều đại lịch sử: Triều đình Lý – Trần; nhà nước dân tộc Lý – Trần – Lê.
+ Các yếu tố dẫn đến sự hình thành văn hóa Hà Nội: Sự kết hợp giữa yếu tố Văn hóa dân gian và văn hóa cung đình.
* Phương diện hình thức: Dấu ngoặc đơn (dùng để trú giải); các số chú thích (giải nghĩa từ ngữ)
Phần 2: Nếp sống thanh lịch của người Hà Nội
* Phương diện nội dung:
+ Chỉ ra nguyên nhân dẫn đến sự hình thành nếp sống thanh lịch của người Hà Nội (Từ lao động giỏi, làm thợ giỏi, làm thầy giỏi; đến nảy sinh nhu cầu lựa chọn; đến hình thành mạng lưới làng quê sản xuất đặc sản nông phẩm và sản phẩm thủ công ven đô; ròi trở nên sành ăn, sành mặc, đánh giặc giỏi, làm ăn tài…)
+ Trích những câu thơ, câu thành ngữ. tục ngữ để bổ sung, làm rõ nội dung
* Phương diện hình thức: Các dòng chữ in nghiêng (giúp người đọc dễ xác định vị trí và mối quan hệ của các thông tin); dấu ngoặc đơn (dùng để trú giải)
Câu 19: Tại sao nếp sống của người Hà Nội được cho là thanh lịch ?
Trả lời:
- Hà Nội là nơi tập trung của những người Việt Nam lao động giỏi, làm thợ giỏi, làm thầy cũng giỏi. Là nơi tích tụ tinh hoa bốn phương => thông minh, tài hoa
- Nhu cầu lựa chọn, đòi hỏi và có điều kiện thỏa mãn việc tiêu dùng “của ngon vật lạ” từ các nơi đổ về. Từ đó có mạng lưới làng quê tập trung sản xuất đặc sản chuyên biệt => biết hưởng thức, tận hưởng, sành ăn, sành mặc.
- Có điều kiện thuận lợi để giao lưu và tiếp thu văn hóa cộng thêm truyền thống hiếu học => nhanh nhạy, hiểu biết và mẫn cảm về chính trị - tình cảm.
=> Qua thời gian đã mài giũa ra những người con Hà Nội thanh lịch, tinh tế, tài hoa, phong lưu về vật chất, phong phú về tinh thần, sang trọng mà không xa hoa, cởi mở mà không lố bịch.
Câu 20: Trong sách Đại Việt sử ký toàn thư, Đông Đô được giải thích như thế nào ?
Trả lời:
Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết: “Mùa Hạ tháng 4 năm Đinh Sửu (1397) lấy Phó tướng Lê Hán Thương (tức Hồ Hán Thương) coi phủ đô hộ là Đông Đô” (Toàn thư Sđd - tr.192). Trong bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục, sứ thần nhà Nguyễn chú thích: “Đông Đô tức Thăng Long, lúc ấy gọi Thanh Hóa là Tây Đô, Thăng Long là Đông Đô”