Câu hỏi tự luận ngữ văn 8 kết nối bài 4: Văn bản 3 - Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 4: Văn bản 3 - Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 8 Kết nối tri thức.

Xem: => Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức

BÀI 4: TIẾNG CƯỜI TRÀO PHÚNG TRONG THƠ

VĂN BẢN 3: MỘT SỐ GIỌNG ĐIỆU CỦA TIẾNG CƯỜI TRONG THƠ TRÀO PHÚNG
(14 câu)

 

1. NHẬN BIẾT (4 câu)

Câu 1: Hãy trình bày những hiểu biết của em về văn bản “Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng” (tác giả, thể loại, nội dung,…) 

Trả lời:

- Tác giả: Trần Thị Hoa Lê

- Thể loại: văn bản thông tin

- Nội dung: Văn bản đề cập đến các giọng điệu phổ biến trong thơ trào phúng: hài hước, mỉa mai – châm biếm, đả kích (có đặc điểm và ví dụ cụ thể).

 

Câu 2: Hãy trình bày những thông tin cơ bản về tác giả Trần Thị Hoa Lê.

Trả lời: 

- Trần Thị Hoa Lê sinh năm 1968 tại Ninh Bình, là giảng viên đại học, nhà nghiên cứu văn học.

- Các công trình nghiên cứu chính: Giáo trình Văn học trung đại Việt Nam, tập 2 (2015, viết chung), Văn học trào phúng Việt Nam thời trung đại (2017),…

 

Câu 3: Đối tượng miêu tả, thể hiện của văn học trào phúng là gì? Văn bản đã nêu những đối tượng cụ thể nào mà tiếng cười trào phúng thướng nhắm tới?

Trả lời:

- Đối tượng miêu tả, thể hiện của văn học trào phúng là sự bất toàn của con người, cuộc sống.

- Văn bản đã nêu ra những đối tượng cụ thể mà tiếng cười trào phùng nhắm tới là:

+ Tự chỉ trích mình đáng cười, vô tích sự (dẫn chứng là bài thơ “Tự trào 1” của Phạm Thái)

+ Tình huống trớ trêu của quan lại (dẫn chứng là bài thơ “Hỏi thăm quan tuần mất cướp” của Nguyễn Khuyến)

+ Cái khổ lại càng thêm khổ bởi sự tàn bạo, tham lam của chính quyền (dẫn chứng là bài thơ “Nha lệ thương dân” của Kép Trà)

+ Sự tha hoá đạo đức trong xã hội (dẫn chứng là bài thơ “Đất Vị Hoàng” của Trần Tế Xương)

 

Câu 4: Văn bản đề cập đến những giọng điệu nào của tiếng cười trong thơ trào phúng? Hãy chỉ rõ dấu hiệu để nhận biết từng giọng điệu.

Trả lời: 

Văn bản đề cập đến một số giọng điệu của tiếng cười trào phúng: hài hước, mỉa mai – châm biếm, đả kích:

- Hài hước: là cách đùa cợt nhẹ nhàng cùng những yếu tố khác lạ phóng túng, phá vỡ các khuôn khổ quen thuộc.

- Mỉa mai – châm biếm: là cách tạo ra những yếu tố vô lí hoặc thiếu logic, đảo lộn trật tự thông thường, tạo nên tiếng cười phê phán, thanh lọc những thói xấu như thói tự mãn, kiêu căng, đạo đức giả, keo kiệt. Mỉa mai – châm biếm là cách “chế nhạo ngầm, đeo mặt nạ nghiêm trang”: khen để mà chê, khẳng định để mà phủ định, đề cao để mà hạ thấp,…

- Đả kích: thường mang giọng điệu phủ nhận gay gắt đối tượng, thể hiện quan niệm nhân sinh, đạo đức của tác giả. Đó có thể là những hình thức ngôn từ mang tính “mắng chửi” quyết liệt, có phần suồng sã, thô mộc, nhằm múc đích cảnh tỉnh sự tha hoá đạo đức đang diễn ra tràn lan trong xã hội.

 

2. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Tác giả cho rằng bài thơ “Tự trào 1” của Phạm Thái sử dụng giọng điệu nào của tiếng cười trào phúng? Hãy chỉ rõ tại sao.

Trả lời:

- Sử dụng giọng điệu hài hước vì: Hai cặp câu thực và luận của bài thơ bát cú sử dụng những từ ngữ, hình ảnh đăng đối theo lối chế giễu (gầy gối hạc – béo răng nghê, màu nhem nhuốc – giọng bét be) đã dựng nên bức chân dung nhà nho tài hoa nhưng không gặp thời vận, đành tìm thú vui trong việc làm thơ, dạy trẻ, vẽ tranh, uống rượu; và chuyển hoá nỗi buồn thời thế thành ra tiếng cười hài hước tự chế nhạo lối sống coi nhẹ mọi được – mất, sinh – tử của mình.

 

Câu 2: Tác giả cho rằng bài thơ “Hỏi thăm quan tuần mất cướp” của Nguyễn Khuyến sử dụng giọng điệu nào của tiếng cười trào phúng? Hãy chỉ rõ tại sao.

Trả lời:

- Sử dụng giọng điệu mỉa mai – châm biếm vì: Nguyễn Khuyến đã châm biếm về tình huống trớ trêu của “quan tuần” mất cướp. Quan tuần phủ đứng đầu một tỉnh (nhỏ) – người lẽ ra phải trị được quân trộm cướp thì lại bị kẻ cướp “lèn” cho một vố rõ đau. Tình huống mỉa mai “quan tuần mất cướp” đã cho thấy sự bất lực, đáng thương và đáng cười của ông quan này.

 

Câu 3: Tác giả cho rằng bài thơ “Nha lệ thương dân” của Kép Trà sử dụng giọng điệu nào của tiếng cười trào phúng? Hãy chỉ rõ tại sao.

Trả lời:

- Sử dụng giọng điệu mỉa mai – châm biếm vì: Trong bài thơ thất ngôn bát cú nảy, tác giả sử dụng lối nói ngược (phản ngữ), giả như khen ngợi “nha lệ thương dân”, “dốc lòng” lo cư dân trong tình cảnh mưa lớn, vỡ đê, nước lụt, song tiếng cười mỉa mai cất lên ở bốn câu thơ thực (3 – 4) và luận (5 – 6) đã phơi bày thực chất lợi dụng thiên tai để nhũng nhiễu, bản rút dân nghèo của đám nha lệ đó. Chúng “thương dân” bằng cách “nhai tre, nhai bạc, bắt trâu, bắt bò, nuốt, no” khiến cho người dân đã nghèo đói vì thiên tại lại khổ sở thêm vì nhân hoạ.

 

Câu 4: Tác giả cho rằng bài thơ “Đất Vị Hoàng” của Trần Tế Xương sử dụng giọng điệu nào của tiếng cười trào phúng? Hãy chỉ rõ tại sao.

Trả lời:

- Sử dụng giọng điệu đả kích vì: Bài thơ có lối kết cấu thủ vĩ ngâm, câu đầu, câu cuối hoàn toàn giống nhau, tạo nên cảm giác về một vòng xoay bế tắc, luẩn quẩn của xã hội giao thời cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. Dưới cái nhìn của nhà thơ trào phúng, tâm điểm “vòng xoay bế tắc” đó chính là tỉnh trạng đạo đúc gia đình và xã hội xuống cấp nghiêm trọng: gia đình thì mất tôn ti trật tự, người trên hư hỏng, người dưới hỗn hảo, thiếu tôn trọng lẫn nhau (con khinh bố, vợ chửi chồng); xã hội thì đẩy rẫy những thói keo kiệt, tham lam, chạy theo đồng tiền (người đâu như cứt sắt, chuyện thở vặt hơi đồng).

 

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Trong các giọng điệu của tiếng cười ở thơ trào phúng mà văn bản đề cập, em cảm thấy thích thú với giọng điệu nào? Vì sao?

Trả lời:

- Hãy trả lời tuỳ thuộc vào cảm nhận của em.

- Tham khảo: Em thấy thích thú nhất với giọng điệu “mỉa mai – châm biếm” vì nó tạo ra tiếng cười trào phúng mạnh mẽ. Bài thơ được làm với giọng điệu này thường có đủ mọi yếu tố: vừa nêu ra được cái xấu, vừa chỉ trích thậm tệ được cái xấu đó thông qua cách nói hàm ý, tạo nên tiếng cười sâu sắc, gây ấn tượng với người đọc.

 

Câu 2: Trình bày cách hiểu của em về nhận định: “Tiếng cười trong văn chương nói chung, thơ trào phúng nói riêng thật phong phú và đa sắc màu như chính cuộc sống. Tiếng cười ấy thật cần thiết để đẩy lùi cái xấu, hướng mỗi con người đến những giá trị cao đẹp hơn”.

Trả lời:

- Hãy trình bày cách hiểu, quan điểm của em về nhận định này.

- Tham khảo: 

+ Sự phong phú và đa sắc màu của tiếng cười trong thơ trào phúng ở đây có hiểu là thơ văn trào phúng có thể khai thác rất nhiều vấn đề, khía cạnh trong cuộc sống vì cuộc sống thì luôn “bất toàn” và ở thời nào cũng như vậy. 

+ Tiếng cười tạo ra sự mỉa mai, châm biếm, chế nhạo,… đối với cái xấu, khiến một bộ phận người dân mang tính xấu đó phải thay đổi cách hành động, ứng xử của mình. 

 

Câu 3: Hãy chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt của các giọng điệu trào phúng mà tác giả đề cập.

Trả lời:

- Điểm chung giữa các giọng điệu này là đều đưa ra những vấn đề xấu, những vô lí, bất cập,… 

- Điểm khác là ở mức độ tiếng cười, mức độ chỉ trích,… Ví dụ như hài hước thì là cách đùa cượt nhẹ nhàng, mỉa mai – châm biếm thì thể hiện theo đúng cái tên của nó, có tính phê phán mạnh mẽ hơn, có tính hàm ý còn đả kích thì có sự phản ánh kịch liệt, trực tiếp hơn, thể hiện mức độ khó chịu, bất mãn cao của tác giả. 

 

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Vận dụng tri thức từ văn bản, em hãy cho biết bài thơ “Lai Tân” sử dụng (những) giọng điệu nào của tiếng cười trào phúng?

Trả lời:

- Các giọng điệu mà tác giả đề cập đến có những tương đồng nhất định nên hãy trả lời dựa theo cảm nhận và đánh giá của em.

- Bài thơ “Lai Tân” của Hồ Chí Minh sử dụng giọng điệu mỉa mai – châm biếm. Giọng điệu này thể hiện đôi chút ở câu 3 và thể hiện rất rõ nét ở câu cuối “Trời đất Lai Tân vẫn thái bình”. Đây là kiểu “chế nhạo ngầm, đeo mặt nạ nghiêm trang”: khen để mà chê, khẳng định để mà phủ định. Câu thơ tuy giọng điệu có vẻ nhẹ nhàng nhưng thực tế lại có tính chỉ trích, chế giễu sâu cay chính quyền Lai Tân.

 

Câu 2: Vận dụng tri thức từ văn bản, em hãy cho biết bài thơ “Đề đền Sầm Nghi Đống” (Hồ Xuân Hương) sử dụng (những) giọng điệu nào của tiếng cười trào phúng?

Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo,

Kìa đền Thái thú đứng cheo leo.

Ví đây đổi phận làm trai được,

Thì sự anh hùng há bấy nhiêu.

Trả lời:

- Các giọng điệu mà tác giả đề cập đến có những tương đồng nhất định nên hãy trả lời dựa theo cảm nhận và đánh giá của em.

- Bài thơ sử dụng giọng điệu hài hước. Các từ ngữ như “ghé mắt”, “trông ngang”, “kìa”, “cheo leo” thể hiện sự khinh bỉ, giễu cợt một tên tướng bại trận mà còn được lập đền thờ.

 

Câu 3: Vận dụng tri thức từ văn bản, em hãy cho biết bài thơ “Vịnh khoa thi Hương” sử dụng (những) giọng điệu nào của tiếng cười trào phúng?

Trả lời:

- Các giọng điệu mà tác giả đề cập đến có những tương đồng nhất định nên hãy trả lời dựa theo cảm nhận và đánh giá của em.

- Bài thơ “Vịnh khoa thi Hương” của Trần Tế Xương sử dụng chủ yếu là giọng điệu hài hước vì trong bài thơ, đặc biệt là 4 câu thực – luận, tác giả đã phô bày sự suy đồi, sự vô phép tắc của khoa thi. Ngoài ra, bài thơ cũng có phần mỉa mai, châm biếm chính quyền nhà Nguyễn yếu kém, nước nhà suy vong.




=> Giáo án dạy thêm văn 8 kết nối bài 4: Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay