Câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 cánh diều Ôn tập Bài 7: Thơ tự do (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Bài 7: Thơ tự do (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 10 cánh diều.

ÔN TẬP BÀI 7

THƠ TỰ DO

Câu 1: Tìm hiểu về tác giả Nguyễn Đình Thi?

Trả lời:

- Nguyễn Đình Thi (1924 - 2003)

- Là một trong những nhà thơ đa tài, hoạt động trên nhiều lĩnh vực nghệ thuật và đều có sự đóng góp đáng kể.

- Thơ ông có bản sắc và giọng điệu riêng, có nhiều tìm tòi theo xu hướng sáng tạo.

- Cảm xúc đậm nét nhất là về đất nước.

Câu 2: Tìm hiểu về nguồn gốc và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm Đất nước ?

Trả lời:

- Bài thơ được sáng tác trong khoảng thời gian dài, từ năm 1948 đến 1955.

- Gần như trong suốt cuộc kháng chiến chống Pháp, Nguyễn Đình Thi đã tham gia chiến dịch, cùng sống, cùng chịu nhiều khói lửa chiến tranh. Trong khoảng thời gian ấy ông sáng tác một vài bài thơ như là “Sáng mát trong như sáng năm xưa”, “Đêm mít tinh”,... Bài thơ “Đất nước” là sự tổng hợp và sáng tạo thêm từ hai bài thơ trên.  

Câu 3: Tóm tắt tác phẩm Đất nước theo cách hiểu của em ?

Trả lời:

Đoạn trích thể hiện những cảm nhận mới mẻ của tác giả về đất nước qua những vẻ đẹp được phát hiện ở chiều sâu trên nhiều phương diện: lịch sử, địa lí, văn hóa... Tư tưởng trọng tâm, bao trùm toàn bộ bài thơ là tư tưởng “Đất nước của nhân dân”.

Câu 4: Nêu giá trị nội dung của tác phẩm Đất nước ?

Trả lời:

- Bài thơ mở ra một không gian đất nước rộng lớn, tươi đẹp, nên thơ.

- Qua bài thơ tác giả bộc lộ tình yêu quê hương đất nước nồng nàn, lòng tự hào về một đất nước quật cường vươn lên từ bom đạn.

Câu 5: Hình ảnh mùa thi Hà Nội trong hoài niệm của tác giả được miêu tả như thế nào ?

Trả lời:

Tín hiệu gợi nhắc về mùa thu Hà Nội: "sáng mát trong" và "gió", "hương cốm mới", đây là những nét đặc trưng quen thuộc của mùa thu Bắc Bộ, mùa thu Hà Nội.

- Mùa thu Hà Nội trong hoài niệm:

+ Bức tranh mùa thu chân thực, thi vị, mang đậm đặc trưng mùa thu Hà Nội nhưng thoáng buồn: những buổi sáng mát trong, gió thổi, hương cốm, chớm lạnh, hơi may xao xác, nắng lá, phố phường Hà Nội => Bức tranh mùa thu có hình khối, đường nét, màu sắc nhưng chứa đầy tâm trạng của người ra đi "Người ra đi... lá rơi đầy".

+ Hình ảnh người đi buồn bã, lưu luyến nhưng cũng đầy cương quyết: "Người ra đi đầu không ngoảnh lại/ Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy".

=> Mùa thu Hà Nội đẹp nhưng buồn thấm thía bởi nhân vật trữ tình phải ly biệt Hà Nội để đi tìm con đường thoát vòng nô lệ đau thương, tủi nhục.

Câu 6: Hình ảnh đất nước bị nhấn chìm trong chiến tranh diễn ra như thế nào ?

Trả lời:

- Đất nước chìm trong máu và nước mắt: "những cánh đồng quê chảy máu", "dây thép gai đâm nát trời chiều", "bát cơm chan đầy nước mắt"… "đứa đè cổ đứa lột da".

- Đất nước bật lên nỗi căm hờn: "Từ những năm đau thương chiến đấu… căm hờn".

Câu 7: Tìm hiểu về tác giả Trần Đăng Khoa?

Trả lời:

- Trần Đăng Khoa (sinh năm 1958)

- Quê quán: Hải Dương

- Phong cách nghệ thuật: Giản dị, gần gũi, giàu chất nhạc,

- Tác phẩm chính: Góc sân và khoảng trời, từ góc sân nhà em, khúc hát người anh hùng,...

Câu 8: Trong bài thơ người lính đảo chuẩn bị những gì cho sân khấu biểu diễn của mình ?

Trả lời:

 - Không gian sân khấu thiếu thốn, tạm bợ

- Đá san hô làm sân khấu

- Vài tấm tôn làm cánh gà

=> Không gian biểu diễn chỉ cần có sân khấu và cánh gà

Câu 9: Ngoại hình của những người lính được miêu tả như thế nào ?

Trả lời:

 Cái đầu trọc lốc nên được ví như sư cụ "Là bà con xa với bụt ốc đây mà" -> giọng thơ hóm hỉnh, nhí nhảnh và vui tươi.  

Câu 10: Buổi biểu diễn của những người lính đảo đã diễn ra như thế nào ?

Trả lời:

- Tiết mục biểu diễn có sự góp sức của cả thiên nhiên

- Mây nước đã mở màn là biện pháp nhân hóa => Khúc ca có sự góp mặt của mây và nước

- Giai điệu của những người lính đảo phóng khoáng, tự do nhưng tràn đầy tình yêu

- Biện pháp so sánh: Giai điệu ngang tàng như gió biển => Giọng ca mát lành, phóng khoáng tự do

- Lời ca chỉ toàn tình yêu gửi đến nơi hậu phương

=> Tâm hồn lãng mạn của những người lính đảo

Câu 11: Khung cảnh thiên nhiên được miêu tả như thế nào trong tác phẩm đi trong hương tràm

Trả lời:

- Khung cảnh đẹp đẽ, thơ mộng

+ Gió mây

+ Hoa tràm e ấp – vòm lá

=>  Khung cảnh nên thơ trữ tình

- Nhân hóa “mây trời tỏa bay”

=> Ước mơ khát vọng của con người sông nước

Câu 12:  Thiên nhiên và cảnh vật ở khổ thơ thứ 3 có gì đặc biệt ?

Trả lời:

- Thiên nhiên mang đậm hương vị Đồng bằng sông Cửu Long

+ Gió thổi

+ Trời cao

+ Cánh đồng rộng

- Tâm trạng con người

- Nỗi nhớ thương hương tràm còn mà người không còn

=> Biện pháp liệt kê nhấn mạnh vào nỗi nhớ thương da diết của nhân vật trữ tình

Câu 13: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong khổ thơ 4 bài thơ Đi trong hương tràm? Và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó ?

Trả lời:

- Điệp từ: “Anh vẫn” 3 lần

- Liệt kê: Bóng tràm, lá tràm, hương tràm

=> Hương tràm đã ăn sâu vào tâm trí của con người nơi đây, dù có cách xa thì “em” cùng hương tràm vẫn mãi luôn gắn bó và trở thành nỗi nhớ trong “anh”

Câu 14: Nêu bố cục của tác phẩm Mùa hoa mận ?

Trả lời:

 Khổ 1+2: Khung cảnh tưng bừng, rộn ràng khi mùa xuân sắp về

- Khổ 3: Nỗi nhớ thương quê nhà của người con xa quê hương

Câu 15: Nêu giá trị nội dung của tác phẩm Mùa hoa mận ?

Trả lời:

- Ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên núi rừng Tây Bắc

- Sự hân hoan, vui vẻ, trẻ trung, sôi động của con người mỗi dịp Tết đến

- Nỗi nhớ thương quê nhà của người con xa quê hương

Câu 16: Khung cảnh mùa xuân trên bản làng Tây Bắc được miêu tả như thế nào ?

Trả lời:

- Lũ con trai chơi cù

- Con gái khăn áo

- Mẹ xôn xao lá, gạo

- Cha căng cánh nỏ

- Người già bản làm đu

=> Bức tranh sinh hoạt hàng ngày vui tươi, rộn ràng, hối hả cho thấy nỗi nhớ quê hương da diết. Mặc dù đi xa nhưng luôn hướng về làng quê, luôn lưu giữ những hình ảnh đẹp nhất về quê hương của mình.

Câu 17: Trong đoạn thơ sau có bao nhiêu hình ảnh so sánh?

“Anh đội viên mơ màng.

Như nằm trong giấc mộng.

Bóng bác cao lồng lộng.

Ấm hơn ngọn lửa hồng.”

Trả lời:

Trong đoạn thơ trên có 2 hình ảnh so sánh gồm: hình ảnh so sánh bằng anh đội viên mơ màng như nằm trong giấc mộng. Có tác dụng gợi lên hình ảnh đang mơ màng trong giấc mộng. Và hình ảnh bóng bác ấm hơn ngọn lửa hồng.

Câu 18: Hãy tìm phép ẩn dụ trong những câu thơ dưới đây:

a.“Trăng cứ tròn vành vạnh

Kể chi người vô tình”

(Ánh trăng – Nguyễn Duy)

b.“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”

(Viếng lăng Bác – Viễn Phương)

Trả lời:

Hình ảnh “trăng cứ tròn vành vạnh” ẩn dụ: trước sau như một, sự chung thủy, vẹn nguyên của thiên nhiên quê hương.

Hình ảnh “mặt trời” trong câu thứ hai là một biện pháp tu từ ẩn dụ. Tác giả đã dùng hình ảnh “mặt trời” để chỉ Bác Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ dân tộc vĩ đại. Bác chính là ánh sáng dẫn lối cho dân tộc ta, giành lại độc lập và tự do cho Tổ quốc.

Câu 19: Nêu ra ý nghĩa của những phép ẩn dụ trong những câu thơ sau:

  1. “Về thăm nhà Bác làng sen

Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng”

  1. “Mẹ tôi mái tóc bạc,

mẹ tôi lưng đã còng… ”

 “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.”

Trả lời:

  1. Trong ví dụ trên, từ “thắp” chính là ẩn dụ hình thức để ám chỉ hình ảnh “nở hoa” (cụ thể là nói về hoa râm bụt nở hoa).

  2. Thay vì nói trực tiếp tuổi của mẹ đã già, ở đây đã sử dụng ẩn dụ phẩm chất – lấy hình ảnh “mái tóc bạc” và hình ảnh “lưng đã còng”, giúp cho người đọc có thể ngầm hiểu được rằng người mẹ ấy đã có tuổi.

  3. Câu trên có thể được hiểu theo hai nghĩa. Nghĩa thứ nhất là “kẻ trồng cây” là ám chỉ người lao động, những người đã làm ra thành quả để thế hệ, người sau thừa hưởng hay sử dụng (ăn quả). Nghĩa thứ hai là muốn nhắc nhở chúng ta phải nhớ đến công lao của họ, những người đã tạo ra những thành quả để chúng ta thừa hưởng và sử dụng ngày nay.

Câu 20: Tìm phép hoán dụ và phân tích trong những câu thơ sau:

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay

(trích Việt Bắc – Tố Hữu)

Mồ hôi mà đổ xuống đồng

Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương

(trích Giọt mồ hôi – Thanh Tịnh)

Trả lời:

a.Biện pháp tu từ hoán dụ: áo chàm (y phục) – Vốn là tấm áo của người dân Việt Bắc với màu sắc mang vẻ mộc mạc, đem lại cảm giác chung thủy của tấm lòng người dân Việt Bắc.

b.Biện pháp tu từ hoán dụ: mồ hôi (đặc điểm) – để nêu cao sự chăm chỉ lao động của người dân. Chỉ có lao động mới có thể xây dựng được một Đất nước Việt Nam ấm no, thịnh vượng như ngày hôm nay.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay