Đề thi cuối kì 2 KHTN 9 Sinh học Kết nối tri thức (Đề số 3)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Khoa học tự nhiên 9 (Sinh học) kết nối tri thức Cuối kì 2 Đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 học kì 2 môn KHTN 9 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án sinh học 9 kết nối tri thức
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 (SINH HỌC) – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số | Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Đâu không phải ứng dụng của công nghệ di truyền vào trong nông nghiệp?
A. Điều trị các bệnh di truyền do gene sai hỏng gây ra trên cơ thể người.
B. Công nghệ tạo giống cây trồng biến đổi gene.
C. Công nghệ tạo giống vật nuôi biến đổi gene.
D. Công nghệ lai tạo giống cây mới có nhiều đặc tính tốt.
Câu 2. Khẳng định nào dưới đây đúng khi nói về tiến hóa?
A. Tiến hóa là sự biến đổi của sinh vật theo hướng đơn giản hóa dần cơ thể để thích nghi với điều kiện sống.
B. Tiến hóa là sự biến đổi của một nhóm sinh vật theo hướng hoàn thiện dần cơ thể qua thời gian.
C. Tiên hóa là quá trình giữ nguyên các đặc điểm di truyền của quần thể sinh vật qua thời gian.
D. Tiến hóa là quá trình thay đổi các đặc điểm di truyền của quần thể sinh vật qua thời gian.
Câu 3. Ứng dụng nào sau đây không phải là ứng dụng công nghệ di truyền trong y tế?
A. Tạo ra các cây trồng có hệ gene mới giúp tăng năng suất.
B. Tạo các cơ thể sinh vật sản xuất các protein được dùng làm thuốc sinh học.
C. Chuyển gene lành thay thế gene bệnh.
D. Chẩn đoán và điều trị bệnh.
Câu 4. Chọn lọc tự nhiên dẫn đến sự tăng cường sự sống của cá thể nào sau đây?
A. Cá thể có sự thích ứng tốt với môi trường.
B. Cá thể có gene trội.
C. Cá thể có số lượng lớn con cái.
D. Cá thể có sức mạnh vật lý cao.
Câu 5. Cho các phát biểu sau:
Công nghệ di truyền giúp tạo giống cây trồng có sản lượng về chất lượng cao
Mở rộng vùng trồng cây biến đổi gene có thể làm giảm đa dạng sinh học
Sinh vật chuyển gene có thể ảnh hưởng đến sinh vật hoang dại, gây vấn đề mới khó kiểm soát
Hiện chưa thấy bằng chứng cho thấy sinh vật biến đổi gene gây hại cho con người
Khó phân biệt được sản phẩm có nguồn gốc biến đổi gen.
Có bao nhiêu thông tin về rủi ro của ứng dụng công nghệ di truyền?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 6. Cho các tác nhân sau:
(1) Chất phóng xạ
(2) Tia UV
(3) Hóa chất công nghiệp
(4) Nước mưa
(5) Thuốc bảo vệ thực vật
(6) Hoa quả chứa nhiều vitamin C
(7) Thuốc diệt cỏ hóa học
Số tác nhân hàng đầu gây đột biến NST là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 7. Xét các đoạn gene I, II sau:
3’ –AGTTGA- -AGCTGA-
5’ –TCAACT- -TCGACT-
I II
Từ gene I sang gene II là dạng đột biến gì?
A. Thay 1 cặp T-A bằng 1 cặp C-G.
B. Thay 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-C.
C. Thay 1 cặp C-G bằng 1 cặp T-A.
D. Thay 1 cặp A-T bằng 1 cặp C-G.
Câu 8. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, tổ chức sống nào sau đây là đơn vị tiến hóa cơ sở?
A. Quần xã.
B. Hệ sinh thái.
C. Quần thể.
D. Cá thể.
PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1 (3 điểm).
a) Trình bày khái niệm về chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo
b) Kể tên một số loại cây trồng và vật nuôi đã được chọn lọc nhân tạo ở vật nuôi mà em biết
Câu 2 (2 điểm). Các phát biểu sau đây đúng hay sai khi nói về Chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo.
a. Chọn lọc tự nhiên luôn hiệu quả hơn chọn lọc nhân tạo.
b. Chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo có liên quan đến nhau.
c. Chọn lọc nhân tạo có thể tạo ra biến dị di truyền.
d. Cả chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo đều dẫn đến sự thay đổi di truyền.
Câu 3 (1 điểm). Một gia đình đã có bốn người con gái. Mặc dù đã trên 40 tuổi nhưng cả hai vợ chồng vẫn tiếp tục kế hoạch sinh thêm con với hi vọng sinh con trai. Hai vợ chồng đã thực hiện các biện pháp hỗ trợ và lựa chọn giới tính thai nhi. Vận dụng kiến thức về di truyền học với hôn nhân, em hãy cho biết những hành vi trong trường hợp trên không đúng với Luật Hôn nhân và Gia đình, chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình, không phù hợp với các tiêu chí về hôn nhân dựa trên di truyền học đưa ra. Những hành vi đó dẫn đến hệ lụy như thế nào?
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 (SINH HỌC) – KẾT NỐI TRI THỨC
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Di truyền nhiễm sắc thể | 1 | 1 | 0,5 | ||||||||
Di truyền học với con người và đời sống | 2 | 2 | 1 | 4 | 1 | 3 | |||||
Tiến hóa | 2 | 1 ý | 1 | 1 | 1 ý | 3 | 2 | 6,5 | |||
Tổng số câu TN/TL | 4 | 1 ý | 2 | 1 | 2 | 1 ý | 1 | 8 | 3 | 11 | |
Điểm số | 2,0 | 2,0 | 1,0 | 2,0 | 1,0 | 1,0 | 0 | 1,0 | 4 | 6 | 10 |
Tổng số điểm | 4 điểm 40% | 3 điểm 30% | 2 điểm 20% | 1 điểm 10% | 10 điểm 10 % | 10 điểm |
TRƯỜNG THCS .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 (SINH HỌC) – KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
Chương 12: Di truyền nhiễm sắc thể | Thông hiểu | - Dựa vào đoạn gen xác định được dạng đột biến. | 1 | C7 | ||
Chương 13: Di truyền học với con người và đời sống | 1 | 4 | ||||
5. Di truyền học với con người | Vận dụng | - Giải thích được một số tác nhân gây bệnh di truyền trong thực tiễn. - Phân tích và giải thích sự di truyền của một tính trạng cụ thể ở người; giải thích một số bệnh và tật di truyền ở người; cách các bệnh này được di truyền trong gia đình, ảnh hưởng của nó đến các thế hệ sau và phân tích các tác nhân gây bệnh di truyền trong các trường hợp cụ thể. | 1 | C6 | ||
Vận dụng cao | - Vận dụng kiến thức về di truyền học để đưa ra lời khuyên cho các cặp đôi có nguy cơ di truyền bệnh hoặc tật, cũng như các vấn đề liên quan đến lựa chọn giới tính. | 1 | C3 | |||
6. Ứng dụng công nghệ di truyền vào đời sống | Nhận biết | - Nêu được một số ứng dụng công nghệ di truyền và vấn đề đạo đức trong công nghệ di truyền | 2 | C1 C3 | ||
Vận dụng | Vận dụng tìm hiểu được một số sản phẩm ứng dụng công nghệ di truyền tại địa phương. - Dựa vào kiến thức, kĩ năng đã học đưa ra được các quan điểm, nhận định về đạo đức sinh học trong nghiên cứu và ứng dụng công nghệ di truyền. | 1 | C5 | |||
Chương 14: Tiến hóa | ||||||
7. Khái niệm tiến hoá và các hình thức chọn lọc | Nhận biết | - Phát biểu được khái niệm tiến hóa. - Phát biểu được khái niệm chọn lọc nhân tạo. - Phát biểu được khái niệm chọn lọc tự nhiên. | 1 | 1 | C1a | C2 |
Thông hiểu | - Trình bày được một số bằng chứng của quá trình chọn lọc do con người tiến hành đưa đến sự đa dạng và thích nghi của các loài vật nuôi và cây trồng từ vài dạng hoang dại ban đầu. - Mô tả được quá trình chọn lọc tự nhiên. | 1 | C4 | |||
Vận dụng | Vận dụng kiến thức tiến hoá và các hình thức chọn lọc để giải thích được một số hiện tượng | 1 | C1b | |||
8. Cơ chế tiến hoá | Nhận biết | - Nêu được quan điểm của Lamarck về cơ chế tiến hóa. - Trình bày được quan điểm của Darwin về cơ chế tiến hóa. - Trình bày được một số luận điểm về tiến hóa theo quan niệm của thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại (cụ thể: nguồn biến dị di truyền của quần thể, các nhân tố tiến hóa, cơ chế tiến hóa lớn). | 1 | C8 | ||
Thông hiểu | – Thông qua phân tích các ví dụ về tiến hoá thích nghi, chứng minh được vai trò của chọn lọc tự nhiên đối với sự hình thành đặc điểm thích nghi và đa dạng của sinh vật. – Trình bày được một số bằng chứng của quá trình chọn lọc do con người tiến hành đưa đến sự đa dạng và thích nghi của các loài vật nuôi và cây trồng từ vài dạng hoang dại ban đầu. | 1 | C2 |