Câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 cánh diều Ôn tập Bài 6: Tiểu thuyết và truyện ngắn (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Bài 6: Tiểu thuyết và truyện ngắn (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 10 cánh diều.

ÔN TẬP BÀI 6

TIỂU THUYẾT VÀ TRUYỆN NGẮN

Câu 1: Hồi trống Cổ Thành có ý nghĩa gì ?

Trả lời:

- Hồi trống thách thức

- Hồi trống minh oan

- Hồi trống đoàn tụ

=> Hồi trống thể hiện không khí hào hùng của chiến trận, là hồi trống thúc giục tinh thần chiến đấu, ca ngợi tài đức của các anh hùng. Đó là hồi trống thể hiện niềm vui, khẳng định niềm tin và ngợi ca chiến thắng.

Câu 2: Nghệ thuật miêu tả tính cách Trương Phi có gì đặc biệt ?

Trả lời:

+ Cách miêu tả trái ngược nhau:

Một Trương Phi nóng nảy, cương trực, đàng hoàng.

Trái ngược với Trương Phi hồn hậu, giàu tình cảm khi nhận ra sự thật.

+ Nghệ thuật miêu tả ngoại hình và tính cách nhân vật: qua cử chỉ, hành động,ngôn ngữ, trong quan hệ với các nhân vật khác…

Hành động, cử chỉ: “Trương Phi mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công”.

Ngôn ngữ: "hầm hầm quát:"mày đã bội nghĩa, còn mặt nào đến gặp tao nữa?""→ Ngôn ngữ nhân vật mang đậm nét tính cách vốn có: bộc trực, nóng nảy.

Quan hệ với các nhân vật khác: Tôn Càn, Cam phu nhân, Mi phu nhân ra sức thanh minh cho Quan Công nhằm ngăn hành động vội vàng của Trương Phi nhưng không làm Trương Phi thay đổi suy nghĩ. Chứng tỏ lúc này Trương Phi cũng cẩn trọng trong suy nghĩ chứ không phải nóng vội như bình thường nữa. Nguyên do vì đây là vấn đề hết sức hệ trọng, lời thề trung nghĩa đối với các đấng trượng phu quả là thiêng liêng.

+ Phương pháp miêu tả thái cực: Trương Phi nóng nảy hết mức nhưng cũng rất giàu tình cảm.

Câu 3: Tìm hiểu về nguồn gốc của tác phẩm Hồi trống Cổ Thành ?

Trả lời:

+ La Quán Trung căn cứ vào lịch sử, truyện kịch dân gian để viết Tam quốc diễn nghĩa.

+ Tam quốc diễn nghĩa ra đời vào đầu thời Minh (1368 – 1644), gồm 120 hồi.

Câu 4: Nội dung của tác phẩm Hồi trống Cổ Thành là gì ?

Trả lời:

+ Hồi trống Cổ Thành chứa đầy linh hồn của đoạn trích. Đó là hồi trống thách thức, minh oan, đoàn tụ

+ Biểu dương lòng anh hùng, trung nghĩa của Trương Phi và Quan Công

+ Kể lại quá trình hình thành và diệt vong của ba triều đại phong kiến là Ngụy, Thục và Ngô

+ Thể hiện khát vọng hòa bình, ổn định, thống nhất của nhân dân

Câu 5: Biện pháp liệt kê là gì ? Cho ví dụ ?

Trả lời:

Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng, tình cảm.

Ví dụ: Nền văn học của Việt Nam có rất nhiều tác phẩm có giá trị về con người trong xã hội cũ như là: Chí Phèo, Tắt đèn, Lão Hạc, Chuyện người con gái Nam Xương,..

Câu 6: Phân tích tác dụng của biện pháp chêm xen được sử dụng trong các câu sau?

  1. Thanh rút khăn lau mồ hôi trên trán – bên ngoài trời nắng gắt – rồi thong thả đi bên bức tường hoa thấp chạy thẳng đến đầu nhà. (Thạch Lam, Dưới bóng hoàng lan)

  2. Gạch mát và phủ rêu khiến Thanh nhớ lại hai bàn chân xinh xắn của Nga, ngày nào, đi trên đó. (Thạch Lam, Dưới bóng hoàng lan)

  3. Tuy nhiên, ông thường xuyên bị thanh tra Gia-ve (người luôn ngờ vực về nhân thân của ông) rình mò, theo dõi. (Phần tóm tắt tác phẩm Những người khốn khổ)

Trả lời:

Tác dụng của biện pháp chêm xen được sử dụng trong các câu:

  1. Giải thích cho hành động rút khăn lau mồ hôi trên trán của Thanh.

  2. Bổ sung thông tin về hình ảnh hai bàn chân xinh xắn của Nga.

  3. Bổ sung thông tin về thanh tra Gia-ve.

Câu 7: Viết ba câu có sử dụng biện pháp chêm xen?

Trả lời:

– Hôm nay chúng tôi được học văn bản Dưới bóng hoàng lan – một truyện ngắn nổi tiếng của Thạch Lam.

– Trong Một chuyện đùa nho nhỏ, nhân vật tôi đã đùa Na-đi-a – một cái đùa vô ý – đã khiến cho Na-đi-a phải dằn dặt trong tâm hồn suốt một thời gian dài.

– Ngài thị trưởng Ma-đơ-len – thực chất là Giăng Van-giăng đã bị bắt.

Câu 8: Viết ba câu có sử dụng biện pháp liệt kê?

Trả lời:

– Gia-ve không chỉ bị Giăng Van-giăng, Phăng-tin và bà xơ Xem-pơ-lí mà còn rất nhiều người căm ghét.

– Thạch Lam nổi tiếng với các truyện ngắn như: Dưới bóng hoàng lan, Gió lạnh đầu mùa, Hai đứa trẻ, Sợi tóc,…

– Tuần này, chúng em đã được học rất nhiều văn bản văn học hay như: Người cầm quyền khôi phục uy quyền, Dưới bóng hoàng lan, Một chuyện đùa nho nhỏ.

Câu 9: Tìm và so sánh bộ phận chêm xen trong hai câu dưới đây?

“Lúc đó, buổi sáng của một ngày trước Ba mươi tháng Tư, năm người lính đứng bên chiếc cổng sắt xiêu vẹo, phía trong nhô cao một tháp xi măng lênh khênh.”

Trả lời:

Phía trong nhô cao một tháp xi măng lênh khênh. Tác dụng: bổ sung thông tin, đầy đủ ý hơn trong câu.

Câu 10: Biện pháp tu từ chêm xen trong những câu dưới đây có tác dụng thể hiện nội tâm của nhân vật như thế nào?

“Cô gái như chùm hoa lặng lẽ

Nhờ hương thơm nói hộ tình yêu

(Anh vô tình anh chẳng biết điều

Tôi đã đến với anh rồi đấy...)”

Trả lời:

  1. Tác dụng: bộc lộ tình cảm, cảm xúc của cô gái đến với chàng trai với thái độ trách móc chàng trai vô tâm một cách kín đáo.

Câu 11: Về khía cạnh tình cảm, tâm lý con người đã phải chịu những tổn thương gì ?

Trả lời:

 *Tình yêu chia li, tan vỡ:

- Ngày dì Mây về làng cũng là ngày chú San đi lấy vợ.

- Biết được tin người mình từng yêu đi lấy vợ, dì Mây xót xa, tâm trí đặt ở bên nhà chú San. Dù rất yêu chú San nhưng dì May vẫn kiên quyết đoạn tình để chú về với vợ.

=> Tình huống trớ trêu, éo le giữa San và Mây cũng chính là hiện thực khốc liệt sau khi chiến tranh qua đi. Chiến tranh gây ra biết bao sự hiểu lầm không đáng có, là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự chia lìa đôi lứa.

- Mặc dù biết được tình cảm của chú Quang dành cho mình nhưng dì Mây tự ti về bản thân và quyết định không đáp trả.

=> Những khiếm khuyết trên cơ thể mà chiến tranh để lại khiến con người ta không dám đi tìm hạnh phúc của riêng mình.

 *Gia đình chia lìa:

- Thím Ba đun te vướng bom bi nên qua đời. Thằng Cún mất mẹ, trở thành trẻ mồ côi.

Câu 12: Nhưng qua đó tác giả đã khẳng định vẻ đẹp gì ở tính cách và phẩm chất của nhân vật ?

Trả lời:

- Chung thủy: Dù phải tạm rời xa tình yêu của mình là chú San để lên đường làm y sĩ Trường Sơn nhưng dì Mây vẫn luôn mang theo hình bóng của chú, "trang nhật ký nào em cũng viết tên anh".

- Kiên quyết, dứt khoát.

+ Thái độ của dì Mây vô cùng kiên quyết, dứt khoát. Dẫu lòng yêu San tha thiết nhưng dì Mây nhất quyết không đồng ý trước lời đề nghị "Mây! Chúng ta sẽ làm lại".

+ Dì Mây nhận phần thiệt về mình, khuyên chú San trở về với vợ, sống cho hạnh phúc.

- Nghị lực sống phi thường, vượt lên hoàn cảnh:

+ Mất một chân, dì vẫn chống nạng, giúp ông chèo đò.

+ Vẫn tiếp tục sống sau cú sốc đau đớn về tinh thần.

- Tấm lòng nhân hậu, giàu tình yêu thương:

+ Dì Mây không lấy tiền đồ của lũ trẻ học cấp ba.

+ Những đêm mưa, đường đá khấp khểnh, dì vẫn miệt mài đến nhà khám bệnh cho mọi người. Khi ông trạm xá nói sẽ rải đá mạt cho dì Mây đi xe đạp, dì nói "Trạm xá còn thiếu thuốc". => Dì Mây rất giàu đức hi sinh.

+ Dì Mây sẵn sàng giúp vợ chú San vượt cạn. Ở trong hoàn cảnh của dì, việc đó không hề dễ dàng nhưng dì vẫn ân cần giúp đỡ.

+ Dì Mây sẵn sàng nhận nuôi con của thím Ba và yêu thương nó như con đẻ của mình.

=> Dì Mây hội tụ nhiều phẩm chất tốt đẹp, vừa kiên cường, mạnh mẽ, vừa bao dung, vị tha.

Câu 13: Văn bản Người ở bến sông Châu thuộc thể loại gì ?

Trả lời:

Văn bản thuộc thể loại truyện ngắn

Câu 14: Nêu xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm Người ở bên sông Châu ?

Trả lời:

Trích trong tập truyện ngắn cùng tên

Câu 15: Tóm tắt tác phẩm Người ở bên sông Châu theo cách hiểu của em ?

Trả lời:

Truyện ngắn của nhà văn Sương Nhật Minh kể về nỗi đau của một người phụ nữ thời kì hậu chiến tranh, người yêu đi lấy vợ, mang trong mình thương tật, nỗi mất mát đồng đội, đó là cô y tá Mây dũng cảm. Bên cạnh đó là dấu vết của chiến tranh lên số phận của những người khác, mặc dù không ra chiến trường như thím Ba

Câu 16: Nêu xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm Kiều binh nổi loạn ?

Trả lời:

Đoạn trích “ kiêu binh nổi loạn”  là hồi thứ hai của tác phẩm “ Hoàng Lê nhất thống chí”

Câu 17: Theo em văn bản Kiều binh nổi loạn có thể chia bố cục thành mấy phần ?

Trả lời:

Văn bản chia làm 4 phần

Phần 1: Cuộc trò chuyện giữ Thế tử Trịnh Tông với hạ nhân và quan thần.

Phần 2: Kế sách của Vũ Bằng được mọi người đồng tình, ủng hộ.

Phần 3: Tình thế bất lực, thảm hại, bi đát và cái chết của Quận Huy.

Phần 4: Sự thắng thế của thế tử Tông.

Câu 18: Mục đích của hành động nổi loạn của kiêu binh là gì ?

Trả lời:

Mục đích nổi loạn của kiêu binh là trả thù, rửa hận. Lời nói của Dự Vũ đã cho thấy quân lính “căm ghét”, “hậm hực” khinh bỉ cách làm của chúa Trịnh và quận Huy, chỉ muốn diệt trừ cho hả giận. Đề xuất kế sách của Bằng Vũ chứng tỏ quân lính rất khinh nhờn thế lực của phủ chúa: “Đánh một hồi trống làm hiệu, rồi kẻo ùa cả vào, nắm cẳng hắn, vứt chỏng gọng xuống dưới thềm một cái là xong thôi mà!”.

Câu 19: Sự bất lực và thất bại của phe cánh Quận Huy được thể hiện như thế nào ?

Trả lời:

- Quận Huy vẫn tin ở uy quyền của mình, biết trước âm mưu nổi loạn của đám kiêu binh vẫn không thèm phòng bị gì, một mình giữa đám loạn quân hung hãn vẫn quát tháo thị oai.

+ “Quận Huy giương cung định bắn, chẳng may cung bị đứt dây; lại vớ lấy súng để nạp đạn nhưng mồi lửa tịt không cháy”

+ “Em ruột Quận Huy là Lý Vũ hầu Hoàng Lương nghe tin có biến vội vàng chạy bổ vào phủ đường. Nhưng mới đến cửa chùa Báo Thiên thì bị quân lính quát đứng lại, rồi họ vớ luôn gạch đá trên đường đập cho vỡ đầu và vứt xác xuống hồ Thủy Quân”.

Câu 20: Viết một bài văn phân tích về đoạn trích “Hồi trống Cổ Thành” theo cách hiểu của em ?

Trả lời:

“Hồi trống Cố Thành” được trích ở hồi 28:

“Chém Sái Dương anh em hoà giải,

Hồi Cổ Thành tôi chúa đoàn viên”.

“Hồi trống Cổ Thành” đã khắc họa đậm nét thêm tấm lòng trọng nghĩa của Quan Công và tấm lòng cương trực thuỷ chung của Trương Phi. Trương Phi vốn là một con người nóng nảy nhưng ngay thẳng cương trực, lòng dạ trước sau như một, luôn biết phục thiện, dám nhận sai lầm, thiếu sót.

Trương Phi đã từng túm tóc Đốc Bưu lôi tuột ra ngoài quán dịch, kéo thẳng về trước huyện trói vào tàu ngựa, bẻ một cành liễu đánh vào mông Đốc Bưu chỉ vì tên này là một sâu dân mọt nước. Trương Phi đến huyện Lỗi Dương hỏi tội Bàng Thống vì Trương Phi cho rằng Bàng Thống say mê rượu chè, bỏ bê việc nước, nhưng khi thấy Bàng Thống làm việc đâu ra đấy, không sai sót chút nào thì vội vàng xin lỗi: “Tiên sinh thật là bậc cao tài, tiểu tử có mắt mà không biết”.

Trương Phi đã ba lần theo Lưu Bị đến Ngọa Long để mời Khổng Minh ra giúp nước. Trương Phi chán nản, bực tức vì “gã nhà quê kiêu kì” (lời Trương Phi) và đòi đốt lều cỏ của Gia Cát Lượng, nhưng khi thấy Gia Cát Lượng trong lần ra quân đầu tiên chỉ bằng một mẹo nhỏ đã phá tan mười vạn quân của Hạ Hầu Đôn tại Tân Dã, Trương Phi mới vỡ lẽ: “Khổng Minh quả là bậc anh tài”.

Những nét tính cách tốt đẹp đó của Trương Phi được thể hiện khá rõ nét và hoàn chỉnh trong đoạn trích: “Hồi trống cổ Thành.”

Khi nghe Tôn Càn báo Vân Trường từ Hứa Đô vừa đưa hai phu nhân đến đây, thì Trương Phi chẳng nói năng gì, lập tức mặc áo giáo, các mâu lên ngựa, dẫn một nghìn quân, đi tắt ra cửa Bắc. Khi vừa nhìn thấy Quan Công, Trương Phi mắt tròn xoe, râu vểnh ngược, hò hét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công, vì Trương Phi nghĩ rằng Quan Công ở với Tào Tháo là giặc, nên Quan Công đã bội nghĩa.

Đây là một cuộc đón tiếp thật đặc biệt, hiếm thấy giữa hai anh em kết nghĩa đã từng thề sống chết có nhau. Trương Phi nóng nảy đến nỗi bỏ ngoài tai tất cả lời can gián của Cam phu nhân, Mị phu nhân và Tôn Càn. Trương Phi tiếp tục chửi mắng Quan Công là “thằng phụ nghĩa” rồi múa bát xà mâu hăm hở trở lại đâm Quan Công. Cho đến khi thấy Quan Công lấy đầu Sái Dương (viên tướng của Tào Tháo), và nghe lời kể của một tên lính Tào Tháo thì Trương Phi mới hiểu được lòng dạ trung thực của Quan Công và nhất là khi nghe những việc Quan Công đã trải qua, Trương Phi đã rỏ nước mắt khóc, sụp xuống lạy Vân Trường.

Những chi tiết này đã làm hoàn chỉnh tính cách nóng nảy cương trực của nhân vật Trương Phi. Quan Công là người “tuyệt nghĩa”, khi ở với Tào Tháo, Quan Công vẫn một lòng, một dạ với Lưu Bị. Khi ở trong dinh Tào, Tào Tháo đã dùng đủ mọi cách để mua chuộc, nhưng vẫn không được, lòng Quan Công vẫn hướng về Lưu Bị, nghĩ đến mối tình ba anh em kết nghĩa Lưu - Quan - Trương. Quan Công đã qua năm cửa ải, chém sáu tướng của Tào để trở về với Lưu Bị. Quan công trước sau “hàng Hán chứ không hàng Tào”

Trong đoạn trích này, để minh oan cho mình, xua tan nghi ngờ, sự hiểu lầm của Trương Phi, Quan Công đã nhận ngay điều kiện mà Trương Phi đưa ra: phải lấy đầu Sái Dương trong ba hồi trống. Không đợi đến hồi thứ ba, chỉ mới xong hồi trống thứ nhất, đầu Sái Dương đã lăn lông lốc dưới đất. Sở dĩ Quan Công hành động kì tài như vậy là vì ông muốn tỏ rõ ngay tấm lòng trung thực của ông, giải quyết ngay sự hiểu lầm của Trương Phi.

Tam quốc diễn nghĩa là một kiệt tác trong nền văn học cổ điển Trung Quốc. Tam quốc đã kể lại quá trình hình thành, phát triển và diệt vong của ba tập đoàn phong kiến cát cứ phân tranh thời Tam quốc là Ngụy - Thục - Ngô trong thời gian 97 năm từ năm 184, năm nổ ra các cuộc khởi nghĩa nông dân Khăn Vàng (Hoàng Cân), đầu mối dẫn tới cục diện tranh hùng cát cứ, đến năm 280, họ Tư Mã thống nhất Trung Quốc và lập nên triều đại nhà Tần. Qua đó, La Quán Trung đã lên án chiến tranh, lên án những kẻ gian xảo, bất nhân như Tào Tháo, ca ngợi những con người nhân đức như Lưu Bị, tài trí như Khổng Minh, dùng khí như Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân v.v... thể hiện ước mơ của nhân dân muốn có được vua hiền, tướng giỏi.

Đoạn trích “Hồi trống cổ Thành” đã khắc hoạ đầy ấn tượng tính cách nóng nảy, nhưng ngay thẳng, cương trực và biết phục thiện của Trương Phi, đồng thời cũng khắc họa đậm nét tấm lòng trọng nghĩa của Quan Công.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay