Đáp án Ngữ Văn 8 chân trời sáng tạo bài 3: Văn bản Bài ca Côn Sơn
File đáp án Ngữ Văn 8 chân trời sáng tạo bài 3: Văn bản Bài ca Côn Sơn. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt
Xem: => Giáo án ngữ văn 8 chân trời sáng tạo
VĂN BẢN. BÀI CA CÔN SƠNSUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI
CH1: Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong bốn câu thơ đầu.
Trả lời:
- Biện pháp tu từ:
- So sánh: So sánh "tiếng suối" như "tiếng đàn cầm", "ngồi trên đá" như "ngồi chiếu êm".
- Từ láy: rì rầm.
- Tác dụng:
- Phép so sánh cho thấy tiếng suối rất du dương, trầm bổng.
- Từ láy đã miêu tả thêm chi tiết tiếng suối chảy rất xiết, từ đó làm nổi bật nên phong cảnh, cảnh vật.
Trong câu thơ trên, tác giả Nguyễn Trãi đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh vô cùng đặc sắc và có hiệu quả. Nhằm làm tăng sức gợi hình, biểu cảm cho sự diễn đạt. Đồng thời, tác giả đã mở ra cho người đọc khung cảnh của Côn Sơn - một nơi vô cùng yên ả, thanh bình, vắng lặng. Có thể nghe rõ tiếng suối chảy " rì rầm " cảm tưởng như nghe tiếng " đàn cầm " du dương bên tai vô cùng tĩnh lặng. Tiếng suối chảy rì rầm được ví với tiếng đàn cầm. Đá rêu phơi được ví với chiếu êm. Cách ví von này giúp em cảm nhận được tình cảm của tác giả dành cho thiên nhiên.
CH2: Nhân vật " ta" trong đoạn trích có thể là ai?
Trả lời:
Nhân vật ta là: nhà thơ.
CH3: Tìm các chi tiết miêu tả thiên nhiên và nhân vật "ta" trong đoạn thơ, từ đó nhận xét về mối quan hệ giữa thiên nhiên và nhân vật " ta".
Trả lời:
- Hình ảnh miêu tả thiên nhiên Côn Sơn
- Suối: tiếng suối như tiếng đàn cầm
- Đá rêu phơi
- Thông mọc như nêm: thông mọc rậm và dày
- Trúc bóng râm: trúc rậm, râm mát, dày tạo nên bóng râm khi trời nắng
- Biện pháp nghệ thuật:
- Điệp từ: Côn Sơn
- So sánh
-> Bức tranh thiên nhiên khoáng đạt, thanh cao, hấp dẫn, thú vị và nên thơ. Thiên nhiên như một người bạn tri âm, tri kỉ của nhà thơ
- Sử dụng điệp từ, đại từ nhân xưng “ta” nhằm nhấn mạnh sự có mặt của “ta” ở mọi cảnh đẹp của Côn Sơn
- Sử dụng hàng loạt các động từ khẳng định tư thế làm chủ của con người trước thiên nhiên: Ta nghe, ta ngồi, ta nằm, ta ngâm thơ nhàn…
-> Nhân vật trữ tình thả hồn mình, sống cuộc sống thanh cao, hòa mình vào giữa khung cảnh thiên nhiên Côn Sơn
CH4: Em cảm nhận như thế nào về hình ảnh và tâm hồn của nhân vật "ta" trong đoạn thơ?
Trả lời:
Qua các chi tiết: lúc lắng nghe tiếng suối, lúc ngồi trên đá êm, lúc nằm dưới bóng thông xanh, lúc ngâm thơ giữa rừng trúc cho thấy tác giả đang sống trong những giây phút thảnh thơi, thanh nhàn. Thi sĩ như đang thả hồn, hòa mình với thiên nhiên, để thưởng ngoạn cảnh trí Côn Sơn - một cảnh đẹp nên thơ, khoáng đạt.
=> Giáo án Ngữ văn 8 chân trời Bài 3 Đọc 3: Bài ca Côn Sơn