Đề thi giữa kì 1 hoạt động trải nghiệm 12 cánh diều (Đề số 3)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 12 cánh diều Giữa kì 1 Đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 giữa kì 1 môn HĐTN 12 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT…………... | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM - HƯỚNG NGHIỆP 12
– CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
ĐỀ BÀI
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 1 (0,5 điểm). Đâu là biểu hiện của sự hợp tác với mọi người trong hoạt động?
Lắng nghe và điều chỉnh thái độ, hành vi trong hoạt động cho phù hợp
Sẵn sàng chi tiền cho những cuộc chơi.
Bị động khi trao đổi để thực hiện nhiệm vụ được giao.
Không giúp đỡ người khác để hoàn thành nhiệm vụ.
Câu 2 (0,5 điểm). Đâu là biểu hiện của khả năng tư duy độc lập?
Bị lung lay bởi lời nói của người khác.
Sẵn sàng lắng nghe người khác nói.
Nghe theo lời người khác.
Đưa ra quan điểm, lập luận riêng.
Câu 3 (0,5 điểm). Đâu không phải là biểu hiện của tư duy độc lập khi thực hiện nhiệm vụ học tập?
Tự nghiên cứu, tự tìm tòi để đưa ra cách giải quyết tối ưu.
Lập luận để bảo vệ ý kiến của các bạn.
Tin tưởng vào quyết định của bản thân.
Không bị chi phối bởi những ý kiến khác nhau của các bạn.
Câu 4 (0,5 điểm). Đâu không phải là biểu hiện của sự đam mê?
Xác định được những việc cần làm để thành công trong lĩnh vực mà mình yêu thích.
Cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc khi được làm việc yêu thích.
Không học hỏi với niềm say mê để đạt kết quả tốt hơn.
Yêu thích, khát khao theo đuổi một lĩnh vực nào đó.
Câu 5 (0,5 điểm). Nguyên nhân nào dưới đây không dẫn đến mâu thuẫn trong mối quan hệ với các bạn?
Trêu đùa quá mức.
Hòa đồng.
Không giữ lời hứa.
Bất đồng ý kiến.
Câu 6 (0,5 điểm). Ý nào dưới đây không phải là biểu hiện của mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, các bạn?
Hợp tác với thầy cô, các bạn trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Gần gũi, thường xuyên trò chuyện, chia sẻ với thầy cô.
Chia sẻ vui, buồn cùng bạn.
Thái độ không hợp tác.
Câu 7 (0,5 điểm). Đề xuất cách tạo động lực cho nhân vật trong tình huống sau: “Tuần tới, trường của Bảo tổ chức diễn đàn về chủ đề “Phòng chống bạo lực học đường”. Bảo được phân công trình bày tham luận trước diễn đàn. Tính Bảo vốn nhút nhát, ngại đứng trước đám đông nên bạn không khỏi lo lắng”.
Theo em, Thanh nên làm thế nào để thể hiện phẩm chất ý chí của bản thân?
Bảo từ chối tham luận diễn đàn.
Bảo đứng sau sân khấu tham luận và nhờ bạn khác trình chiếu powerpoint.
Bảo tập thể dục để quên đi nỗi sợ.
Bảo nên tìm kiếm lời khuyên từ thầy cô và tập thuyết trình trước gương để tự tin thuyết trình trên sân khấu.
Câu 8 (0,5 điểm). Nhóm của Hằng được lớp giao nhiệm vụ chuẩn bị một tiểu phẩm để biểu diễn trong tiết Sinh hoạt dưới cờ. Tuy nhiên, ngay trước ngày biểu diễn thì một thành viên bị ốm. Nếu em là Hằng, em sẽ giải quyết như thế nào?
Thay đổi nội dung cho phù hợp với vị trí bị thiếu.
Thăm hỏi về tình trạng ốm, bệnh của thành viên nhóm, động viên bạn nghỉ ngơi để giữ gìn sức khoẻ.
Nếu có thể tìm được bạn thay thế thì tập trung các bạn lại để hướng dẫn cho người mới có thể hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ.
Vẫn bảo bạn hoàn thành tiết mục của lớp.
Câu 9 (0,5 điểm). Đâu không phải là cách hợp tác hiệu quả trong hoạt động chung?
Biết lắng nghe người khác.
Tham gia đóng góp ý tưởng hoạt động.
Tôn trọng các quyết định chung của nhóm.
Bảo thủ theo ý kiến của riêng mình.
Câu 10 (0,5 điểm). Câu ca dao, tục ngữ nào sau đây không thể hiện sự đoàn kết?
Ai ơi giữ chí cho bền/ Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai.
Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn.
Con chim khôn cả đàn cùng khôn, con chim dại cả đàn cùng dại.
Hợp quần gây sức mạnh.
Câu 11 (0,5 điểm). Đâu không phải là biểu hiện của sự trưởng thành?
Dám làm, dám chịu trách nhiệm đối với những việc mình làm.
Biết lắng nghe và thấu hiểu mọi người xung quanh để xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp.
Linh hoạt, sáng tạo để giải quyết các vấn đề gặp phải trong học tập và cuộc sống một cách hiệu quả.
Không kiểm soát được cảm xúc của bản thân.
Câu 12 (0,5 điểm). Ý nghĩa của việc thích ứng với sự thay đổi của bản thân là gì?
Được mọi người quan tâm nhiều hơn.
Mở rộng tầm nhìn về thế giới xung quanh.
Phát triển kĩ năng mềm.
Học hỏi được nhiều điều mới lạ từ gia đình.
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm). Em hãy thể hiện cách nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng các mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô và các bạn trong những trường hợp dưới đây:
Trường hợp a. Trong một dự án học tập của nhóm, em được phân công nhiệm vụ không phù hợp với khả năng của mình.
Trường hợp b. Em mới tham gia câu lạc bộ nghệ thuật của trường và được giao nhiệm vụ luyện tập mà em chưa biết cách thực hiện.
Câu 2 (1,0 điểm). Em hãy chỉ ra những biểu hiện và những thay đổi thể hiện sự trưởng thành của bản thân.
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THPT ............................
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 12
BỘ CÁNH DIỀU
Tên bài học | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Chủ đề 1: Xây dựng nhà trường và phát triển các mối quan hệ | 1 | 1 | 3 | 0 | 2 | 0 | 0 | 0 | 6 | 1 | 6,0 |
Chủ đề 2: Thay đổi để trưởng thành | 1 | 0 | 3 | 0 | 2 | 0 | 0 | 1 | 6 | 1 | 4,0 |
Tổng số câu TN/TL | 2 | 1 | 6 | 0 | 4 | 0 | 0 | 1 | 12 | 2 | 10,0 |
Điểm số | 1,0 | 3,0 | 3,0 | 0 | 2,0 | 0 | 0 | 1,0 | 6,0 | 4,0 | 10,0 |
Tổng số điểm | 4,0 điểm 40% | 3,0 điểm 30% | 2,0 điểm 20% | 1,0 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
TRƯỜNG THPT...........................
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)
MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 12
BỘ CÁNH DIỀU
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN | TL | |||
Chủ đề 1 | 6 | 1 | ||||
Xây dựng nhà trường và phát triển các mối quan hệ | Nhận biết | - Nhận biết được biểu hiện của sự hợp tác với mọi người trong hoạt động. - Thể hiện cách nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng các mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô và các bạn trong những trường hợp. | 1 | 1 | C1 | C1 (TL) |
Thông hiểu | - Xác định được ý không dẫn đến mâu thuẫn trong mối quan hệ với các bạn. - Biết được ý không phải là biểu hiện của mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, các bạn. - Xác định được ý không phải là cách hợp tác hiệu quả trong hoạt động chung. | 3 | C5, C6, C9 | |||
Vận dụng | - Biết ý nghĩa của việc hợp tác được với mọi người trong hoạt động. - Nhận biết được câu ca dao, tục ngữ không thể hiện sự đoàn kết. | 2 | C8, C10 | |||
Vận dụng cao | ||||||
Chủ đề 2 | 6 | 1 | ||||
Thay đổi để trưởng thành | Nhận biết | Nhận biết được biểu hiện của khả năng tư duy độc lập. | 1 | C2 | ||
Thông hiểu | - Xác định được ý không phải là biểu hiện của tư duy độc lập khi thực hiện nhiệm vụ học tập. - Xác định được nội dung không phải là biểu hiện của sự đam mê. - Biết được ý không phải là biểu hiện của sự trưởng thành. | 3 | C3, C4, C11 | |||
Vận dụng | - Xác định được cách tạo động lực cho nhân vật trong tình huống. - Nhận biết được Ý nghĩa của việc thích ứng với sự thay đổi của bản thân. | 1 | C7, C12 | |||
Vận dụng cao | Chỉ ra những biểu hiện và những thay đổi thể hiện sự trưởng thành của bản thân | 1 | C2 (TL) |