Câu hỏi tự luận ngữ văn 8 kết nối bài 9: Văn bản 2 - Choáng ngợp và đau đớn những cảnh báo từ loạt phim “Hành tinh của chúng ta”

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 9: Văn bản 2 - Choáng ngợp và đau đớn những cảnh báo từ loạt phim “Hành tinh của chúng ta”. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 8 Kết nối tri thức.

BÀI 9: HÔM NAY VÀ NGÀY MAI

VĂN BẢN 2: CHOÁNG NGỢP VÀ ĐAU ĐỚN NHỮNG CẢNH BÁO TỪ LOẠT PHIM HÀNH TINH CỦA CHÚNG TA
(13 câu)

1. NHẬN BIẾT (4 câu)

Câu 1: Tóm tắt những thông tin cơ bản về loạt phim Hành tinh của chúng ta được tác giả văn bản cung cấp. 

Trả lời:

- Phim tài liệu "Hành trình của chúng ta" đưa ra lời cảnh báo về sự nóng lên toàn cầu , nhưng môi trường sống bị hủy diệt và nhiều loài biến mất đồng thời mang tới thông điệp sống còng: "Hãy cứu lấy hành tinh của chúng ta trước khi quá muộn"

- Rất nhiều loài đang đứng bên bờ vực tuyệt chủng, đồng thời vẻ đẹp thiên nhiên vô cùng đẹp và rực rỡ.

- Trong tập phim về Thế giới băng giá rất nhiều loài động vật hoang dã sống ở môi trường băng tuyết tại Nam Cực và Bắc Cực đang có nguy cơ bị thu hẹp do biến đổi khí trường băng tuyết đang tan nhanh chóng

- Không chỉ ở hai vùng cực gadan như ở bất cứ môi tryowfng sống nào trên hành tinh từ trên cạn đến dưới nước từ những rừng mưa nhiệt đới đến rừng rậm ở Amazon từ sa mạc ở Châu Phi đến vùng đồng bằng ở Bắc mĨ những dòng sông nước ngọt dài hàng ngàn km đều bị tàn phá nghiêm trọng khiến nhiều giống loài biến mất hoặc đứng bên bờ tuyệt chủng.

- Nhưng vẫn chưa muộn, rất nhiều lời cảnh báo được đưa ra và nhiều tư liệu mang tới thông điệp tích cực ở cuối môic tập phim.

Câu 2: Tác giả cho biết điều gì về bố cục và quy mô phản ánh của bộ phim?

Trả lời:

Tám tập phim với tám môi trường sống trên khắp thế giới, từ vùng cực băng giá (Nam cực và Băng cực), những cánh rừng mưa nhiệt đới, vùng sa mạc và đồng cỏ ở châu Phi, những đại dương sâu thẳm cho đến sông ngòi và những khu rừng rậm đa dạng ở Nam Mỹ...

Câu 3: Vẻ đẹp ở các cảnh phim hiện lên như thế nào qua lời miêu tả của tác giả văn bản?

Trả lời:

Hàng chục ngàn chúc chim cánh cụt đi lạch bạch qua những con đường hẹp trên tuyết ở Nam Cực.

Những con hà mã khổng lồ, mập mạp nằm lười biền trong đàn hay cạnh tranh để chinh phục con cái

Cuộc săn mồi kì vĩ của đàn cá heo, cá mập, cá ngừ vậy xanh,...

Câu 4: Nội dung nào được tác giả nhắc đến trong phần “Rất nhiều loài đang đứng bên bờ vực tuyệt chủng”?

Trả lời:

Nội dung được nhắc đến là những vẻ đẹp ngoạn mục của thế giới tự nhiên hoang dã và những con số, lời cảnh báo đau lòng của các nhà làm phim , của các nhà khoa học về hành tinh của chúng ta

2. THÔNG HIỂU (3 câu)

Câu 1: Theo em, tác giả muốn người đọc chú ý đặc biệt tới thông tin nào trong văn bản?

Trả lời:

Theo em tác giả muốn người đọc chú ý đặc biệt tới quãng thời gian quay phim và quá trình ghi lại những thước phim quan trọng về thiên nhiên để mang tới những lời cảnh tỉnh, cảnh báo tới người xem trước sự tàn phá của thiên nhiên.

Câu 2: Văn bản Choáng ngợp và đau đớn những cảnh báo từ loạt phim "Hành tinh của chúng ta"  thuộc kiểu văn bản gì? Nếu căn cứ cho phép em xác định như vậy

Trả lời:

Văn bản Choáng ngợp và đau đớn những cảnh báo từ loạt phim "Hành tinh của chúng ta"  thuộc kiểu văn bản khoa học.

Căn cứ vào thông tin và dữ liệu xác thực của tác giả đưa ra trong suốt 4 năm quay dựng phim.

Đồng thời văn bản đưa ra các dẫn chứng về khoa học môi trường,....

Câu 3: Cách kết thúc văn bản có gì đặc biệt?

Trả lời:

Cách kết thúc văn bản đặc biệt thay vì đưa ra lời khuyên, lời cảnh cáo hay phương pháp thì tác giả đã chỉ ra dữ liệu và số lượng người tham gia bộ phim quay vào ghi lại những thước phim chân thực nhất tới khán giả.

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Xác định cách triển khai của văn bản và nhận xét về cách triển khai đó.

Trả lời:

Cách triển khai theo từng luận điểm, cách triển khai này giúp người đọc hiểu được từng vấn đề từng câu chuyện mà tác giả muốn đề ra mà không quá nhiều thông tin chồng chéo lên nhau.

Câu 2: Tác giả văn bản đã thể hiện sự đồng cảm như thế nào đối với nhóm làm phim? Xét theo đặc điểm của kiểu văn bản, yếu tố đồng cảm ở đây giữ vai trò như thế nào?

Trả lời:

Tác giả văn bản đã thể hiện sự đồng cảm đối với nhóm làm phim về quá trình 4 năm với thời gian quay và ghi hình rất nhiều tại nhiều quốc gia khác nhau để mang tới những thước phim chân thực.

Xét theo đặc điểm của kiểu văn bản, yếu tố đồng cảm ở đây giữ vai trò cho người đọc và các nhà làm phim có nhiều khách quan tiếp nhận thông tin và đặc biệt ta thấy được tính chân thực của bộ phim.

Câu 3: Theo em, việc sản xuẩt những bộ phim tài liệu về thiên nhiên, về sự sống trên trái đất sẽ có tác động như thế nào tới nhận thức của con người? 

Trả lời:

Những bộ phim tài liệu về thiên nhiên, sự sống trên trái đất đều là những thước phim chân thực được dụng công sản xuất trong một thời gian dài. Những bộ phim ấy sẽ đem đến những góc nhìn sinh động, phong phú và rộng mở về sự sống trên trái đất, từ sâu trong lòng đại dương đến những khu rừng rậm nhiệt đới, từ những thảo nguyên phì niêu đến những cánh rừng già ở châu Phi hay thậm chí là những hoang mạc khô cằn. Đó là những nơi người xem có thể chưa có cơ hội đặt chân tới khám phá, chúng ta sẽ được mở mang kiến thức về thế giới quanh mình, chứng kiến sự sinh tồn của các loài động thực vật trên khắp trái đất. Trong những bộ phim tài liệu ấy, những thực trạng về môi trường, về khí hậu được lồng ghép đan xen để người xem nhận thức được những tác động khủng khiếp mà con người đang gây ra cho trái đất. Từ đó, phần nào tác động vào việc thay đổi nhận thức của con người về tự nhiên, khí hậu và nâng cao ý thức trong việc bảo vệ sự sống trên hành tinh này bao gồm cả sự sống của chính chúng ta. 

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 11: Em đã xem những bộ phim nào nói về sự sống trên Trái Đất hoặc thảm họa thiên nhiên? Hãy chia sẻ điều em tâm đắc về một trong những bộ phim ấy.

Trả lời:

Em đã xem bộ phim Khe nứt – San Andreas (2015) nói về thảm họa động đất. Trước hết, bộ phim đã được đầu tư với kinh phí 100 triệu USD và là bộ phim đầu tiên về đề tài thảm họa được dựng bởi công nghệ 3D đem đến những trải nghiệm về hình ảnh, âm thanh chân thực, sống động. Về phần kĩ xảo và hiệu ứng âm thanh thì đoàn làm phim đã làm vô cùng tốt. Về phần nội dung phim, San Andreas cho người xem không chỉ hình dung mà còn có cảm giác chân thực về sự sụp đổ của nền văn minh nhân loại trước sức công phá kinh hoàng của thiên nhiên. Khe nứt gãy San Andreas sau hơn 100 năm im ắng đã hoạt động trở lại, gây nên hàng loạt thảm họa động đất kinh hoàng, đe dọa cuộc sống và tính mạng của hàng triệu người dân Mỹ. Ray – một nhân viên cứu hộ trên không - phải xoay sở để cứu gia đình mình trước sức tàn phá khốc liệt của thiên nhiên. Cả thành phố chìm trong đổ nát, mặt đất tách làm đôi và cơn sóng thần thì đang chực chờ ập đến. Trong nguy hiểm, người ta mới thực sự nhận ra đâu là chân giá trị của tình thân gia đình. 

Câu 12: Trình bày một vài hiểu biết của em về thực trạng và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra.

Trả lời:

Biến đổi khí hậu chính là sự thay đổi của hệ thống khí hậu từ sinh quyển, khí quyển, thủy quyền tới thạch quyển trong hiện tại và tương lai. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, những tác động của con người vào môi trường tự nhiên chính là nguyên do gây nên biến đổi khí hậu. Theo đó, việc gia tăng khí CO2 do hoạt động sản xuất công nghiệp, phá rừng, sử dụng nguồn nước cũng như các loại khí độc hại khác là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Bên cạnh đó, các yếu tố khách quan trong đó có sự thay đổi trong chính nội tại của tự nhiên bao gồm sự thay đổi trong hoạt động mặt trời, của quỹ đạo trái đất, sự dịch chuyển của các châu lục… cũng tác động không nhỏ gây nên tình trạng này. Biến đổi khí hậu khiến cho mực nước biển ngày một dâng lên, các bờ biển đang dần biến mất, các hệ sinh thái bị phá hủy từ những thiên tai như lũ lụt, hạn hán, cháy rừng và hiện tượng axit hóa đại dương. Biến đổi khí hậu cũng gây mất đa dạng sinh học, dự tính 50% các loài động thực vật sẽ đối diện với nguy cơ tuyệt chủng vào năm 2025. Con người cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng của biển đổi khí hậu, chúng ta bị đe dọa về nguồn lương thực, nhiên liệu, nơi cư trú và thu nhập cũng dần mất đi. Thiên tai, dịch bệnh, đói nghèo, xung đột là những nguy cơ chúng ta phải đối mặt khi biến đổi khí hậu diễn ra ngày một nghiêm trọng hơn. 

Câu 13: Theo em, trẻ em có vai trò như thế nào trong việc bảo vệ hành tinh Trái Đất?

Trả lời:

Bảo vệ môi trường hiện nay đã trở thành nhiệm vụ cấp bách của toàn xã hội. Muốn giải quyết thành công bài toán ô nhiễm môi trường, phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững thì trước hết chúng ta cần bắt đầu bằng việc giáo dục trẻ em, nâng cao nhận thức về môi trường, bảo vệ môi trường ngay từ những cấp học nhỏ nhất. Theo Unilever Vietnam, chúng ta hãy bắt đầu giáo dục trẻ em từ việc tiết kiệm nước. Với một hành động nhỏ như tiết kiệm nước cũng góp phần rất quan trọng trong việc bảo vệ môi trường. Hãy bắt đầu từ việc tắt điện khi không dùng đến. Tiết kiệm điện cũng quan trọng chẳng kém gì nước, vì đây cũng là nguồn năng lượng quý và phải rất khó khăn mới tạo ra được. Hãy bắt đầu với việc yêu cây, cỏ. Từng lá cây, từng bông hoa, ngọn cỏ cũng sẽ giúp cho môi trường trở nên tươi xanh, không khí trong lành. Hãy bắt đầu với việc bỏ rác đúng nơi. Rác thải luôn là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Hãy bắt đầu từ những việc nhỏ để tạo nên kết quả lớn lao, chung tay góp sức mình vào việc gìn giữ hành tinh xanh thân yêu của chúng ta. 




=> Giáo án Ngữ văn 8 kết nối Bài 9 Văn bản 2: Choáng ngợp và đau đớn những cảnh báo từ loạt phim “Hành tinh của chúng ta”

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay