Đề thi cuối kì 2 KHTN 9 Sinh học Kết nối tri thức (Đề số 2)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Khoa học tự nhiên 9 (Sinh học) kết nối tri thức Cuối kì 2 Đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 học kì 2 môn KHTN 9 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án sinh học 9 kết nối tri thức
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 (SINH HỌC) – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số | Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Đâu là ứng dụng của công nghệ di truyền trong pháp y?
A. Xác định danh tính hài cốt liệt sĩ trong chiến tranh từ lâu.
B. Điều trị các bệnh di truyền do gene sai hỏng gây ra trên cơ thể người.
C. Công nghệ tạo giống cây trồng biến đổi gene.
D. Công nghệ tạo giống động vật biến đổi gene.
Câu 2. Thành tựu nào sau đây không phải là thành tựu tạo giống vật nuôi biến đổi gene?
A. Dê chuyển gene tiết sữa có thành phần protein dùng làm thuốc sinh học.
B. Tạo ra cừu Dolly bằng sinh sản vô tính.
C. Cừu chuyển gene sản sinh protein của người trong sữa.
D. Bò chuyển gene có khả năng sinh trưởng nhanh.
Câu 3. Con người ứng dụng chọn lọc nhân tạo để
A. nâng cao năng suất, chất lượng vật nuôi và cây trồng.
B. nâng cao năng suất và chất lượng vi khuẩn.
C. nâng cao năng suất và chất lượng virus.
D. nâng cao năng suất và chất lượng vật nuôi.
Câu 4. Nguyên nhân nào sau đây không dẫn đến sự tiến hóa của sinh giới qua các đại địa chất?
A. Sự biến đổi điều kiện khí hậu.
B. Sự trôi dạt các màng lục địa.
C. Do động đất, sống thần, núi lửa phun trào
D. Sự xuất hiện của loài người.
Câu 5. Ở sinh vật lưỡng bội, trong trường hợp một gene qui định một tính trạng, tính trội là trội hoàn toàn, không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai AaBBDd × AabbDd cho đời con có bao nhiêu loại kiểu hình?
A. 2.
B. 4.
C. 6.
D. 9.
Câu 6. Cho các phát biểu sau:
Công nghệ di truyền giúp tạo giống cây trồng có sản lượng về chất lượng cao
Mở rộng vùng trồng cây biến đổi gene có thể làm giảm đa dạng sinh học
Sinh vật chuyển gene có thể ảnh hưởng đến sinh vật hoang dại, gây vấn đề mới khó kiểm soát
Hiện chưa thấy bằng chứng cho thấy sinh vật biến đổi gene gây hại cho con người
Khó phân biệt được sản phẩm có nguồn gốc biến đổi gen.
Có bao nhiêu thông tin về lợi ích của ứng dụng công nghệ di truyền?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 7. Cho một số hội chứng, bệnh, tật sau:
(1) Hội chứng down
(2) Bệnh câm điếc bẩm sinh
(3) Bệnh bạch tạng
(4) Hở khe môi, hàm
(5) Dính hoặc thừa ngón tay
(6) Hội chứng turner
Số bệnh tật có thể khắc phục được nhờ tạo hình và thẩm mĩ là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 8. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào dưới đây không được xem là nhân tố tiến hóa?
A. Các yếu tố ngẫu nhiên.
B. Chọn lọc tự nhiên.
C. Giao phối ngẫu nhiên.
D. Giao phối không ngẫu nhiên.
PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1 (3 điểm).
a) Trình bày khái niệm về chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo
b) Kể tên một số loại cây trồng và vật nuôi đã được chọn lọc nhân tạo ở cây trồng mà em biết
Câu 2 (2 điểm). Các phát biểu sau đây đúng hay sai khi nói về Quan điểm của Lamarck và Darwin trong tiến hoá.
a. Darwin không tin vào sự thay đổi di truyền trong quá trình tiến hóa.
b. Lamarck và Darwin đều cho rằng sinh vật có khả năng thích nghi với môi trường.
c. Quan điểm của Lamarck về cơ chế tiến hóa được Darwin hoàn toàn chấp nhận.
d. Lamarck và Darwin có những điểm khác biệt trong quan điểm về tiến hóa.
Câu 3 (1 điểm). Chất độc da cam là tên gọi của một loại thuốc diệt cỏ có chứa chất độc dioxin. Vì sao con, cháu của những người bị nhiễm chất độc da cam có nguy cơ bị dị dạng bẩm sinh?
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 (SINH HỌC) – KẾT NỐI TRI THỨC
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Di truyền nhiễm sắc thể | 1 | 1 | 0,5 | ||||||||
Di truyền học với con người và đời sống | 2 | 2 | 1 | 4 | 1 | 3 | |||||
Tiến hóa | 2 | 1 ý | 1 | 1 | 1 ý | 3 | 2 | 6,5 | |||
Tổng số câu TN/TL | 4 | 1 ý | 2 | 1 | 2 | 1 ý | 1 | 8 | 3 | 11 | |
Điểm số | 2,0 | 2,0 | 1,0 | 2,0 | 1,0 | 1,0 | 0 | 1,0 | 4 | 6 | 10 |
Tổng số điểm | 4 điểm 40% | 3 điểm 30% | 2 điểm 20% | 1 điểm 10% | 10 điểm 10 % | 10 điểm |
TRƯỜNG THCS .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 (SINH HỌC) – KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
Chương 12: Di truyền nhiễm sắc thể | Thông hiểu | – Dựa vào sơ đồ phép lai xác định được kiểu hình, kiểu gen của đời con. | 1 | C5 | ||
Chương 13: Di truyền học với con người và đời sống | 1 | 4 | ||||
5. Di truyền học với con người | Vận dụng | - Giải thích được một số tác nhân gây bệnh di truyền trong thực tiễn. - Phân tích và giải thích sự di truyền của một tính trạng cụ thể ở người; giải thích một số bệnh và tật di truyền ở người; cách các bệnh này được di truyền trong gia đình, ảnh hưởng của nó đến các thế hệ sau và phân tích các tác nhân gây bệnh di truyền trong các trường hợp cụ thể. | 1 | C7 | ||
Vận dụng cao | - Vận dụng kiến thức về di truyền học để đưa ra lời khuyên cho các cặp đôi có nguy cơ di truyền bệnh hoặc tật, cũng như các vấn đề liên quan đến lựa chọn giới tính. | 1 | C3 | |||
6. Ứng dụng công nghệ di truyền vào đời sống | Nhận biết | - Nêu được một số ứng dụng công nghệ di truyền và vấn đề đạo đức trong công nghệ di truyền | 2 | C1 C2 | ||
Vận dụng | Vận dụng tìm hiểu được một số sản phẩm ứng dụng công nghệ di truyền tại địa phương. - Dựa vào kiến thức, kĩ năng đã học đưa ra được các quan điểm, nhận định về đạo đức sinh học trong nghiên cứu và ứng dụng công nghệ di truyền. | 1 | C6 | |||
Chương 14: Tiến hóa | ||||||
7. Khái niệm tiến hoá và các hình thức chọn lọc | Nhận biết | - Phát biểu được khái niệm tiến hóa. - Phát biểu được khái niệm chọn lọc nhân tạo. - Phát biểu được khái niệm chọn lọc tự nhiên. | 1 | 1 | C1a | C3 |
Thông hiểu | - Trình bày được một số bằng chứng của quá trình chọn lọc do con người tiến hành đưa đến sự đa dạng và thích nghi của các loài vật nuôi và cây trồng từ vài dạng hoang dại ban đầu. - Mô tả được quá trình chọn lọc tự nhiên. | 1 | C4 | |||
Vận dụng | Vận dụng kiến thức tiến hoá và các hình thức chọn lọc để giải thích được một số hiện tượng | 1 | C1b | |||
8. Cơ chế tiến hoá | Nhận biết | - Nêu được quan điểm của Lamarck về cơ chế tiến hóa. - Trình bày được quan điểm của Darwin về cơ chế tiến hóa. - Trình bày được một số luận điểm về tiến hóa theo quan niệm của thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại (cụ thể: nguồn biến dị di truyền của quần thể, các nhân tố tiến hóa, cơ chế tiến hóa lớn). | 1 | C8 | ||
Thông hiểu | – Thông qua phân tích các ví dụ về tiến hoá thích nghi, chứng minh được vai trò của chọn lọc tự nhiên đối với sự hình thành đặc điểm thích nghi và đa dạng của sinh vật. – Trình bày được một số bằng chứng của quá trình chọn lọc do con người tiến hành đưa đến sự đa dạng và thích nghi của các loài vật nuôi và cây trồng từ vài dạng hoang dại ban đầu. | 1 | C2 |