Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 kết nối Ôn tập bài 1 (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập bài 1. Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 10 Kết nối tri thức.

ÔN TẬP BÀI 1

SỨC HẤP DẪN CỦA TRUYỆN KỂ

Câu 1: Tóm tắt văn bản bằng một đoạn văn ngắn

Trả lời:

            Ngô Tử Văn vốn là một người cương trực, thẳng thắn. Trong làng có một ngôi đền thiêng. Từ khi có một tên tướng giặc nhà Minh tử trận ở gần đền, hồn của hắn tác oai tác quái. Tức giận, Tử Văn tắm rửa sạch sẽ rồi châm lửa đốt để trừ hại cho dân. Sau khi đốt đền, Tử Văn lên cơn sốt mê man, chàng mơ thấy tên hung thần đòi trả đền và đe dọa bắt chàng xuống âm phủ. Thổ thần bày tỏ thái độ cảm phục trước hành động dũng cảm của Tử Văn nên đã mách chàng về tung tích, tội ác tên hung thần và cách đối phó. Đến đêm, khi bệnh nặng thêm, Tử Văn thấy hai tên quỷ đến bắt chàng xuống âm phủ. Trước Diêm Vương, Tử Văn đã tố cáo tội ác của tên hung thần để hắn bị trừng trị thích đáng. Thổ thần được phục chức, lính đưa Tử Văn về trần gian. Một tháng sau, Thổ thần tiến cử Tử Văn giữ chức phán sự đền Tản Viên để tạ ơn chàng.

Câu 2: Văn bản Chuyện chức phán sự đền Tản Viên được kể theo ngôi thứ mấy? Việc kể chuyện theo ngôi kể này có tác dụng gì?

Trả lời:

- Truyện được kể theo ngôi thứ ba (người kể chuyện là tác giả Nguyễn Dữ)  - Truyện được kể theo ngôi thứ ba (người kể chuyện là tác giả Nguyễn Dữ)

- Tác dụng: giúp người kể có thể kể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật, mang tính khách quan hơn. - Tác dụng: giúp người kể có thể kể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật, mang tính khách quan hơn.

Câu 3: Mô tả khái quát nhân vật Tử Văn qua đoạn đầu giới thiệu.

Trả lời:

- Ngô Tử Văn tên là Soạn, người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang - Ngô Tử Văn tên là Soạn, người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang

- Chàng là người khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được. Chàng được mọi người khen là người cương trực - Chàng là người khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được. Chàng được mọi người khen là người cương trực

- Tác giả không đề cập ở đoạn đầu công việc của Tử Văn, tuy nhiên ở những phần về sau, ta được biết chàng là người theo nghiệp nho, đọc sách vở thánh hiền. - Tác giả không đề cập ở đoạn đầu công việc của Tử Văn, tuy nhiên ở những phần về sau, ta được biết chàng là người theo nghiệp nho, đọc sách vở thánh hiền.

Câu 4: Tóm tắt nội dung chính của đoạn 2 Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

Trả lời:

Đoạn hai kể về việc Tử Văn gặp gỡ Bách Hộ và Thổ công: Sau khi Tử Văn đốt đền, chàng bị bệnh nặng, Tử Văn thấy “khó chịu, đầu lảo đảo và bụng run run, rồi nổi lên một cơn sốt nóng, sốt rét”. Tiếp đó, Ngô Tử Văn đã mơ gặp hồn ma Bách hộ và thổ công. Mặc kệ những lời lẽ đe dọa của tên Bách Hộ, Tử Văn vẫn không hề sợ hãi và hối hận về hành động của mình. Tử Văn thể hiện thái độ điềm tĩnh, bản lĩnh, không khiếp sợ trước gian tà và quyết tâm bảo vệ lẽ phải. Đến chiều tối, chàng lại gặp Thổ công và được nghe kể rõ sự tình cũng như cách để tố cáo tên tướng bại trận gian ác.

Câu 5: Vì sao Thổ công bị tên tướng giặc cướp đền nhưng không thưa kiện? Chi tiết này liệu có ẩn ý gì về xã hội lúc đó.

Trả lời:

Lý do Thổ công không thưa kiện:

+ Tên tướng giặc quen dùng chước dối lừa, Thượng đế bị nó bưng bít  + Tên tướng giặc quen dùng chước dối lừa, Thượng đế bị nó bưng bít

+ Những miếu đền xung quanh, vì tham của đút lót, đều bênh vực cho tên Tướng giặc + Những miếu đền xung quanh, vì tham của đút lót, đều bênh vực cho tên Tướng giặc

+ Những Phán quan làm việc tắc trách, không xử phạt nghiêm minh.  + Những Phán quan làm việc tắc trách, không xử phạt nghiêm minh.

Ẩn ý về tình trạng lúc đó: xã hội bất công, quan trên tham của đút lót, để mặc sự bất công xảy ra. Những tên ngang tàng bạo ngược thì thoả sức lộng hành, báo hại nhân dân. Người bị hại thì không biết kêu oan ở chỗ nào.

Câu 6: Phân tích các yếu tố giúp Tử Văn giành chiến thắng trong phiên tòa dưới địa ngục ?

Trả lời:

Những yếu tố giúp Tử Văn giành chiến thắng:

Sự cứng cỏi, không chịu nhún nhường trước việc sai trái, kiên quyết bảo vệ lẽ phải đến cùng

Tử Văn có bằng chứng đã được Thổ công cung cấp

Chàng trình bày đầu đuôi rõ ràng, mạch lạc

Cái phải cuối cùng đã chiến thắng cái ác.

Câu 7: Phân tích tác dụng của chi tiết: “Năm Giáp Ngọ, có người thành Đông quan…nhà quan phán sự”

Trả lời:

Chi tiết người đi đường gặp Tử Văn ngồi trên “xe quan Phán sự” và việc người đời sau truyền nhau về “nhà quan Phán sự” là các yếu tố “thực”của truyện truyền kì. Sự kết hợp giữa hai yếu tố “kì” và “thực” đã chắp cánh cho thể loại truyện truyền kì.

Sáng tạo những “bằng chứng” này, tác giả khiến người đọc có cảm giác câu chuyện là có thật; đổng thời thể hiện thái độ trân trọng, ngưỡng mộ nhân vật Tử Văn - biểu tượng cho nhân cách cao đẹp của kẻ sĩ.

Câu 8: Nêu giá trị nội dung của tác phẩm Chuyện chức phán sự Đền Tản Viên

Trả lời:

Chuyện chức phán sự đền Tản Viên đề cao tinh thần khẳng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác, trừ hại cho dân của Ngô Tử Văn, một người trí thức nước Việt. Đồng thời, qua tác phẩm, tác giả muốn thể hiện niềm tin công lí, chính nghĩa nhất định sẽ thắng gian tà.

Câu 9: Điền các từ Hán Việt thích hợp vào chỗ trống

a, Gặp gỡ, yết kiến

Trần Quốc Toản mong muốn được…vua ngay lúc đó.

Chúng tôi đã có cuộc…vào sáng hôm sau

b, hy sinh, mất

Bà ngoại tôi … đã rất lâu rồi.

Những người chiến sĩ … cho tổ quốc tươi đẹp

c, phu nhân, vợ

Anh ấy có một người … rất đảm đang và hiền dịu

…của chủ tịch nước đã xuất hiện cùng chồng trong chuyến tiếp đón đoàn ngoại giao.

Trả lời:

a, Gặp gỡ, yết kiến

Trần Quốc Toản mong muốn được yết kiến vua ngay lúc đó.

Chúng tôi đã có cuộc gặp gỡ vào sáng hôm sau

b, hy sinh, mất

Bà ngoại tôi mất đã rất lâu rồi.

Những người chiến sĩ hy sinh cho tổ quốc tươi đẹp

c, phu nhân, vợ

Anh ấy có một người vợ rất đảm đang và hiền dịu

Phu nhân của chủ tịch nước đã xuất hiện cùng chồng trong chuyến tiếp đón đoàn ngoại giao.

Câu 10: Tìm những từ Hán Việt có trong đoạn thơ sau và giải thích ý nghĩa:

“Xã tắc hai phen chồn ngựa đá

Non sông nghìn thuở vững âu vàng”

Trả lời

Từ Hán Việt: Xã tắc

Nghĩa: Từ “xã”, “Hán Việt tự điển” của Thiều Chửu giải thích là “đền thờ thổ địa”, còn “tắc” là lúa, hay quan coi ruộng lúa. “Hán Việt từ điển” của Đào Duy Anh chú giải rõ hơn: “Thuở xưa dựng nước tất quý trọng nhân dân. Dân cần có đất ở nên lập nền xã để tế thần Hậu thổ, dân cần có lúa ăn, nên lập nền tắc để tế Thần Nông. Mất nước thì mất xã tắc, nên xã tắc cũng có nghĩa là quốc gia”.

Câu 11: Nêu tác dụng của việc sử dụng các từ Hán Việt trong văn viết.

Trả lời:

+ Tạo sắc thái trang trọng, nghiêm trang, biểu thị thái độ tôn kính, trân trọng, làm nổi bật ý nghĩ lớn lao của sự vật, sự việc. + Tạo sắc thái trang trọng, nghiêm trang, biểu thị thái độ tôn kính, trân trọng, làm nổi bật ý nghĩ lớn lao của sự vật, sự việc.

+ Tạo sắc thái tao nhã, tránh thô tục, tránh gây cảm giác ghê sợ hoặc đau buồn + Tạo sắc thái tao nhã, tránh thô tục, tránh gây cảm giác ghê sợ hoặc đau buồn

+ Tạo sắc thái cổ xưa, làm cho người đọc nhưi được sống trong bầu không khí xã hội xa xưa + Tạo sắc thái cổ xưa, làm cho người đọc nhưi được sống trong bầu không khí xã hội xa xưa

Câu 12: Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt gồm những gì? Có mấy loại từ ghép Hán Việt

Trả lời:

Phần lớn các yếu tố Hán Việt không được dùng độc lập như từ mà chỉ là yếu tố để tạo nên từ ghép Hán Việt. Một số yếu tố Hán Việt vừa có thể dùng độc lập như 1 từ vừa để tạo từ ghép (ví dụ: hoa, học, quả, bút,...). Một số yếu tố Hán Việt không được dùng độc lập mà chỉ là một yếu tố để cấu tạo từ ghép Hán Việt (ví dụ: thuỷ (nước), ải (yêu), hắc (đen), thiên (trời),...

Có hai loại từ ghép Hán Việt: Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập:

+ Từ ghép chính phụ: là loại từ ghép bao gồm tiếng chính và tiếng phụ + Từ ghép chính phụ: là loại từ ghép bao gồm tiếng chính và tiếng phụ

+ Từ ghép đẳng lập: Đó là loại từ ghép có các tiếng bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp, không có tiếng nào chính, không có tiếng nào phụ + Từ ghép đẳng lập: Đó là loại từ ghép có các tiếng bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp, không có tiếng nào chính, không có tiếng nào phụ

Câu 13: Những từ Hán Việt có yếu tố chính đứng trước, phụ đứng sau là gì? Lấy ví dụ và đặt 1 câu.

Trả lời:

- Từ ghép chính phụ: có tiếng chính và tiếng phụ, tiếng chính đứng trước và tiếng phụ đứng sau làm nhiệm vụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. - Từ ghép chính phụ: có tiếng chính và tiếng phụ, tiếng chính đứng trước và tiếng phụ đứng sau làm nhiệm vụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính.

VD: thất vọng, khai giảng, khai trương, thất hứa, vĩ nhân.

Đặt câu: Tôi vô cùng thất vọng vì kết quả thi vừa rồi.

Câu 14: Trình bày bố cục của văn bản Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới

Trả lời:

Văn bản được chia làm 3 phần:

- Phần 1: Từ đầu đến “khai thiên lập địa”: Thần thoại về Thần trụ trời. - Phần 1: Từ đầu đến “khai thiên lập địa”: Thần thoại về Thần trụ trời.

- Phần 2: Tiếp đến “cả thiên đình xấu hổ”: Thần thoại về Thần sét. - Phần 2: Tiếp đến “cả thiên đình xấu hổ”: Thần thoại về Thần sét.

- Phần 3: Tiếp đến “giữ trâu cho người mất gạo”: Thần thoại về Thần gió. - Phần 3: Tiếp đến “giữ trâu cho người mất gạo”: Thần thoại về Thần gió.

Câu 15: Kể tên một số câu chuyện có cùng thể loại thần thoại

Trả lời:

Một số tác phẩm: thần thoại Hy Lạp, Sơn Tinh Thuỷ Tinh, Con Rồng cháu Tiên, Thần Kim Quy, Thần trụ trời, thần núi Tản Viên, Nữ Oa vá trời,...

Câu 16: Mô tả ngoại hình, tính cách và công việc của thần Sét

Trả lời:

- Ngoại hình: mặt mũi nanh ác, tiếng quát tháo dữ dội - Ngoại hình: mặt mũi nanh ác, tiếng quát tháo dữ dội

- Tính tình nóng nảy, hề Ngọc Hoàng sai là đi ngay, hễ thấy là đánh liền nên đôi khi làm cho con người, vật chết oan.  - Tính tình nóng nảy, hề Ngọc Hoàng sai là đi ngay, hễ thấy là đánh liền nên đôi khi làm cho con người, vật chết oan.

- Công việc: tạo tia sét, thi hành luật pháp ở trần gian. Thần có một lưỡi búa, khi xử án kẻ nào dù là người, là vật, là cây cỏ thì thần tự mình nhảy xuống tận nơi trỏ ngọn cờ vào đầu tội nhân rồi dùng lưỡi búa bổ xuống đầu. - Công việc: tạo tia sét, thi hành luật pháp ở trần gian. Thần có một lưỡi búa, khi xử án kẻ nào dù là người, là vật, là cây cỏ thì thần tự mình nhảy xuống tận nơi trỏ ngọn cờ vào đầu tội nhân rồi dùng lưỡi búa bổ xuống đầu.

Câu 17: Trong văn bản, cây ngải gió có chức năng gì. Nguồn gốc của cây ngải gió theo truyện thần thoại.

Trả lời:

- Trong truyện, cây ngải gió có chức năng dự báo cho mọi người biết khi nào trời nổi gió, nổi mưa. Nó sẽ cuốn chiếc lá cụp vào bên trong để dự báo.  - Trong truyện, cây ngải gió có chức năng dự báo cho mọi người biết khi nào trời nổi gió, nổi mưa. Nó sẽ cuốn chiếc lá cụp vào bên trong để dự báo.

- Nguồn gốc: Thần Gió có một đứa con nghịch ngợm, một lần vì phạm tội nên bị đày xuống trần, bắt đi chăn trâu để chuộc lại lỗi lầm. Sau đó, đứa con thần gió bị Ngọc Hoàng biến thành cây ngải gió để dự báo cho mọi người mỗi khi gió nổi. - Nguồn gốc: Thần Gió có một đứa con nghịch ngợm, một lần vì phạm tội nên bị đày xuống trần, bắt đi chăn trâu để chuộc lại lỗi lầm. Sau đó, đứa con thần gió bị Ngọc Hoàng biến thành cây ngải gió để dự báo cho mọi người mỗi khi gió nổi.

Câu 18: Viết đoạn văn khoảng 150 chữ nêu cảm nhận về thể loại thần thoại.

Trả lời:

       Thần thoại là một thể loại văn học đặc biệt, với những câu chuyện về các vị thần và các hiệp sĩ hào hiệp, khám phá những cuộc phiêu lưu kỳ thú. Điều đặc biệt của thể loại này là khả năng kết hợp giữa hư cấu và truyền thống, tạo nên một thế giới đầy màu sắc và phép thuật. Thần thoại gợi mở cánh cửa của trí tưởng tượng, cho phép chúng ta rời xa thực tại để khám phá những vùng đất kỳ bí và những trận chiến huyền thoại. Nhờ thần thoại, ta được tiếp cận với những giá trị văn hóa cổ đại, những nguyên tắc đạo đức và những hiểu biết về thế giới tự nhiên. Thể loại này còn mang trong nó sức mạnh của câu chuyện, khả năng lan truyền giá trị và thông điệp từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nó giúp con người hiểu về sự sống, sự tồn tại và xây dựng nên tình thân, tình bạn và lòng dũng cảm.

Câu 19: Lời khuyên của Huấn Cao với viên quản ngục có ý nghĩa gì? Vì sao Huấn Cao lại khuyên viên quản ngục bỏ nghề

Trả lời:

- Lời khuyên: Khuyên quản ngục hãy thay chỗ ở để giữ thiên lương bởi vì cái đẹp cần có môi trường phù hợp để được nuôi dưỡng.  - Lời khuyên: Khuyên quản ngục hãy thay chỗ ở để giữ thiên lương bởi vì cái đẹp cần có môi trường phù hợp để được nuôi dưỡng.

- Cái đẹp có thể ra đời ở mọi nơi nhưng cái đẹp không thể chung sống với cái xấu xa, cái ác bởi bản chất của cái đẹp là cái thiện. Cái đẹp của văn chương nghệ thuật không thể tách rời cái đẹp của tình người. Vì vậy, muốn chơi chữ trước hết cần phải giữ lấy thiên lương - Cái đẹp có thể ra đời ở mọi nơi nhưng cái đẹp không thể chung sống với cái xấu xa, cái ác bởi bản chất của cái đẹp là cái thiện. Cái đẹp của văn chương nghệ thuật không thể tách rời cái đẹp của tình người. Vì vậy, muốn chơi chữ trước hết cần phải giữ lấy thiên lương

Câu 20: Dựa vào hiểu biết về lịch sử của em, hãy nêu nguyên mẫu của hình tượng nhân vật Huấn Cao

Trả lời:

Theo các nhà nghiên cứu, nhân vật Huấn Cao được xây dựng từ nguyên mẫu là Cao Bá Quát (1808-1855). Chữ “Huấn” ở đây là huấn đạo (giáo thụ) – chức quan phụ trách việc học ở một huyện. Cao Bá Quát đã từng làm chức giáo thụ ở Quốc Oai – Hà Tây. Còn “Cao” là họ của “thánh Quát”. Cao Bá Quát không chỉ nổi danh là “văn hay chữ tốt” như đương thời truyền tụng “Thần Siêu, thánh Quát”, “Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán” mà còn nổi tiếng là người cương trực, quý trọng tài năng, có bản lĩnh, sống có lý tưởng và dám đương đầu với cường quyền. Và cũng chính con người ấy đã cứng cỏi đứng lên tham gia lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Mĩ Lương chống lại triều đình nhà Nguyễn hèn yếu, lạc hậu để rồi hi sinh trong một trận đánh. Chẳng phải thế mà Nguyễn Tuân đã chọn làm nguyên mẫu để xây dựng nên hình tượng Huấn Cao.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay