Đề thi cuối kì 2 KHTN 9 Sinh học Kết nối tri thức (Đề số 1)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Khoa học tự nhiên 9 (Sinh học) kết nối tri thức Cuối kì 2 Đề số 1. Cấu trúc đề thi số 1 học kì 2 môn KHTN 9 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án sinh học 9 kết nối tri thức

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THCS……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 (SINH HỌC) – KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm) 

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Việc làm nào sau đây vi phạm đạo đức sinh học?

A. Nuôi cấy mô, tế bào thực vật.                    

B. Ghép nội tạng ở người.

C. Nhân bản vô tính động vật.                       

D. Chẩn đoán giới tính thai nhi.

Câu 2. Chọn lọc nhân tạo nhằm mục đích gì?

A. Giải thích sự hình thành tất cả các loài vật nuôi và cây trồng mới cùng xuất phát từ một loài ban đầu.

B. Phát hiện, giữ lại, nhân giống những cá thể mang đặc tính tốt và thải loại những cá thể không mong muốn.

C. Tạo ra giống cây trồng mới từ nhiều loài ban đầu.

D. Tạo ra nhiều giống cây trồng và vật nuôi mới mang đặc điểm phù hợp với sinh vật.

Câu 3. Thành tựu nào sau đây không phải là thành tựu tạo giống cây trồng biến đổi gene

A. Tạo giống dâu tằm tam bội cho năng suất lá cao.

B. Tạo giống đu đủ mang gene kháng virus.

C. Tạo giống ngô Bt kháng sâu.

D. Tạo giống "lúa vàng" có khả năng tổng hợp β-carotene.

Câu 4. Cải củ có bộ NST bình thường 2n =18. Trong một tế bào sinh dưỡng của củ cải, người ta đếm được 27 NST. Đây là thể 

A. 3 nhiễm.

B. tam bội (3n).

C. tứ bội (4n).

D. dị bội (2n - 1).

Câu 5. Tiến hóa nhỏ là

A. quá trình biến đổi tần số allele, tần số kiểu gene trong quần xã qua các thế hệ.

B. quá trình biến đổi tần số allele, tần số kiểu gene trong quần thể qua các thể hệ.

C. quá trình biến đổi tần số allele, tần số kiểu NST trong quần xã qua các thế hệ.

D. quá trình biến đổi tần số allele trong quần thể qua các thế hệ.

Câu 6. Công nghệ sinh học phân tử đã có những ảnh hưởng tích cực đến công nghiệp thực phẩm và xử lý môi trường như thế nào?

1. Sử dụng enzyme để cải thiện quy trình sản xuất thực phẩm và giảm lượng chất thải.

2. Phát triển vi sinh vật có khả năng phân giải chất độc hại trong môi trường.

3. Tạo ra loại thực phẩm giàu dinh dưỡng hơn thông qua sửa đổi gene của cây trồng.

4. Phát triển phương pháp phân tích gene để giám sát và đánh giá tác động của các hoá chất trong môi trường.

5. Sử dụng kỹ thuật CRISPR-Cas9 để tạo ra các loại vi khuẩn phân huỷ chất thải hữu cơ.

6. Sửa đổi gene của cây trồng để chúng có khả năng chống lại các bệnh hại và sâu bệnh, giảm việc sử dụng thuốc trừ sâu độc hại.

A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 6.

Câu 7. Cho các nhận định sau:

(1) Độ tuổi kết hôn: nam vừa đủ 18, nữ vừa đủ 18 tuổi trở lên.

(2) Hôn nhân một vợ một chồng.

(3) Cấm kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi 2 đời.

(4) Không lựa chọn giới tính thai nhi.

(5) Không nên sinh con quá sớm hoặc quá muộn. 

(6) Người mẹ không nên sinh con sau 45 tuổi.

Có bao nhiêu tiêu chí đúng trong hôn nhân và kế hoạch hóa gia đình?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 8. Trong lịch sử phát triển của sinh giới, có rất nhiều loài bị tuyệt chủng. Nguyên nhân chủ yếu làm cho các loài bị tuyệt chủng là

A. do sinh sản ít, đồng thời lại bi các loài khác dùng làm thức ăn.

B. do cạnh tranh cùng loài làm giảm số lượng nên bị diệt vong,

C. có những thay đổi về khí hậu, địa chất nhưng sinh vật không thích nghi được.

D. do cạnh tranh khác loài dẫn đến loài yếu hơn bị đào thải.

PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1 (3 điểm). 

a) Trình bày khái niệm về chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo

b) Các quá trình chọn lọc sau là ví dụ về chọn lọc tự nhiên hay chọn lọc nhân tạo?

  1. Chọn những con lợn nái tốt (sinh ra từ cặp bố mẹ được lựa chọn), sau một đến hai lứa đẻ, chọn con nái nào đẻ nhiều con, các con sinh trưởng, phát triển tốt giữ lại làm giống.

  2. Những con hươu có cổ dài sống qua mùa khô bằng cách ăn lá từ các ngọn cây. Những con hươu có cổ dài sinh sản nhiều hơn trong năm đó. Các năm sau, số lượng cá thể hươu có cổ dài tăng dần.

  3. Những con chó có màu lông được con người yêu thích sẽ được lai với nhau để tạo ra những con chó có màu lông tương tự.

  4. Chọn trong đàn những con gà mái để nhiều trứng để làm giống, thế hệ sau tiếp tục chọn những con đẻ nhiều trứng hơn làm giống. Sau nhiều thế hệ chọn lọc sẽ tạo được giống gà siêu trứng.

Câu 2 (2 điểm). Các phát biểu sau đây đúng hay sai khi nói về Sự hình thành loài mới.

a. Tiến hóa có thể dẫn đến sự hình thành loài mới.              

b. Tiến hóa không bao giờ tạo ra loài mới.      

c. Sự thay đổi tần số allele có thể ảnh hưởng đến sự hình thành loài mới.          

d. Tất cả các quá trình tiến hóa đều dẫn đến sự hình thành loài mới.        

Câu 3 (1 điểm). Vì sao Luật Hôn nhân và Gia đình ở nước ta cấm kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời?

BÀI LÀM

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

 

TRƯỜNG THCS .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 (SINH HỌC) – KẾT NỐI TRI THỨC

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Di truyền nhiễm sắc thể 

1

1

0,5

Di truyền học với con người và đời sống

2

2

1

4

1

3

Tiến hóa

2

1 ý

1

1

1 ý

3

2

6,5

Tổng số câu TN/TL

4

1 ý

2

1

2

1 ý

1

8

3

11

Điểm số

2,0

2,0

1,0

2,0

1,0

1,0

0

1,0

4

6

10

Tổng số điểm

4 điểm

40%

3 điểm

30%

2 điểm

20%

1 điểm

10%

10 điểm

10 %

10 điểm

TRƯỜNG THCS .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 (SINH HỌC) – KẾT NỐI TRI THỨC

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

(số ý)

TN 

(số câu)

TL

(số ý)

TN 

(số câu)

Chương 12: Di truyền nhiễm sắc thể

Thông hiểu

Xác định được dạng đột biến NST.

1

C4

Chương 13: Di truyền học với con người và đời sống

1

4

5. Di truyền học với con người

Vận dụng

- Giải thích được một số tác nhân gây bệnh di truyền trong thực tiễn.

-  Phân tích và giải thích sự di truyền của một tính trạng cụ thể ở người; giải thích một số bệnh và tật di truyền ở người; cách các bệnh này được di truyền trong gia đình, ảnh hưởng của nó đến các thế hệ sau và phân tích các tác nhân gây bệnh di truyền trong các trường hợp cụ thể.

1

C7

Vận dụng cao

- Vận dụng kiến thức về di truyền học để đưa ra lời khuyên cho các cặp đôi có nguy cơ di truyền bệnh hoặc tật, cũng như các vấn đề liên quan đến lựa chọn giới tính.

1

C3

6. Ứng dụng công nghệ di truyền vào đời sống

Nhận biết

- Nêu được một số ứng dụng công nghệ di truyền và vấn đề đạo đức trong công nghệ di truyền

2

C1

C3

Vận dụng

Vận dụng tìm hiểu được một số sản phẩm ứng dụng công nghệ di truyền tại địa phương.

- Dựa vào kiến thức, kĩ năng đã học đưa ra được các quan điểm, nhận định về đạo đức sinh học trong nghiên cứu và ứng dụng công nghệ di truyền.

1

C6

Chương 14: Tiến hóa

7. Khái niệm tiến hoá và các hình thức chọn lọc

Nhận biết

- Phát biểu được khái niệm tiến hóa.

- Phát biểu được khái niệm chọn lọc nhân tạo. 

- Phát biểu được khái niệm chọn lọc tự nhiên. 

1

1

C1a

C2

Thông hiểu

- Trình bày được một số bằng chứng của quá trình chọn lọc do con người tiến hành đưa đến sự đa dạng và thích nghi của các loài vật nuôi và cây trồng từ vài dạng hoang dại ban đầu.

- Mô tả được quá trình chọn lọc tự nhiên.

1

C8

Vận dụng

Vận dụng kiến thức tiến hoá và các hình thức chọn lọc để giải thích được một số hiện tượng

1

C1b

8. Cơ chế tiến hoá

Nhận biết

- Nêu được quan điểm của Lamarck về cơ chế tiến hóa.

- Trình bày được quan điểm của Darwin về cơ chế tiến hóa.

- Trình bày được một số luận điểm về tiến hóa theo quan niệm của thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại (cụ thể: nguồn biến dị di truyền của quần thể, các nhân tố tiến hóa, cơ chế tiến hóa lớn).

1

C5

Thông hiểu

– Thông qua phân tích các ví dụ về tiến hoá thích nghi, chứng minh được vai trò của chọn lọc tự nhiên đối với sự hình thành đặc điểm thích nghi và đa dạng của sinh vật.

– Trình bày được một số bằng chứng của quá trình chọn lọc do con người tiến hành đưa đến sự đa dạng và thích nghi của các loài vật nuôi và cây trồng từ vài dạng hoang dại ban đầu.

1

C2

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi Sinh học 9 Kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay