Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 kết nối Ôn tập bài 6 (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập bài 6. Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 10 Kết nối tri thức.

ÔN TẬP BÀI 6

NGUYỄN TRÃI – DÀNH CÒN ĐỂ TRỢ DÂN NÀY

Câu 1: Trình bày giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản “Bảo kính cảnh giới”

Trả lời:

a, Giá trị nội dung

Bài thơ là bức tranh thiên nhiên cảnh vật ngày hè đầy màu sắc và âm thanh sống động. Thể hiện tình yêu thiên nhiên và yêu nước song cũng chất chứa rất nhiều nỗi niềm day dứt khắc khoải.

Thể hiện nỗi niềm khát vọng của nhà thơ mong ước nhân dân khắp nơi được ấm no hạnh phúc

b, Giá trị nghệ thuật

Thể thơ thất ngôn xen lục ngôn

 Sử dụng ngôn từ giản dị, sử dụng từ Hán kết hợp điển cố

Sử dụng từ láy độc đáo

Câu 2: Bảo kính cảnh giới thuộc thể loại thơ nào?

Trả lời:

Bảo kính cảnh giới được viết theo thể loại  thơ Nôm Đường luật. Tức là viết bằng chữ Nôm và thể Đường luật. Đây được xem là một lối thơ riêng  do tác giả trung đại Việt Nam sáng tác dựa trên thể loại thơ Đường luật.

Câu 3: Nhà thơ có ước nguyện như thế nào với cuộc đời? Niềm mong ước đó được thể hiện như thế nào?

Trả lời:

2 câu thơ cuối tác gia sử dụng điển cố “ Ngu cầm” ( cây đàn của Vua Ngu Thuấn) để gảy 1 khúc Nam Phong

Thể hiện khát khao mang đến cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân khắp mọi nơi

Khát vọng cao đẹp thể hiện tấm lòng vì dân vì nước của tác gia

“Dân giàu đủ khắp đòi phương”.

Các ngắt nhịp 3/3 thể hiện sự dồn nén cảm xúc của cả bài đó thể hiện niềm khát vọng mong mỏi da diết cuộc sống thanh bình hạnh phúc.

Hai câu lục ngôn xuất hiện ở phần đề và kết bài góp phần nhấn mạnh nội dung cần biểu đạt đồng thời góp phần tạo nhịp điệu cho bài thơ.

Câu 4: Chỉ ra mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ. Từ đó nhận xét vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi.

Trả lời:

- Mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ: - Mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ:

Câu 1: Tâm trạng thư thái, thanh thản trước thiên nhiên

Câu 2 đến câu 6: Tâm trạng phấn chấn trước cảnh ngày hè rộn ràng

Hai câu cuối: Niềm tha thiết lớn với đời.

- Có thể thấy Nguyễn Trãi có tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp và cả ưu dân ái quốc. - Có thể thấy Nguyễn Trãi có tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp và cả ưu dân ái quốc.

Câu 5: Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi:

“Xã tắc từ đây vững bền

Giang sơn từ đây đổi mới

Càn khôn bĩ rồi lại thái

Nhật nguyệt hối rồi lại minh

Ngàn năm vết nhục nhã sạch làu

Muôn thuở nền thái bình vững chắc

 u cũng nhờ trời đất tổ tông khôn thiêng ngầm giúp đỡ mới được như vậy”

                                                                                         Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi

Gạch chân các từ Hán Việt ở đoạn trích trên và nêu ý nghĩa của nó?

Trả lời:

Các từ Hán Việt gồm có: xã tắc, giang sơn, kiền, khôn, bĩ, trĩ, thái, nhật nguyệt, hối, minh, ngàn thu, tổ tông....

Những từ Hán Việt trên nhằm tăng thêm sức gợi tả và cảm xúc cho câu thơ trở nên sinh động và cụ thể hơn.

Câu 6: Thay thế các câu sau đây bằng các câu có dùng từ Hán Việt sao cho tương đồng về ý nghĩa và trang nhã hơn:

  • a.  Anh ấy bảo tôi thay anh ấy làm hết những giấy tờ này.
  • b. Nền kinh tế nước ấy đã mạnh trở lại và từ chỗ đi sau dần trở thành đi trước.
  • c. Các nghĩa sĩ Cần Giuộc đã bạo dạn đánh vào đồn giặc Pháp, không sợ chết chóc.
  • d. Những điều ông ấy nói trong cuộc họp đã bị nhiều người chống lại.

Trả lời:

a. Anh ấy bảo tôi thay anh ấy làm hết những thủ tục này.

b. Nền kinh tế nước ấy đã phục hồi mạnh mẽ và từ chỗ tụt hậu dần trở thành tiên phong.

c. Các nghĩa sĩ Cần Giuộc đã dũng cảm đánh vào đồn giặc Pháp, không sợ hy sinh.

d. Những điều ông ấy nói trong cuộc họp đã bị nhiều người phản đối.

Câu 7: Điền các từ Hán Việt thích hợp vào chỗ trống

a, Gặp gỡ, yết kiến

Trần Quốc Toản mong muốn được…vua ngay lúc đó.

Chúng tôi đã có cuộc…vào sáng hôm sau

b, hy sinh, mất

Bà ngoại tôi … đã rất lâu rồi.

Những người chiến sĩ … cho tổ quốc tươi đẹp

c, phu nhân, vợ

Anh ấy có một người … rất đảm đang và hiền dịu

…của chủ tịch nước đã xuất hiện cùng chồng trong chuyến tiếp đón đoàn ngoại giao.

Trả lời:

a, Gặp gỡ, yết kiến

Trần Quốc Toản mong muốn được yết kiến vua ngay lúc đó.

Chúng tôi đã có cuộc gặp gỡ vào sáng hôm sau

b, hy sinh, mất

Bà ngoại tôi mất đã rất lâu rồi.

Những người chiến sĩ hy sinh cho tổ quốc tươi đẹp

c, phu nhân, vợ

Anh ấy có một người vợ rất đảm đang và hiền dịu

Phu nhân của chủ tịch nước đã xuất hiện cùng chồng trong chuyến tiếp đón đoàn ngoại giao.

Câu 8: Tìm những từ Hán Việt có trong đoạn thơ sau và giải thích ý nghĩa:

“Xã tắc hai phen chồn ngựa đá

Non sông nghìn thuở vững âu vàng”

Trả lời

Từ Hán Việt: Xã tắc

Nghĩa: Từ “xã”, “Hán Việt tự điển” của Thiều Chửu giải thích là “đền thờ thổ địa”, còn “tắc” là lúa, hay quan coi ruộng lúa. “Hán Việt từ điển” của Đào Duy Anh chú giải rõ hơn: “Thuở xưa dựng nước tất quý trọng nhân dân. Dân cần có đất ở nên lập nền xã để tế thần Hậu thổ, dân cần có lúa ăn, nên lập nền tắc để tế Thần Nông. Mất nước thì mất xã tắc, nên xã tắc cũng có nghĩa là quốc gia”.

Câu 9: Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt gồm những gì? Có mấy loại từ ghép Hán Việt

Trả lời:

Phần lớn các yếu tố Hán Việt không được dùng độc lập như từ mà chỉ là yếu tố để tạo nên từ ghép Hán Việt. Một số yếu tố Hán Việt vừa có thể dùng độc lập như 1 từ vừa để tạo từ ghép (ví dụ: hoa, học, quả, bút,...). Một số yếu tố Hán Việt không được dùng độc lập mà chỉ là một yếu tố để cấu tạo từ ghép Hán Việt (ví dụ: thuỷ (nước), ải (yêu), hắc (đen), thiên (trời),...

Có hai loại từ ghép Hán Việt: Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập:

+ Từ ghép chính phụ: là loại từ ghép bao gồm tiếng chính và tiếng phụ + Từ ghép chính phụ: là loại từ ghép bao gồm tiếng chính và tiếng phụ

+ Từ ghép đẳng lập: Đó là loại từ ghép có các tiếng bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp, không có tiếng nào chính, không có tiếng nào phụ + Từ ghép đẳng lập: Đó là loại từ ghép có các tiếng bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp, không có tiếng nào chính, không có tiếng nào phụ

Câu 10: Những từ Hán Việt có yếu tố chính đứng trước, phụ đứng sau là gì? Lấy ví dụ và đặt 1 câu.

Trả lời:

- Từ ghép chính phụ: có tiếng chính và tiếng phụ, tiếng chính đứng trước và tiếng phụ đứng sau làm nhiệm vụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. - Từ ghép chính phụ: có tiếng chính và tiếng phụ, tiếng chính đứng trước và tiếng phụ đứng sau làm nhiệm vụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính.

VD: thất vọng, khai giảng, khai trương, thất hứa, vĩ nhân.

Đặt câu: Tôi vô cùng thất vọng vì kết quả thi vừa rồi.

Câu 11: Xếp những từ ngữ sau đây thành 2 nhóm chính: từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập

“ thiên thư, sơn hà, giang sơn, quốc gia, thiên tử, cường quốc, ái quốc, thủ môn, thiên vị, xâm phạm, chiến thắng”

Trả lời:

Từ ghép chính phụ : thiên thư, thiên tử, cường quốc, ái quốc, thủ môn, thiên vị, chiến thắng.

Từ ghép đẳng lập : sơn hà, giang sơn, quốc gia, xâm phạm

Câu 12: Sự nghiệp và cuộc đời của Nguyễn Trãi có ảnh hưởng như thế nào tới nền văn học trung đại Việt Nam.

Trả lời:

 Sự nghiệp và cuộc đời của Nguyễn Trãi có ảnh hưởng sâu sắc tới nền văn học trung đại Việt Nam. Tư tưởng nhân văn nhân đạo của ông có tác động không chỉ văn học thời bấy giờ mà còn ảnh hưởng sâu rộng đến văn học nước nhà sau này

Câu 13: Trình bày giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản “Tác gia Nguyễn Trãi”

Trả lời:

a, Nội dung

Thể hiện sự đa tài của Nguyễn Trãi trong đóng góp vĩ đại cho nền văn học trung đại Việt Nam

Quan điểm sáng tác cũng như nghệ thuật của ông trong đó nhấn mạnh nhất là tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước và cảm hứng thế sự.

b, Nghệ thuật

Trình bày luận điểm chi tiết dẫn chứng cụ thể xác đáng.

Câu 14: Sau khi đọc văn bản, hãy tóm tắt về tiểu sử của tác gia Nguyễn Trãi? Nguyễn Trãi đã có đóng góp thế nào cho sự nghiệp yêu nước cũng như văn học của dân tộc?

Trả lời:

Tên: Nguyễn Trãi hiệu Ức Trai

Năm sinh năm mất: 1380 – 1442

Quê quán:  Làng Chi Ngại nay thuộc huyện Chí Linh – tỉnh Hải Dương nhưng lớn lên  cùng gia đình ở làng Nhị Khê huyện Thường Tín, Hà Tây nay thuộc thành phố Hà Nội.

Thân phụ của Nguyễn Trãi là cụ Nguyễn Phi Khanh, đỗ thái học sinh dưới triều Trần, thân mẫu là bà Trần Thị Thái con quan Tư đồ Trần Nguyên Đán.

Năm 1400, Nguyễn Trãi đỗ Thái học sinh và làm quan dưới triều Hồ

Năm 1407, triều Hồ sụp đổ, cha ông bị bắt về Trung Quốc, ông bị giam lỏng ở Đông Quan.

Năm 1423, Nguyễn Trãi theo nghĩa quân Lam Sơn phò tá Lê Lợi để chống quân Minh và dâng Bình Ngô sách

Năm 1427, Nguyễn Trãi viết Bình Ngô Đại Cáo

Dưới thời Lê Thái Tổ triều đình xung đột. Năm 1437 ông xin  về ở ẩn tại Côn Sơn ( HẢi Dương).

Năm 1440, Nguyễn Trãi được Vua Lê Thái Tông mời ra giúp việc nước

Năm 1442, Nguyễn Trãi bị hãm hại vu cho tội giết Vua và chịu án “tru di tam tộc”

Năm 1464 ông được minh oan và 1467 được tìm và khắc in di cảo của ông.

Năm 1980 ông được tổ chức UNESCO vinh danh “ Danh nhân văn hóa thế giới”.

Câu 15: Sáng tác của Nguyễn Trãi bao gồm những gì? Kể tên một số tác phẩm tiêu biểu của ông?

Trả lời:

Sáng tác của Nguyễn Trãi bao gồm nhiều thể loại thuộc nhiều lĩnh vực như: quân sự, chính trị, lịch sử, địa lí, văn học.

Tác phẩm tiêu biểu gồm có: Ức Trai thi tập, Quân Trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Lam Sơn thực lục, Dư địa chí, Chí Linh sơn phú và Băng Hồ di sự tục. Sáng tác chữ Nôm có quốc âm thi tập

Câu 16: Em hãy giải thích nhan đề “Bình Ngô đại cáo”

Trả lời:

Đại cáo: Tên thể loại – bài cáo lớn

Bình: dẹp yên, bình định, ổn định

Ngô: chỉ giặc Minh -> Sự khinh bỉ và lòng căm thù đối với giặc

=> Tuyên bố về sự nghiệp dẹp yên giặc Ngô bình định bờ cõi cho thiên hạ biết

Câu 17: Qua văn bản Bình Ngô đại cáo, Quá trình đầy khó khăn và chiến thắng của cuộc kháng chiến được thể hiện như thế nào?

Trả lời:

- Buổi đầu cuộc khởi nghĩa với những khó khăn và thuận lợi: - Buổi đầu cuộc khởi nghĩa với những khó khăn và thuận lợi:

+ Thuận lợi:  + Thuận lợi:

Có thái độ chân thành khi cầu hiền

Có ý chí khắc phục khó khăn

Có chiến lược, có chiến thuật phù hợp

Có đường lối lãnh đạo tài tình sáng suốt

Cuộc kháng chiến chính nghĩa nên được nhân dân, quân sĩ tin tưởng đoàn kết một lòng đánh giặc.

+ Khó khăn: + Khó khăn:

Binh lực yếu hơn kẻ thù

Thiếu nhân tài

Quân thiếu, lương thực cạn

Quá trình phản công:

+ Tư tưởng chủ đạo của cuộc kháng chiến là nhân nghĩa. + Tư tưởng chủ đạo của cuộc kháng chiến là nhân nghĩa.

“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn

Lấy chí nhân để thay cường bạo”

- Bức tranh toàn cảnh về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn với những chiến thắng lẫy lừng. - Bức tranh toàn cảnh về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn với những chiến thắng lẫy lừng.

Những trận tiến quân ra Bắc: Trận Tây Kinh, Đông Đô, Ninh Kiều, Tốt Động…

Chiến dịch diệt chi viện: Trận Chi lăng, Mã Yên, Xương Giang….

- Tác giả sử dụng nhiều động từ mạnh, hình ảnh phóng đại, lối so sánh hình tượng thiên nhiên lớn lao. - Tác giả sử dụng nhiều động từ mạnh, hình ảnh phóng đại, lối so sánh hình tượng thiên nhiên lớn lao.

- Hình ảnh quân thù: Kết cục bi thảm của tướng giặc ham sống, sợ chết, hèn nhát.  - Hình ảnh quân thù: Kết cục bi thảm của tướng giặc ham sống, sợ chết, hèn nhát.

Hình ảnh đối lập nêu bật khí thế hào hùng thắng lợi vẻ vang bản chất nhân đạo của cuộc khởi nghĩa.

Câu 18: Qua đoạn thơ mô tả quá trình gian nan của cuộc kháng chiến, hãy nhận xét về nghệ thuật miêu tả của Nguyễn Trãi

Trả lời:

+ Hình ảnh kì vĩ của thiên nhiên, vũ trụ + Hình ảnh kì vĩ của thiên nhiên, vũ trụ

+ Nghệ thuật liệt kê, đối lập tương phản, trùng điệp + Nghệ thuật liệt kê, đối lập tương phản, trùng điệp

+ Câu văn dài, ngắn khác nhau + Câu văn dài, ngắn khác nhau

+ Giọng văn hào hùng mạnh mẽ + Giọng văn hào hùng mạnh mẽ

Ngợi ca chiến thắng quân ta và hình ảnh thảm bại của địch

Câu 19: Nội dung của từng đoạn trong “Đại cáo bình Ngô” hướng vào chủ đề chung, nêu cao tư tưởng nhân nghĩa và tư tưởng độc lập dân tộc như thế nào?

Trả lời:

“Đại cáo bình Ngô” có thể chia thành bốn đoạn, mỗi đoạn đều có một chủ đề riêng nhưng tất cả đều hướng tới tư tưởng chủ đạo, xuyên suốt của tác phẩm, đó là tư tưởng nhân nghĩa gắn liền với lòng yêu nước, yêu độc lập và niềm tự hào dân tộc.

Câu 20: Vì sao đoạn mở đầu "Đại cáo bình Ngô" có ý nghĩa như lời tuyên ngôn độc lập?

Trả lời:

Đoạn đầu mở đầu tuyên ngôn về độc lập dân tộc.

- Tác giả đưa ra chân lí chính nghĩa, và chân lý khách quan về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền - Tác giả đưa ra chân lí chính nghĩa, và chân lý khách quan về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền

- Trình bày đầy đủ khái niệm quốc gia, dân tộc Nguyễn Trãi được trình bày một cách đầy đủ: ranh giới lãnh thổ, phong tục tập quán, nền văn hiến lâu đời, lịch sử riêng, chế độ riêng, hào kiệt - Trình bày đầy đủ khái niệm quốc gia, dân tộc Nguyễn Trãi được trình bày một cách đầy đủ: ranh giới lãnh thổ, phong tục tập quán, nền văn hiến lâu đời, lịch sử riêng, chế độ riêng, hào kiệt

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay