Đề thi giữa kì 1 hoạt động trải nghiệm 12 cánh diều (Đề số 2)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 12 cánh diều Giữa kì 1 Đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 giữa kì 1 môn HĐTN 12 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT…………... | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM - HƯỚNG NGHIỆP 12
– CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
ĐỀ BÀI
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 1 (0,5 điểm). Đâu là biểu hiện của mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, các bạn?
Cùng nhau giải quyết những bất đồng trong mối quan hệ với thầy cô, các bạn.
Thường xuyên gây gổ, cãi vã.
Quan tâm bạn bè và gia đình nhiều hơn.
Không chia sẻ những niềm vui nỗi buồn.
Câu 2 (0,5 điểm). Tự tin là gì?
Là sự nhẫn nại, cố gắng và quyết tâm để vươn lên, theo đuổi mục tiêu của mình, không bỏ cuộc trước những khó khăn và trở ngại.
Là cảm giác e sợ, lúng túng, vụng về khi ở xung quanh những người khác.
Là việc chúng ta dám đối đầu với mọi khó khăn, thử thách gây cản trở, làm khó dễ cho bản thân; dám lao vào làm những điều mà người khác e sợ.
Là khi bạn có một niềm tin vào bản thân, niềm tin rằng bản thân có khả năng đáp ứng những thách thức của cuộc sống và thành công — để từ đó sẵn sàng hành động phù hợp.
Câu 3 (0,5 điểm). Đâu không phải là cách rèn luyện khả năng tư duy độc lập?
Có kĩ năng thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau.
Tham gia tích cực vào các hoạt động và thử thách mới.
Tham gia các hoạt động hùng biện, tranh luận để học hỏi cách lập luận chặt chẽ.
Học cách tự đưa ra quyết định theo quan điểm của bản thân.
Câu 4 (0,5 điểm). Ý nào dưới đây nói không đúng về cách rèn luyện phẩm chất ý chí?
Xác định mục tiêu rõ ràng, chia nhỏ mục tiêu để đảm bảo thực hiện có hiệu quả.
Xây dựng kế hoạch hành động cụ thể, hợp lí.
Học hỏi từ những người có khác mục tiêu và quan điểm trong học tập.
Kiểm soát hành vi không có lợi cho việc thực hiện mục tiêu.
Câu 5 (0,5 điểm). Đâu không phải là ý nghĩa của hoạt động phát triển các mối quan hệ và xây dựng truyền thống nhà trường đối với cá nhân?
Hình thành, rèn luyện các kĩ năng sống và kĩ năng tổ chức hoạt động.
Tạo môi trường thân thiện trong nhà trường, xây dựng trường học hạnh phúc, lớp học hạnh phúc.
Có hiểu biết về truyền thống nhà trường và cách xây dựng truyền thống nhà trường.
Có cơ hội được thể hiện khả năng của bản thân trong những hoạt động cụ thể.
Câu 6 (0,5 điểm). Đâu không phải là ý nghĩa của hoạt động phát triển các mối quan hệ và xây dựng truyền thống nhà trường đối với tập thể?
Tạo được bầu không khí thân thiện và hợp tác trong tập thể.
Khai thác được trí tuệ, sức mạnh tập thể cho các hoạt động chung của nhà trường.
Phát huy truyền thống nhà trường.
Nhận được nhiều lời khuyên và sự giúp đỡ khi cần thiết.
Câu 7 (0,5 điểm). Năm nay sẽ là năm có nhiều biến động đối với H và các bạn của H. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, bạn thì đi học, bạn thì đi làm. H sẽ thi vào một trường đại học ở thành phố nhưng hiện tại, H chưa hình dung hết được những gì sẽ diễn ra trong tương lai, H biết rõ ràng đây là dấu mốc lớn gắn với sự thay đổi trong cuộc đời mình.
Nếu là H, em sẽ không làm điều gì?
Tìm hiểu môi trường của trường đại học.
Xác định những khó khăn có thể gặp khi học đại học.
Tìm hiểu kĩ về trường đại học, phương pháp học...; nơi ở (nếu phải xa nhà).
Lựa chọn thoải mái vui chơi và không suy nghĩ.
Câu 8 (0,5 điểm). Ý nghĩa của việc hoàn thành bài tập, nhiệm vụ được giao là gì?
Thể hiện sự nhiệt huyết đối với tập thể lớp và hưởng ứng sôi nổi với phong trào của các thầy cô giáo.
Thể hiện sự tôn trọng, vâng lời thầy cô giáo và giúp việc học tập của chính mình trở nên tốt hơn
Thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo.
Thể hiện sự tôn trọng, vâng lời thầy cô giáo và giúp việc học tập của chính mình trở nên tốt hơn.
Câu 9 (0,5 điểm). Đâu không phải là cách giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ với các bạn?
Tạo niềm tin cho bạn bằng việc làm cụ thể.
Lắng nghe, tôn trọng ý kiến của bạn.
Kiểm soát cảm xúc cá nhân.
Bác bỏ ý kiến của bạn.
Câu 10 (0,5 điểm). Trong tiết thực hành môn Hóa học, các bạn cùng nhóm với Khánh đang làm thí nghiệm thì Khánh mang bài tập Toán ra làm. Nếu em là bạn của Khánh, em sẽ đề xuất với Khánh cách phát triển mối quan hệ hòa đồng, hợp tác với thầy cô và các bạn như thế nào trong tình huống trên?
Nhẹ nhàng nhắc Khánh không nên làm bài tập môn Toán trong tiết thực hành môn Hóa học vì không những ảnh hưởng đến việc tiếp thu kiến thức của Khánh mà còn ảnh hưởng đến kết quả thực hành chung của nhóm, đặc biệt là tinh thần làm việc của nhóm và sự đánh giá của thầy cô.
Nghiêm khắc nhắc nhở Khánh không nên làm bài tập môn Toán trong tiết thực hành môn Hóa học vì đó là làm việc riêng trong giờ học và thông báo cho thầy cô biết.
Chỉ trích Khánh vì việc làm của Khánh làm ảnh hưởng đến kết quả của nhóm và sự đánh giá của thầy cô.
Mặc kệ Khánh và không quan tâm.
Câu 11 (0,5 điểm). Ý nào dưới đây không phải là cách điều chỉnh cảm xúc và ứng xử hợp lí trong những tình huống giao tiếp khác nhau?
Động viên, khích lệ bản thân và người khác.
Chấp nhận cảm xúc của bản thân và tìm cách để vượt qua.
Nhận diện những tình huống cần điều chỉnh cảm xúc.
Suy nghĩ theo hướng tiêu cực.
Câu 12 (0,5 điểm). Đâu không phải là ca dao, tục ngữ về ý chí nghị lực?
Có chí thì nên.
Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau.
Có cứng mới đứng đầu gió.
Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm). Em hãy nêu ý nghĩa của hoạt động phát triển các mối quan hệ và xây dựng truyền thống nhà trường đối với cá nhân và tập thể.
Câu 2 (1,0 điểm). Em hãy thể hiện ý chí của bản thân nếu em là nhân vật trong những trường hợp dưới đây:
Trường hợp a. An muốn nâng cao sức khoẻ thể lực và cải thiện vóc dáng của bản thân bằng việc chạy bộ mỗi ngày. Tuy nhiên, gần đây, có nhiều ngày thời tiết bất lợi, bạn bè An cũng hay rủ đi chơi.
Trường hợp b. Linh rất đam mê hội hoạ nên thường dành nhiều thời gian để vẽ và xem các buổi triển lãm tranh. Tuy nhiên, bố mẹ Linh không ủng hộ vì cho rằng điều này ảnh hưởng đến việc học tập, hơn nữa đây không phải lĩnh vực mà Linh sẽ phát triển nghề nghiệp sau này vì vậy không nên tốn nhiều thời gian.
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THPT ............................
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 12
BỘ CÁNH DIỀU
Tên bài học | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Chủ đề 1: Xây dựng nhà trường và phát triển các mối quan hệ | 1 | 1 | 3 | 0 | 2 | 0 | 0 | 0 | 6 | 1 | 6,0 |
Chủ đề 2: Thay đổi để trưởng thành | 1 | 0 | 3 | 0 | 2 | 0 | 0 | 1 | 6 | 1 | 4,0 |
Tổng số câu TN/TL | 2 | 1 | 6 | 0 | 4 | 0 | 0 | 1 | 12 | 2 | 10,0 |
Điểm số | 1,0 | 3,0 | 3,0 | 0 | 2,0 | 0 | 0 | 1,0 | 6,0 | 4,0 | 10,0 |
Tổng số điểm | 4,0 điểm 40% | 3,0 điểm 30% | 2,0 điểm 20% | 1,0 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
TRƯỜNG THPT...........................
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)
MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 12
BỘ CÁNH DIỀU
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN | TL | |||
Chủ đề 1 | 6 | 1 | ||||
Xây dựng nhà trường và phát triển các mối quan hệ | Nhận biết | - Nhận biết được biểu hiện của mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, các bạn. - Nêu ý nghĩa của hoạt động phát triển các mối quan hệ và xây dựng truyền thống nhà trường đối với cá nhân và tập thể. | 1 | 1 | C1 | C1 (TL) |
Thông hiểu | - Xác định được ý không phải là ý nghĩa của hoạt động phát triển các mối quan hệ và xây dựng truyền thống nhà trường đối với cá nhân. - Biết được ý không phải là ý nghĩa của hoạt động phát triển các mối quan hệ và xây dựng truyền thống nhà trường đối với tập thể. - Xác định được ý không phải là cách giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ với các bạn. | 3 | C5, C6, C9 | |||
Vận dụng | - Biết ý nghĩa của việc hoàn thành bài tập, nhiệm vụ được giao. - Thực hiện giải quyết mâu thuẫn với bạn bè trong trường hợp. | 2 | C8, C10 | |||
Vận dụng cao | ||||||
Chủ đề 2 | 6 | 1 | ||||
Thay đổi để trưởng thành | Nhận biết | Nhận biết được định nghĩa của tự tin. | 1 | C2 | ||
Thông hiểu | - Xác định được ý không phải là cách rèn luyện khả năng tư duy độc lập. - Xác định được nội dung không đúng về cách rèn luyện phẩm chất ý chí. - Biết được ý không phải là cách điều chỉnh cảm xúc và ứng xử hợp lí trong những tình huống giao tiếp khác nhau. | 3 | C3, C4, C11 | |||
Vận dụng | - Xác định được việc không nên làm để thích nghi với sự thay đổi trong cuộc sống. - Nhận biết được ý không phải là ca dao, tục ngữ về ý chí nghị lực. | 1 | C7, C12 | |||
Vận dụng cao | Thể hiện ý chí của bản thân nếu em là nhân vật trong những trường hợp. | 1 | C2 (TL) |