Câu hỏi tự luận ngữ văn 8 kết nối bài 6: Văn bản 1 - Mắt sói (trích)
Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 6: Văn bản 1 - Mắt sói (trích). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 8 Kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức
BÀI 6: CHÂN DUNG CUỘC SỐNG
VĂN BẢN 1: MĂT SÓI
(11 câu)
1. NHẬN BIẾT (4 câu)
Câu 1: Hãy trình bày hiểu biết của em về về tác giả và tác phẩm Mắt sói (hoàn cảnh ra đời, thể loại, nội dung,......).
Trả lời:
- Tác giả: Đa-ni-en Pen-nắc sinh năm 1944, là nhà văn lớn người Pháp. Thời thơ ấu, ông đã theo gia đình sống ở châu Âu, châu Á, châu Phi. Trải nghiệm phong phú luôn chuyển dịch ấy đã trở thành chất liệu quan trọng trong sáng tác của ông sau này. Ông thành công trên rất nhiều thể loại: tự truyện, tiểu thuyết, truyện tranh, kịch bản phim...
- Thể loại: tiểu thuyết
- Nội dung: Với những liên tưởng, tưởng tượng thú vị cùng với những dòng độc thoại nội tâm của nhân vật, tác phẩm đã cho chúng ta cảm nhận được tình anh em của Sói Lam và Ánh Vàng cũng như tình bạn thân thiết của Phi Châu và Báo, Hàng Xén. Đó là những tình cảm thân thiết, gắn bó sâu sắc không thể tách rời.
Câu 2: Cậu bé Phi Châu nhìn vào mắt sói và nhận ra những điều gì? Trong con mắt của sói, gia đình sói hiện ra như thế nào?
Trả lời:
- Khi nhìn vào mắt sói, mọi thứ như đều biến mất trước mắt cậu, chỉ còn lại duy nhất một điều là mắt sói. Trong con mắt sói, gia đình sói hiện ra, chúng làm thành một quầng màu hung đỏ.
+ Sắc cầu vồng, quanh con ngươi có sắc cầu vồng.
+Màu lông của năm con sói hệt quầng hung đỏ của cầu vồng.
+Bộ lông của con thứ sáu màu xanh lam, xanh như màu nước đóng băng dưới nền trời trong veo. Con thứ 7 một con sói màu vàng trong như tia sáng.
+Mỗi khi nhìn vào là phải vào là phải nheo mắt. Mấy cậu sói anh gọi là Ánh Vàng
Câu 3: Chuyện gì sẽ xảy ra với Ánh Vàng khi nó muốn nhìn thấy con người thật gần?
Trả lời:
Chuyện xảy ra với Ánh Vàng khi nó muốn nhìn thấy con người thật gần là:
- Ánh Vàng ngửi thấy mùi khói bốc lên từ đám lửa họ đốt.
- Nghe thấy cả tiếng củi khô kêu lách tách
- Cô tới chỗ con người và bị nhốt trong lưới đang cắn vào chỗ trống.
Câu 4: Sói Lam nhìn vào mắt Phi Châu và nhận ra những điều gì? Trong mắt cậu bé, kí ức nào đã hiện lên?
Trả lời:
- Khi nhìn vào mắt Phi Châu, Sói Lam cảm giác như một đường hầm bị sập dưới lòng đất giống một cái hang cáo mà Sói Lam từng chui vào. Chẳng mấy chốc tối om, không giọt nắng nào.
- Trong mắt cậu bé hiện lên kí ức về những người bạn của mình
+ Vào một đêm hãi hùng do chiến tranh ở Châu Phi, cậu bé mồ côi được một người phụ nữ tốt bụng đưa tiền cho lão Toa lái buôn và nhờ đưa đi thật xa, khi ấy cậu bé và con lạc đà một bướu tên Hàng Xén đã trở thành người bạn thân thiết. Rồi lão Toa láu buôn đã bán Hàng Xén trong thành phố và bán Phi Châu cho Vua Dê và cậu bé không thể tìm thấy Hàng Xén nữa.
+ Khi Phi Châu đi chăn cừu cho Vua Dê, cậu bé đã có màn trò chuyện với Báo rất vui vẻ và từ đó họ trở thành đôi bạn thân thiết, không thể tách rời.
2. THÔNG HIỂU (3 câu)
Câu 1: Qua hành động cứu Ánh Vàng của Sói Lam, em thấy Sói Lam có tính cách như thế nào?
Trả lời:
- Sói Lam là một người anh trai dũng cảm, bản lĩnh và hết lòng yêu thương em của mình. Dù trước mắt là nguy hiểm cận kề, là cái chết nhưng Sói Lam vẫn không hề sợ hãi mà nhanh trí tìm cách giải cứu em mình nhanh nhất có thể. Khi rơi vào tay của kẻ ác và quay cuồng đầu óc khi bị đập cành cây vào đầu nhưng sói Lam vẫn mừng khi em mình đã chạy thoát ta có thể thấy được tình yêu thương của người anh với người em.
Câu 2: Kết cấu truyện lồng truyện của văn bản Mắt sói có gì đặc sắc?
Trả lời:
- Câu chuyện nền của “Mắt sói” là khi Phi Châu gặp Sói Lam ở vườn bách thú làm cơ sở, trong đó hàm chứa nhiều câu chuyện khác được liên kết lại là chuyện của anh em Sói Lam, Ánh Vàng và câu chuyện của Phi Châu cùng với những người bạn động vật của mình.
- Với kết cấu truyện lồng truyện đó, tác giả đã tạo ra một cách kể vô cùng sáng tạo, thú vị và linh hoạt, việc liên tục di chuyển điểm nhìn trần thuật, người nghe kể là Phi Châu cũng chính là người tham dự trực tiếp câu chuyện thông qua phương tiện là “đôi mắt” của Sói Lam và ngược lại. Bên cạnh đó, truyện cũng thay đổi điểm nhìn theo thời gian đna xen hiện tại – quá khứ - tương lai. Những yếu tố này kết hợp làm tăng tính chân thực cho câu chuyện, là một ý tưởng rất mới lạ.
Câu 3: Theo em, qua câu chuyện của Sói Lam và cậu bé Phi Châu, tác giả muốn ca ngợi hay phê phán điều gì?
Trả lời:
- Mắt sói là câu chuyện của những câu chuyện gây ấn tượng mạnh với lứa tuổi thiếu nhi, chuyện bắt nguồn từ cuộc sống, các nhân vật tới từ thế giới lòai vật cho đến con người đều rất đa dạng phong phú. Ở đây tác giả ca ngợi tình yêu thương gia đình và lòng gan dạ dũng cảm. Mỗi cá nhân con người đều có tình yêu thương và sự dung hòa với thế giới bên ngoài, họ luôn cần một người bạn ở bên chia sẻ và yêu thương với nhau.
3. VẬN DỤNG (3 câu)
Câu 1: Phân tích nhân vật Phi Châu
Trả lời:
*Hoàn cảnh, số phận:
- Phi Châu là một trong những nhân vật trung tâm của tác phẩm “Mắt sói” với cái tên thât đặc biệt, thường xuyên bị mọi người trêu chọc và bắt nạt.
- Quê hương của Phi Châu là ở châu Phi, như bao đứa trẻ khác, cậu là nạn nhân của chiến tranh phi nghĩa, là một đứa trẻ mồ côi, cuộc đời chịu nhiều vất vả, cơ cực.
- Đôi mắt của Phi Châu theo như cảm nhận cúa Sói Lam chuyển động như một ánh sáng vụt tắt và có cảm giác như một đường hầm bị sập dưới lòng đất. Đôi mắt của cậu bé như trầm đi và trong đôi mắt ấy có gì đó khó nói, chưa thể nói ra ngay được.
*Câu chuyện về cuộc đời Phi Châu:
- Phi Châu đã kể cho Sói Lam nghe câu chuyện của mình, chia sẻ hết những tâm sự trong tâm thức với Sói Lam như với một người bạn để chia sẻ câu chuyện của bản thân.
+ Đầu tiên là câu chuyện tình bạn giữa Phi Châu và Hàng Xén. Đó là con lạc đà một bướu cậu gặp trên tàu sau khi được một người phụ nữ tốt bụng đưa tiền nhờ lão Toa tàu đưa cậu đi thật xa. Phi Châu và Hàng Xén vô cùng thân thiết, đến mức lão Toa lái buôn nhiều lần muốn bỏ rơi cậu nhưng lạc đà nhất quyết không chịu đi nếu không có cậu. Thế nhưng, tình bạn của họ vẫn bị chia cắt khi cậu bị bán cho Vua Dê và Hàng Xén bị bán trong thành phố, họ không thể tìm được nhau. Phi Châu thẫn thờ, tuyệt vọng đi tìm bạn trong thành phố nhưng chỉ nhận lại sự cười nhạo của mọi người.
- Kỉ niệm đầu tiên của Phi Châu chìm trong bóng tối, phải mất nhiều phút Sói Lam mới được nghe kể. Có lẽ đây là mảng kí ức buồn, là khoảng thời gian mà Phi Châu chịu nhiều đau khổ, tổn thương. Tuổi còn nhỏ nhưng đã lênh đênh trên chuyến tàu vô định mà bản thân cậu cũng không biết đích đến là đâu. Khi có người bạn thân thiết đầu tiên của cuộc đời thì tình bạn lại bị chia cắt. Tâm hồn Phi Châu đã chịu nhiều tổn thương, mất mát nên nó “Thật khó nói” đúng như cảm nhận của Sói Lam khi lần đầu nhìn sâu vào đôi mắt của cậu.
+ Câu chuyện thứ hai về tình bạn của Phi Châu với Báo. Khi bị bán cho Vua Dê, cậu làm công việc chăn cừu, trở thành người chăn cừu lâu nhất mà Vua Dê giữ lại bởi Phi Châu là một người chăn cừu tốt. Cậu rất thông minh vì nhận ra “đàn cừu và dê không có kẻ thù”, nếu như báo hay sư tử thi thoảng đến ăn thịt một con dê cái thì “vì nó đói”. Cậu đã bày cách cho Vua Dê là hãy cho sư tử ăn. Phi Châu có gặp lão Sư Tử Già nhưng cậu lại nói chuyện với Báo lâu hơn. Cậu không ngớt lời khen ngợi khả năng săn bắt của Báo và ngỏ ý muốn Báo chăn cừu cùng mình. Khi ấy họ đã trở thành những người bạn thân thiết của nhau.
- Phi Châu là một cậu bé ngoan ngoãn, tốt bụng, nhân hậu và đặc biệt có tình yêu thương dành cho loài vật. Tình bạn giữa Phi Châu với Hàng Xén hay với Báo đều chứng tỏ mối quan hệ thân thiết giữa cậu và những loài vật trong tự nhiên. Tình bạn trong “Mắt sói” giản dị, gần gũi nhưng cũng vô cùng ấm áp và sâu sắc.
Câu 2: Phân tích chi tiết “đôi mắt” trong đoạn trích “Mắt sói”
Trả lời:
- Đôi mắt có nghĩa đen là phương tiện, là cơ quan thị giác để nhìn sự vật, còn nghĩa bóng lại là khả năng cảm nhận của trí tuệ, của tâm hồn. Người ta vẫn thường gọi”đôi mắt là cửa sổ tâm hồn”, những kí ức mà chúng ta có đều tiếp nhận từ đôi mắt rồi đi đến não bộ. Đôi mắt ở đây không chỉ là cái để nhìn, mà con là cách nhìn, cách cảm, chất chứa tâm sự.
- Sói Lam và Phi Châu kể câu chuyện của bản thân nhưng lại cho người nghe “mượn” đôi mắt của mình, như thể chính người nghe đã tham dự trực tiếp vào câu chuyện chứ không phải đứng ngoài chứng kiến. Điều này làm tăng độ chân thực, sinh động của kí ức. Đặt mình vào vị trí của người kể là cách để cảm nhận rõ nhất cảm xúc, cảm giác của nhân vật.
- Cách tác giả miêu tả đôi mắt của các nhân vật cũng mang nhiều dụng ý nghệ thuật. +Tác giả so sánh mắt Sói Lam như “một tuần trăng úa trên bầu trời trống trải”, dường như đây là một ánh mắt thiếu sức sống, chất chứa nỗi buồn, tâm hồn Sói Lam phải chăng còn nhiều tâm sự khói nói thành lời. Sau đó, mắt Sói Lam Ánh lên những điểm màu khác nhau là màu lông của những thành viên trong gia đình sói.
+Còn đôi mắt của Phi Châu được bao bọc bởi màu đen u ám, khiến Sói Lam cảm giác như bị nhấn chìm trong bóng tối, thời gian trôi đi rất chậm, “nhiều phút trôi qua tưởng như hàng năm trời”. Tâm hồn Phi Châu thực chất đều chứa những mảng kỉ ức buồn, là những năm tháng cơ cực, vất vả của tuổi thơ cậu, là nỗi nhớ dành cho những người bạn thân thiết.
=> Đôi mắt trong “Mắt sói” vừa là một tín hiệu nghệ thuật độc đáo, vừa hàm chứa nội dung sâu sắc của tác phẩm.
Câu 3: Phân tích nhân vật Sói Lam
Trả lời:
Em hãy chú ý đến những điểm sau:
- Sói Lam là một hình tượng được nhân hóa, trở thành một trong những hình tượng trung tâm của tác phẩm. Hoàn cảnh của nhân vật này vô cùng đáng thương, bị mất một mắt trong cuộc giao tranh với con người.
- Câu chuyện của cuộc đời Sói Lam được kể lại cho Phi Châu nghe. Con người đối với Sói Lam chính là kẻ thù, thế nhưng nó lại có sự kết nối đặc biệt với Phi Châu và sẵn sàng kể những kí ức đau thương cho cậu nghe. Đó là một mối liên kết đặc biệt giữa con người và loài vật mà tác giả đã xây dựng nên. Phải chăng Sói Lam cảm nhận được trái tim nhân hậu, yêu thương của Phi Châu?
- Sói Lam được khắc họa rất chân thực, cảm xúc, suy tư của nó rất giống với con người. Nó cùng gia đình của mình là nạn nhân của con người, những kẻ săn bắn trái phép và xâm phạm đến vùng sinh sống của các loài động vật hoang dã khiến bầy đàn li tán, còn Sói Lam bị mất một mắt.
- Kí ức Sói Lam được tác giả tái hiện là cảnh nó cứu em gái và gia đình của mình khỏi sự săn lùng của con người. Sự dũng cảm, bản lĩnh, trách nhiệm của Sói Lam đã được thể hiện khi nó không màng nguy hiểm và sẵn sàng hi sinh để bảo vệ những người thân yêu. Câu chuyện của Sói Lam vô cùng xúc động, tình anh em, tình cảm gia đình được tác giả đề cao và ngợi ca.
4. VẬN DỤNG CAO (1 câu)
Câu 11: Trong văn học có bao nhiêu ngôi kể chính, nêu đặc điểm của những ngôi kể đó? Những ngôi kể nào được sử dụng trong văn bản Mắt sói?
Trả lời:
- Trong văn học thường sử dụng hai ngôi kể sau:
+ Ngôi kể thứ nhất: người kể xưng “tôi”, trực tiếp kể ra những gì mình nghe, thấy, nghĩ…
+ Ngôi kể thứ ba: người kể gọi tên các nhân vật, chính tên của chúng, tự giấu mình đi như là không có mặt. Người kể có thế kể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật.
- Dựa vào nội dung thể hiện, ta có thể nhận thấy rằng ngôi kể trong “Mắt sói” chính là ngôi kể thứ 3.
=> Giáo án Ngữ văn 8 kết nối Bài 6 Văn bản 1: Mắt sói (trích)