Đề thi cuối kì 1 KHTN 9 Sinh học Kết nối tri thức (Đề số 2)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Khoa học tự nhiên 9 (Sinh học) kết nối tri thức Cuối kì 1 Đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 học kì 1 môn KHTN 9 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án sinh học 9 kết nối tri thức

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THCS……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1

KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 (SINH HỌC) – KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm) 

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Tính trạng tương phản là

A. Hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của nhiều tính trạng

B. Hai trạng thái biểu hiện tương đồng nhau của cùng một loại tính trạng.

C. Hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau cùng một loại tính trạng.

D. Hai trạng thái biểu hiện tương đồng nhau của nhiều tính trạng.

Câu 2. Chức năng của DNA là

A. lưu giữ, bảo quản thông tin di truyền.

B. truyền đạt thông tin di truyền.

C. mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền..

D. tham gia cấu trúc của NST.

Câu 3. Các mạch đơn mới được tổng hợp trong quá trình tái bản của phân tử DNA hình thành

A. cùng chiều tháo xoắn của DNA.

B. cùng chiều với mạch khuôn.

C. theo chiều 3’ đến 5’.

D. theo chiều 5’ đến 3’.

Câu 4. Có bao nhiêu nhận xét đúng về quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực?

(1) Diễn ra theo nguyên tắc bán bảo tồn.

(2) Enzyme tham gia vào quá trình này là enzyme RNA polymerase.

(3) Diễn ra chủ yếu trong nhân của tế bào.

(4) Quá trình diễn ra theo nguyên tắc bổ sung (A-U, G-C và ngược lại).

A. 3.

B. 1.

C. 2.

D. 4.

Câu 5. Trong quá trình phiên mã, RNA – polymerase sẽ bám vào vùng nào để làm gen tháo xoắn?

A. Vùng vận hành.

B. Vùng mã hoá.

C. Vùng khởi động.

D. Vùng điều hòa.

Câu 6. Phát biểu nào sau đây không đúng về đột biến gene?

A. Đột biến gene làm phát sinh allele mới trong quần thể.

B. Đột biến gene làm thay đổi vị trí của gene trên NST.

C. Đột biến gene có thể làm biến đổi một hoặc một số cặp nucleotide trong gene.

D. Đột biến gene làm biến đổi hoặc một số tính trạng nào đó trên cơ thể sinh vật.

Câu 7. Ở đậu Hà Lan, allele A quy định tính trạng hạt vàng trội hoàn toàn so với allele a quy định tính trạng hạt xanh. Phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ kiểu hình 1 hạt vàng : 1 hạt xanh?

A. AA × Aa.

B. Aa × Aa.

C. AA × aa.

D. Aa × aa.

Câu 8. Xác định tỉ lệ phần trăm nucleotide loại A trong phân tử DNA, biết DNA có G = 31,25%.

A. 31,25%.

B. 12,5%.

C. 18,75%.

D. 25%.

PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm). Khi lai hai cây đậu Hà Lan có kiểu gen AABB và aabb, hãy xác định kiểu gen và kiểu hình của thế hệ F1 và F2.

Câu 2 (3 điểm). 

a) Dựa vào sơ đồ mối quan hệ giữa gene và tính trạng, cho biết nếu nucleotide trên gene thay đổi thì những cấu trúc nào bị thay đổi. Tính trạng do gene quy định có thay đổi không? Tại sao? 

b) Nếu đưa vào trong tế bào một hợp chất hóa học ngăn không cho ribosome gắn vào mRNA trong dịch mã thì gene hay tính trạng bị thay đổi?

Câu 3 (1 điểm). Một gene dài 0,408 micromet tự nhân đôi 3 lần và mỗi gene con tạo ra đều sao mã 2 lần. Tính số phân tử mRNA được tổng hợp và số đơn phân có chứa trong các phân tử mRNA được tạo ra?

BÀI LÀM

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

TRƯỜNG THCS .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 (SINH HỌC) – KẾT NỐI TRI THỨC

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1. Khái quát về di truyền học

1

2. Các quy luật di truyền của Mendel

1

1

3. Nucleic acid và gene

1

1

4. Tái bản DNA và phiên mã tạo RNA

1

1

1

1

5. Dịch mã và mối quan hệ từ gene đến tính trạng

1

1

 

6.   Đột biến gene

1

Tổng số câu TN/TL

4

1 ý

2

1

2

1 ý

1

8

3

11

Điểm số

2,0

2,0

1,0

2,0

1,0

1,0

0

1,0

4

6

10

Tổng số điểm

4 điểm

40%

3 điểm

30%

2 điểm

20%

1 điểm

10%

10 điểm

10 %

10 điểm

TRƯỜNG THCS .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 (SINH HỌC) – KẾT NỐI TRI THỨC

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

(số ý)

TN 

(số câu)

TL

(số ý)

TN 

(số câu)

CHƯƠNG 11. Di truyền học mendel. Cơ sở phân tử của hiện tượng di truyền

1. Khái quát về di truyền học

Nhận biết

- Nêu được khái niệm di truyền, khái niệm biến dị.

- Nêu được gene quy định di truyền và biến dị ở sinh vật, qua đó gene được xem là trung tâm của di truyền học.

- Nêu được ý tưởng của Mendel là cơ sở cho những nghiên cứu về nhân tố di truyền (gene).

1

C1

2. Các quy luật di truyền của Mendel

Thông hiểu

- Trình bày được thí nghiệm lai phân tích. 

- Nêu được vai trò của phép lai phân tích.

1

1

C1

C7

3. Nucleic acid và gene

Nhận biết

- Nêu được khái niệm nucleic acid, kể tên được các loại nucleic acid: DNA (Deoxyribonucleic acid)

- Nêu được khái niệm gene.

1

C2

Thông hiểu

Phân biệt được loài ưu thế và loài đặc trưng.

1

C8

4. Tái bản DNA và phiên mã tạo RNA

Nhận biết

– Mô tả sơ lược quá trình tái bản của DNA 

– Nêu được khái niệm phiên mã.

– Trình bày được RNA có cấu trúc 1 mạch, chứa 4 loại ribonucleotide.

1

C3

Thông hiểu

– Phân biệt được các loại RNA dựa vào chức năng.

1

C4

Vận dụng

Liên hệ thực tiễn về tái bản DNA và phiên mã tạo RNA

1

C5

Vận dụng cao

Liên hệ thực tiễn về tái bản DNA và phiên mã tạo RNA tính số lượng nucleotide của mạch mRNA/ DNA.

1

C3

5. Dịch mã và mối quan hệ từ gene đến tính trạng

Nhận biết

Nêu được khái niệm mã di truyền

Thông hiểu

– Dựa vào sơ đồ hoặc hình ảnh quá trình dịch mã, nêu được khái niệm dịch mã.

– Giải thích được từ 4 loại nucleotide tạo ra được sự đa dạng của mã di truyền; nêu được ý nghĩa của đa dạng mã di truyền, mã di truyền quy định thành phần hoá học và cấu trúc của protein.

1

C2a

Vận dụng

Vận dụng kiến thức “từ gene đến tính trạng”, giải thích được cơ sở của sự đa dạng về tính trạng của các loài.

1

C2b

6.   Đột biến gene

Nhận biết

– Nêu được các khái niệm đột biến gene. 

– Trình bày được ý nghĩa và tác hại của đột biến gen.

1

C6

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi Sinh học 9 Kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay