Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 kết nối Ôn tập bài 7 (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập bài 6. Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 10 Kết nối tri thức.

ÔN TẬP BÀI 7

          QUYỀN NĂNG CỦA NGƯỜI KỂ CHUYỆN

Câu 1: Trình bày về tác giả và tác phẩm “Người cầm quyền khôi phục uy quyền”

Trả lời:

a, Tác giả

Cuộc đời:

+ Victor Huy-gô sinh năm 1802 -1885 là nhà văn nhà thơ, nhà soạn kịch nổi tiếng của Pháp thế kỉ XIX.  + Victor Huy-gô sinh năm 1802 -1885 là nhà văn nhà thơ, nhà soạn kịch nổi tiếng của Pháp thế kỉ XIX.

+ THời thơ ấu ông chịu nhiều thiệt thòi về tình cảm. Ông là người thông minh và tài năng + THời thơ ấu ông chịu nhiều thiệt thòi về tình cảm. Ông là người thông minh và tài năng

Sự nghiệp

+ Về sự nghiệp ông là một trong những người có hoạt động xã hội và chính trị tác động mạnh mẽ tới những nhân vật và khuynh hướng tiến bộ của thời đại. + Về sự nghiệp ông là một trong những người có hoạt động xã hội và chính trị tác động mạnh mẽ tới những nhân vật và khuynh hướng tiến bộ của thời đại.

+ Ông sáng tác trong nhiều lĩnh vực, một số tác phẩm tiêu biểu là Nhà thờ Đức bà Pa-ri (1831), Những người khốn khổ (1862), chín mươi ba (1874) + Ông sáng tác trong nhiều lĩnh vực, một số tác phẩm tiêu biểu là Nhà thờ Đức bà Pa-ri (1831), Những người khốn khổ (1862), chín mươi ba (1874)

+ Năm 1985 vào dịp 100 năm ngày mất của ông thế giới đã làm lễ kỷ niệm Huy - gô- Danh nhân văn hóa của nhân loại. + Năm 1985 vào dịp 100 năm ngày mất của ông thế giới đã làm lễ kỷ niệm Huy - gô- Danh nhân văn hóa của nhân loại.

b, Tác phẩm

“Người cầm quyền khôi phục uy quyền” nằm ở cuối phần thứ nhất của bộ tiểu thuyết “Những người khốn khổ”.

Câu 2: Văn bản “Người cầm quyền khôi phục uy quyền được kể theo ngôi thứ mấy? Việc kể theo ngôi kể này có tác dụng gì?

Trả lời:

Văn bản được kể theo ngôi thứ ba

Tác dụng:

Người kể chuyện trong đoạn trích chỉ hiện ra qua những lời kể, lời bình luận, những câu hỏi gợi mở tâm lý nhân vật trong từng diễn biến của câu chuyện đồng thời thể hiện cách nhìn nhận của mình đối với nhân vật và sự việc đó.

Người kể chuyện đứng dưới góc nhìn của người thứ ba chứng kiến toàn bộ sự việc từ những sự kiện xảy ra đến nội tâm nhân vật.

Người kể chuyện trong đoạn trích này đã thể hiện quyền năng của mình, trở thành người kể chuyện toàn tri dẫn dắt người đọc nhập tâm vào câu chuyện mình kể.

Câu 3: Nhân vật Gia- ve hiện lên như thế nào?Thái độ của Gia-ve với Phăng tin và Giăng  van-giăng khác nhau thế nào?

Trả lời:

+ Nghề nghiệp: Thanh tra mật thám  + Nghề nghiệp: Thanh tra mật thám

+ Giọng nói: Ngắn ngủi, cộc lốc -> chứa đựng sự man rợ, điên cuồng như tiếng thú gầm + Giọng nói: Ngắn ngủi, cộc lốc -> chứa đựng sự man rợ, điên cuồng như tiếng thú gầm

+ Cặp mắt: Như cái móc sắt … quen kéo giật vào hắn bao kẻ khốn khổ + Cặp mắt: Như cái móc sắt … quen kéo giật vào hắn bao kẻ khốn khổ

+ Điệu cười: Phô cả hai hàm răng + Điệu cười: Phô cả hai hàm răng

+ Hành động, thái độ:  + Hành động, thái độ:

Với Phăng –tin: khinh bỉ, mạt sát, lạnh lùng, tàn nhẫn

Với Giăng van-giăng: hả hê, dữ -> sau đó sợ hãi -> dè chừng.

Một kẻ man rợ, độc ác không có tính người. Thế nhưng đối diện với cơn giận dữ của Giăng van-giăng hắn cũng phải dè chừng sợ hãi.

Câu 4: Đoạn văn từ câu "Ông nói gì ?" đến câu "có thể là những sự thực cao cả" là phát ngôn của ai? Thuật ngữ văn học dùng để chỉ tên loại ngôn ngữ này? Ở đây, trong câu chuyện kể, nó có tác dụng như thế nào?

Trả lời:

Đoạn văn từ câu "Ông nói gì?" đến câu "có thể là những sự thực cao cả" là phát ngôn của tác giả

Thuật ngữ văn học dùng để chỉ tên loại ngôn ngữ này là trữ tình ngoại đề - một hình thức của ngôn từ tác giả: là ngôn từ của tác giả kiêm người trần thuật bị chệch ra ngoài việc miêu tả các sự kiện trong cốt truyện nhằm bình luận hoặc đánh giá về chúng, hoặc về những điều khác, không trực tiếp gắn với hành động của tác phẩm.

Tác dụng của đoạn trữ tình ngoại đề trực tiếp đi vào thế giới tư tưởng, lý tưởng của tác giả, giúp cho việc xây dựng hình tượng tác giả như một người trò chuyện "tâm giao" với độc giả

Câu 5: Vai trò của Phăng-tin trong diễn biến cốt truyện là gì?

Trả lời:

Phăng-tin được miêu tả không nhiều trong đoạn trích, tuy nhiên nhân vật này đóng vai trò quan trọng trong diễn biến cốt truyện:

Là nhân vật tạo ra những mâu thuẫn, đối lập giữa Giăng Van-giăng và Gia-ve, từ đó tạo điều kiện cho hai nhân vật này bộc lộ tính cách của mình.

Làm rõ tình thương, lòng yêu thương con người và tấm lòng cao cả của Giăng Van-giăng. Đồng thời gửi gắm niềm tiếc thương, cảm thông của tác giả đối với những con người có số phận như Phăng-tin

Câu 6: Ở “Người cầm quyền khôi phục uy quyền”, với Gia-ve, tác giả đã sử dụng một loạt chi tiết nhằm quy chiếu về một ẩn dụ. Ẩn dụ mà Huy-gô nhằm gợi lên từ hình ảnh Gia-ve là gì?

Trả lời:

Tất cả những chi tiết ấy khiến nhân vật Gia-ve quy chiếu về hình ảnh ẩn dụ của một con thú dữ tợn, nham hiểm, độc ác, không có nhân tính.

Câu 7: Qua đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” hãy nêu những dấu hiệu của nghệ thuật lãng mạn chủ nghĩa.

Trả lời:

Những dấu hiệu của nghệ thuật lãng mạn chủ nghĩa:

Phăng- tin khi nghe những lời thì thầm của Giăng Van-giăng trên đôi môi nhợt nhạt hiện lên “nụ cười không sao tả được”

Khi Giăng Van-giăng sửa sang thi thể Phăng-tin như “một người mẹ sửa sang cho con” thì “gương mặt Phăng- tin sáng rỡ lên một cách lạ thường”

Chỉ là ảo tưởng do người khác quá xúc động trước cử chỉ, hành động của Giăng Van- giăng

=> Bút pháp lãng mạn làm nổi bật vẻ đẹp trong tâm hồn đầy yêu thương của Giăng Van- giăng

Câu 8: Sự phân tuyến nhân vật ở “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” có nét gì gần gũi với hệ thống nhân vật của văn học dân gian?

Trả lời:

Sự phân tuyến nhân vật ở đây có nét gần gũi với hệ thống nhân vật của văn học dân gian.

Trong văn học dân gian, đặc biệt là trong truyện cổ tích, các nhân vật sẽ được phân làm hai tuyến rõ ràng là thiện - ác; tốt - xấu. Sự phân tuyến ấy được thể hiện qua các khắc họa đặc sắc để tạo ra sự đối lập tương phản gay gắt giữa cái xấu, cái ác với cái tốt, các thiện. Ví dụ giữa Thạch Sanh - Lý Thông, Tấm - Cám, người anh - người em (cây Khế)...

Trong “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” của Huy-gô cũng có sự phân tuyến tương tự như thế: Một bên là cái ác, cái xấu được quy tụ qua hình ảnh ẩn dụ là con mãnh thú độc ác, tàn nhẫn (nhân vật Gia-ve) với một bên là tình thương của con người đã được nâng lên đến mức cao cả, sẵn sàng hi sinh bản thân mình (nhân vật Giăng Van-giăng)

Câu 9: Thông qua đoạn trích, em hãy trình bày hoàn cảnh cũng như cuộc đời của Giăng van-giăng?

Trả lời:

Giăng van-giăng có hoàn cảnh xuất thân vô cùng ngặt nghèo, trớ trêu:

Vì nghèo nên phải đập tủ kính lấy cắp chiếc bánh mì để nuôi cháu -> phạt tù khổ sai 19 năm

Ra tù ông có tài quản lí trở thành ông chủ xưởng vải => bầu làm thị trưởng thành phố => giúp đỡ mọi người

 Gia- ve ghen ghét tố giác => vào tù

 Trốn tù -> giúp đỡ mọi người => chết trong cảnh cô đơn.

Câu 10: Trình bày ý nghĩa nhan đề của tác phẩm “Dưới bóng Hoàng lan”?

Trả lời:

Nhan đề “Dưới bóng hoàng lan” có ý nghĩa bao trùm gợi nhớ về những kỉ niệm của nhân vật Thanh. Bóng hoàng lan là sự kết nối từ quá khứ đến với hiện tại. Nó gắn liền với tuổi thơ của nhân vật Thanh và cũng là một sợi dây kết nối tình cảm trong sáng của cả Thanh và Nga.

Câu 11: Câu chuyện Dưới bóng hoàng lan được kể bằng ngôi thứ mấy? Việc sử dụng ngôi kể này có tác dụng gì?

Trả lời:

Câu chuyện được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba.

Tác dụng: Trong tác phẩm, người kể chuyện ẩn đã mượn điểm nhìn của nhân vật Thanh để tổ chức diễn ngôn. Với cách kể chuyện này, ta thấy nếu dùng ngôi thứ nhất, ta không thể kể được thế giới cảm xúc tâm hồn trong cả hai nhân vật Thanh và Nga. Chính ngôi kể thứ 3 giúp nhân vật Thanh hiện lên rõ nét hơn, ngoài ra còn giúp khắc hoạ được tâm hồn Thanh và tình yêu trong sáng giữa Thanh và Nga.

Câu 12: Tóm tắt nội dung chính của văn bản Dưới bóng hoàng lan bằng một đoạn văn ngắn.

Trả lời:

Văn bản "Dưới bóng hoàng lan" kể lại một chàng trai tên Thanh mồ côi cha mẹ, sống với bà. Một lần Thanh trở về nhà thăm bà thăm nhà trong tâm trạng hạnh phúc, nghẹn ngào. Tại đây Thanh đã thể hiện tình cảm trong trẻo tinh khôi của mình với Nga.

Câu 13: Cuộc gặp gỡ của nhân vật Thanh và Nga có gì thú vị?

Trả lời:

Thanh gặp lại Nga (cô hàng xóm cạnh nhà). Thanh và Nga ôn lại những kỉ niệm hồi nhỏ, cả 2 nhặt hoa dưới gốc hoàng lan.

Đối với Thanh, Nga như một người bạn, một người em gái, một người thân mà chàng sẽ gặp mỗi lúc đi xa về.

Những câu chuyện vụn vặt, giản dị nhưng chứa đựng nhiều thú vị => bước tiến triển tình cảm.

Câu 14: Ở đoạn trích, hình ảnh cây hoàng lan, hoa hoàng lan đóng vai trò như thế nào trong việc thể hiện mối quan hệ giữa hai nhân vật Thanh và Nga?

Trả lời:

Ở đoạn trích , cây hoàng lan xuất hiện nhiều chỗ, đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện mối quan hệ tình cảm giữa hai nhân vật Thanh và Nga: chứng kiến Thanh và Nga bên nhau từ thuở ấu thơ; kết nối tình cảm giữa đôi trai gái; giúp nhân vật bộc lộ tình cảm của mình;...

Câu 15: Văn bản “Một chuyện đùa nho nhỏ” được kể theo ngôi thứ mấy? Nêu tác dụng của ngôi kể đó.

Trả lời:

Câu chuyện Một chuyện đùa nho nhỏ được kể bằng lời người kể chuyện ngôi thứ nhất.

Tác dụng: làm cho người đọc nắm bắt tâm trạng nhân vật sâu sắc, sinh động, chân thật và gần gũi hơn.

Câu 16: Theo em, tình cảm thật của nhân vật tôi dành cho Na-đi-a có phải tình yêu không?

Trả lời:

Tình cảm của nhân vật “tôi” dành cho Na-đi-a không phải là tình yêu. Nó chỉ là một lời nói “đùa” xuất hiện trong lần trượt tuyết của nhân vật tôi và Na-đi-a.

Cụ thể là nhân vật “tôi” vẫn còn quan sát được cảnh vật xung quanh, lời nói thì chỉ thì thào trong tiếng gió vun vút…..

Câu 17: Trong phần cuối của tác phẩm, khi kể về tình trạng cuộc sống của Na-đi-a nhân vật Tôi có tâm trạng như thế nào?

Trả lời:

Khi kể về tình trạng cuộc sống của nhân vật Na-đi-a nhân vật tôi có một chút bồi hồi và ăn năn vì không hiểu sao mình lại làm ra điều đó.Và cũng có thể “tôi” đang vô cùng hối tiếc vì mình đã đánh mất một tình yêu trong sáng…

Câu 18: Hình ảnh đối lập giữa Na-đi-a một mình đi giữa đám đông để trượt tuyết 1 mình với hình ảnh nhân vật “tôi” gợi cho em suy nghĩ gì?

Trả lời:

Hình ảnh đối lập giữa Na-đi-a một mình đi giữa đám đông để trượt tuyết 1 mình với hình ảnh nhân vật “tôi” gợi cho người đọc nhiều suy ngẫm. Nếu nhân vật Na-đi-a dũng cảm tìm tình yêu thì nhân vật “tôi” lại trở nên vô cùng nhút nhát rụt rè khi không dám đối diện với tình cảm của mình. Để rồi chính bản thân anh đã làm vuột mất hạnh phúc tưởng chừng đã trong gang tấc của mình.

Câu 19: Phân tích tác dụng của biện pháp chêm xen trong câu sau: "Điều không ai nghi ngờ là bà xơ Xem-pơ-lít, người độc nhất chứng kiến cảnh ấy, thường kể lại rằng lúc Giăng Van-giăng ghé vào tai Phăng-tin thì thầm như thế, thì bà trông thấy rõ ràng một nụ cười không sao tả được hiện trên đôi môi nhợt nhạt và trong đôi mắt đờ đẫn, ngạc nhiên của chị.

Trả lời:

Trong câu này, cụm từ “người độc nhất chứng kiến cảnh ấy" là thành phần chêm xen. Thành phần này làm rõ vai trò của bà xã Xem-pơ-lít trong việc nắm giữ những thông tin cuối cùng về Phăng-tin, điều không ai có thể biết được.

Câu 20: Viết ba câu có sử dụng biện pháp chêm xen, nội dung có liên quan đến các truyện đã học.

Trả lời:

+ Nhân vật Giăng van-giăng – trong tác phẩm Người cầm quyền khôi phục uy quyền – gợi cho người đọc rất nhiều suy ngẫm. + Nhân vật Giăng van-giăng – trong tác phẩm Người cầm quyền khôi phục uy quyền – gợi cho người đọc rất nhiều suy ngẫm.

+ Thanh – chàng trai xa quê – đã có những rung cảm thật đẹp trong lòng về thăm quê này. + Thanh – chàng trai xa quê – đã có những rung cảm thật đẹp trong lòng về thăm quê này.

+ Gia- ve ( gã thanh tra luôn rình rập và theo dõi Giăng van –giăng) là một kẻ vô cùng độc ác. + Gia- ve ( gã thanh tra luôn rình rập và theo dõi Giăng van –giăng) là một kẻ vô cùng độc ác.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay