Đề thi cuối kì 2 kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức (Đề số 1)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Giáo dục kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức Cuối kì 2 Đề số 1. Cấu trúc đề thi số 1 học kì 2 môn Kinh tế pháp luật 12 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

SỞ GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 12 – KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

"

Điểm bằng số

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng. 

Câu 1. “Mọi người có quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa” được khẳng định ở 

A. Điều 43 Hiến pháp năm 2013.

B. Điều 41 Hiến pháp năm 2013.

C. Điều 40 Hiến pháp năm 2013.

D. Điều 42 Hiến pháp năm 2013.

Câu 2. Hoạt động của các chủ thể thực hiện các biện pháp tích cực để giữ gìn giá trị di sản văn hóa trong cộng đồng và lưu truyền nó theo thời gian là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Sử dụng di sản văn hóa.

B. Bảo vệ di sản văn hóa.

C. Tái tạo di sản văn hóa.

D. Chuyển giao di sản văn hóa.

Câu 3. Trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, công dân có quyền nào sau đây?

A. Tham gia các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu.

B. Sống trong môi trường trong lành.

C. Đóng góp nghĩa vụ tài chính.

D. Tố cáo các hành vi vi phạm.

Câu 4. Để bảo vệ môi trường, hành vi nào dưới đây của công dân bị nghiêm cấm?

A. Bồi thường thiệt hại theo quy định.

B. Trồng cây phủ xanh đất trồng.

C. Xử lí rác thải nơi tập kết.

D. Chôn lấp chất độc, chất phóng xạ.

Câu 5. Đâu không phải là nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hóa?

A. Chấp hành các quy đinh của Hiến pháp và pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa.

B. Được khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật trong bảo vệ di sản văn hóa.

C. Tôn trọng, bảo vệ, giữ gìn di sản văn hóa.

D. Thông báo địa điểm phát hiện, giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Câu 6. Khi thực hiện về quyền và nghĩa vụ trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, công dân cần làm gì?

A. Tích cực tìm hiểu các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

B. Sản xuất mọi loại hàng hóa không cần tính đến việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

C. Đảm bảo tiếng ồn trong phạm vi cho phép theo quy định của pháp luật.

D. Vận chuyển và phân loại rác thải ở nơi tập kết.

Câu 7. Pháp luật quốc tế được thể hiện qua những văn bản nào dưới đây?

A. Nghị quyết của các tổ chức quốc tế.

B. Biên bản các phiên họp của Liên hợp quốc.

C. Hiến chương, hiệp định, hiệp ước, công ước, nghị định thư.

D. Kết luận của các hội nghị quốc tế khu vực quan trọng.

Câu 8. Pháp luật quốc tế là hệ thống các nguyên tắc và quy luật của pháp luật

A. do các quốc gia và chủ thể khác của pháp luật quốc tế thỏa thuận xây dựng nên.

B. do các quốc gia và các chủ thể pháp luật thỏa thuận xây dựng nên.

C. do các chủ thể của các ngành luật thỏa thuận xây dựng nên.

D. do các quốc gia cùng nhau quy định áp dụng.

Câu 9. Pháp luật quốc tế có vai trò

A. là cơ sở để chấm dứt chiến tranh trên thế giới.

B. là cơ sở để giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế.

C. là nguồn gốc để hạn chế các cuộc xâm lược.

D. là lí do để các quốc gia yêu chuộng hòa bình.

Câu 10. “Tất cả các quốc gia có quyền tự do quyết định chế độ chính trị và theo đuổi sự phát triển về kinh tế xã hội và văn hóa của mình mà không có bất cứ sự can thiệp nào từ bên ngoài. Tất cả các quốc gia có nghĩa vụ phải tôn trọng quyền này phù hợp với các điều khoản của Hiến chương Liên hợp quốc …” là nội dung của nguyên tắc nào dưới đây?

A. Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền các quốc gia.

B. Nguyên tắc bình đẳng và tự quyết của các dân tộc.

C. Nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế.

D. Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với các quốc gia khác.

Câu 11. Ý nào sau đây không phải là vai trò của pháp luật quốc tế?

A. Là cơ sở để thiết lập các mối quan hệ ngoại giao, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia trên các lĩnh vực của đời sống quốc tế.

B. Là cơ sở để chấm dứt chiến tranh và xung đột sắc tộc, tôn giáo. 

C. Là cơ sở để giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia và chủ thể khác của pháp luật quốc tế.

D. Điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia hoặc giữa các chủ thể khác của pháp luật quốc tế phát sinh trong các lĩnh vực.

Câu 12. Pháp luật quốc tế là cơ sở để thực hiện nhiệm vụ nào dưới đây của các quốc gia?

A. Hợp tác giữa các quốc gia để tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh hàng công nghiệp.

B. Hợp tác giữa các công ty của các nước để phát triển kinh tế - thương mại trong các lĩnh vực.

C. Hợp tác giữa các quốc gia về kinh tế - thương mại, khoa học kĩ thuật, công nghệ, văn hóa, giáo dục và bảo vệ môi trường.

D. Hợp tác giữa các tổ chức quốc tế và phát triển sản xuất, kinh doanh, thương mại.

Câu 13. Lãnh thổ quốc gia là một phần của Trái Đất bao gồm

A. vùng núi đồi, rừng rậm, sông biên giới, đồng bằng của một quốc gia.

B. vùng đất, vùng nước, vùng trời, vùng lòng đất của một quốc gia.

C. biển cả, sông suối, sa mạc của một quốc gia.

D. nông thôn, thành phố, hải đảo của một quốc gia.

Câu 14. Ranh giới phân định lãnh thổ quốc gia này với lãnh thổ quốc gia khác hoặc với các vùng và quốc gia có chủ quyền trên biển là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Lãnh thổ quốc gia.

B. Biên giới quốc gia.

C. Chủ quyền quốc gia.

D. Giới hạn quốc gia.

Câu 15. Vùng biển nằm phía ngoài và tiếp liền nội thủy, có chiều rộng không vượt quá 12 hải lí tính từ đường cơ sở ra phí biển là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Vùng biển phía ngoài nội thủy.

B. Đường cơ sở của quốc gia ven biển.

C. Vùng biển tiếp liền nội thủy.

D. Lãnh hải của quốc gia ven biển.

Câu 16. “Hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích của công dân nước mình ở nước ngoài cũng như đại diện cho Nhà nước thực hiện sự giúp đỡ về mọi mặt cho công dân của nước mình đang ở nước ngoài” là nội dung của khái niệm nào? 

A. Bảo hộ công dân. 

B. Cư trú chính trị. 

C. Chế độ đãi ngộ quốc gia. 

D. Chế độ đãi ngộ tối huệ quốc. 

.....................................

PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. 

Câu 1. Đọc thông tin sau và chọn đúng hoặc sai vào mỗi đáp án a, b, c, d.

   Năm 2021, Chùa Đậu – di tích lịch sử được mệnh danh là “Danh lam đệ nhất trời Nam” bỗng nhiên bị làm mới. Công trình hàng nghìn năm tuổi với nhiều hạng mục được xây thêm, làm mới khiến nhiều người chua xót: Chùa Đậu giờ chỉ còn 1 năm tuổi, nhưng có người lại cho rằng, chỉ vài năm nữa, rêu xanh sẽ mọc lên và các hạng mục được xây mới, sửa chữa sẽ lại nhuốm màu cổ kính như xưa. Câu chuyện của Chùa Đậu được làm mới vốn không mới, nhưng lại xảy ra thường xuyên tại hầu hết các địa phương trong cả nước.

(Theo baovannghe.com.vn)

a. Với việc làm mới, Chùa Đậu chỉ mất đi vẻ cổ kính, nhưng thực tế vẫn giữ được lịch sử hàng nghìn năm.

b. Công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ bảo vệ di sản văn hóa bằng cách tranh cãi về việc nên/không nên làm mới các di tích lịch sử.

c. Nhiều hạng mục được xây thêm và làm mới khiến Chùa Đậu mất đi vẻ cổ kính là dấu hiệu công dân lạm dụng quyền bảo vệ di sản văn hóa.

d. Xử lí hành vi làm mới ở di tích lịch sử Chùa Đậu sẽ ngăn chặn được hiên tượng này ở hầu hết các địa phương khác.

Câu 2. Đọc các thông tin sau và chọn đúng hoặc sai vào mỗi đáp án a, b, c, d. 

         Do tranh chấp lãnh thổ nên xung đột vũ trang đã nổ ra giữa hai nước N và U. Sau khi nổ ra xung đột này, Liên hợp quốc đã thông qua Nghị quyết kêu gọi chấm dứt xung đột giữa hai nước và nhấn mạnh sự cần thiết phải tuân thủ pháp luật quốc tế. Hiến chương Liên hợp quốc, nhất là các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế. 

a. Cuộc xung đột vũ trang giữa hai nước N và U là sự vi phạm nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác. 

b. Trước những xung đột của hai nước N và U, Liên Hợp Quốc không có trách nhiệm can thiệp vào vấn đề xung đột giữa nước. 

c. Cuộc xung đột vũ trang giữa hai nước N và U là sự vi phạm nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong các quan hệ quốc tế. 

d. Hai nước N và U cần tuân thủ nguyên tắc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, bình đẳng về chủ quyền của các quốc gia. 

Câu 3. Đọc đoạn thông tin sau đây và chọn đúng hoặc sai vào mỗi đáp án a, b, c, d.

   Trong số các tàu cá vi phạm pháp luật ở nước ta thời gian qua có tàu vi phạm vì không có giấy phép khai thác nên bị xử phạt vi phạm hành chính, có tàu vi phạm vùng biển nước ngoài bị lực lượng chức năng nước ngoài bắt giữ. 

a. Trong số các tàu nêu trên, các tàu vi phạm vì không có giấy phép khai thác là vi phạm luật pháp quốc tế. 

b. Trong số các tàu nêu trên, các tàu vi phạm vùng biển nước ngoài bị lực lượng chức năng nước ngoài bắt giữ là vi phạm luật pháp quốc tế. 

c. Tàu vi phạm vì không có giấy phép khai thác nên bị xử phạt vi phạm hành chính là không tuân thủ pháp luật Việt Nam. 

.....................................

TRƯỜNG THPT ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II (2024 – 2025)

GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 12  –  KẾT NỐI TRI THỨC

.....................................

 

TRƯỜNG THPT .........

BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY

GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT – KẾT NỐI TRI THỨC

Thành phần năng lực

Cấp độ tư duy

PHẦN I

PHẦN II

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Điều chỉnh hành vi 

02

01

03

Tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội 

14

06

01

06

03

Giải quyết vấn đề và sáng tạo

04

TỔNG

16

6

2

0

6

10

TRƯỜNG THPT .........

BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II (2024 – 2025)

GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT – KẾT NỐI TRI THỨC

Nội dung

Cấp độ

Năng lực

Số ý/câu

Câu hỏi

Điều chỉnh hành vi 

Tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội 

Giải quyết vấn đề và sáng tạo 

TN nhiều đáp án

(số ý)

TN đúng sai

(số ý)

TN nhiều đáp án

(số ý)

 TN đúng sai 

(số ý)

CHỦ ĐỀ 8: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN VỀ VĂN HÓA, XÃ HỘI

24

16

24

16

Bài 13. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hóa, môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Nhận biết 

Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật và nêu tác hại, hậu quả của hành vi vi phạm về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hóa, môi trường và tài nguyên thiên nhiên. 

Phân tích được các hành vi vi phạm về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hóa, môi trường và tài nguyên thiên nhiên. 

4

C1, C2, C3, C4

Thông hiểu

Đánh giá được các hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hóa, môi trường và tài nguyên thiên nhiên bằng những hành vi phù hợp. 

2

C5, C6

Vận dụng 

Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong bảo vệ di sản văn hóa, môi trường và tài nguyên thiên nhiên bằng những hành vi phù hợp. 

4

C1a, C1b, C1c, C1d

CHỦ ĐỀ 9: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA LUẬT QUỐC TẾ

Bài 14. Một số vấn đề chung về luật pháp quốc tế 

Nhận biết 

Nêu được khái niệm, vai trò, các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế. 

Phân tích được một số hành vi vi phạm pháp luật Việt Bam và pháp luật quốc tế đơn giản. 

4

C7, C8, C9, C10

Thông hiểu

Nêu được mối quan hệ giữa luật pháp quốc tế và luật quốc gia. 

Đánh giá được một số hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế đơn giản. 

2

3

C11, C12

C2a, C2c, C2b

Vận dụng 

Có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp. 

1

C2d

Bài 15. Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và chủ quyền quốc gia 

Nhận biết 

Nêu được nội dung cơ bản của công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và biên giới quốc gia, các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của quốc gia. 

4

C13, C14, C15, C16

Thông hiểu 

Phân tích, đánh giá được một số hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế đơn giản. 

1

C17

Vận dụng 

Có ý thức chấp hành Công pháp về dân cư, lãnh thổ và chủ quyền quốc gia.  

4

C18

C2a, C2b, C2c, C2d

Bài 16. Nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại thế giới và hợp đồng thương mại quốc tế 

Nhận biết 

Nêu được nội dung cơ bản của Công pháp quốc tế về nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại Thế giới và hợp đồng thương mại quốc tế. 

4

C19, C20, C21, C22

Thông hiểu 

Phân tích, đánh giá được một số hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế đơn giản. 

1

3

C23

C4a, 4b, C4d

Vận dụng 

Có ý thức trong việc chấp hành các nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại Thế giới và hợp đồng Thương mại quốc tế. 

1

1

C24

C4c

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi Kinh tế pháp luật 12 Kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay